[Cập nhật] Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH: Quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH

24/01/2022
1453

Ngày 31/12/2021, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 36/2021/TT-BLĐTBXH, thay thế Thông tư số 23/2020/TT-BLĐTBXH, về việc quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2022 và các quy định áp dụng kể từ ngày 01/01/2022. 

Để quý độc giả nắm bắt nhanh được các quy định mới từ Thông tư này, MISA AMIS sẽ tóm tắt lại một cách ngắn gọn, súc tích các nội dung quan trọng liên quan đến doanh nghiệp trong bài viết này.

Thong tu 362021TT-BLĐTBXH dieu chinh tien luong
Cập nhật những điểm mới trong thông tư 362021TT-BLĐTBXH

1. Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với người lao động (NLĐ) đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm X

Mức điều chỉnh tiền lương đã BHXH của năm tương ứng

 

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng dưới đây:

Năm Trước

1995

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Mức điều chỉnh 5,10 4,33 4,09 3,96 3,68 3,53 3,58 3,59 3,46 3,35 3,11 2,87 2,67 2,47 2,01
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Mức điều chỉnh 1,88 1,72 1,45 1,33 1,25 1,20 1,19 1,16 1,12 1,08 1,05 1,02 1,00 1,00

So với Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH, Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH có mức điều chỉnh tiền lương cao hơn, cụ thể như sau:

Năm Trước

1995

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Chênh lệch mức điều chỉnh 0,09 0,08 0,07 0,07 0,07 0,07 0,06 0,06 0,06 0,06 0,05 0,05 0,05 0,05 0,04
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Chênh lệch mức điều chỉnh 0,04 0,03 0,03 0,03 0,03 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0

 

1.1. Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP bao gồm:

– NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi, hưởng BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022.

– Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022.

1.2. Lưu ý

Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Luong thang dong BHXH
Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH do nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng do người sử dụng lao động quyết định

2. Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

Thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với NLĐ đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH được điều chỉnh theo công thức sau:

Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm X Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng dưới đây:

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Mức điều chỉnh 2,01 1,88 1,72 1,45 1,33 1,25 1,20 1,19
Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Mức điều chỉnh 1,16 1,12 1,08 1,05 1,02 1,00 1,00

Mức điều chỉnh thu nhập tháng quy định tại Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH cao hơn so với Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Chênh lệch mức điều chỉnh 0,04 0,04 0,03 0,03 0,03 0,03 0,02 0,02
Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Chênh lệch mức điều chỉnh 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0

 

2.1. Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.

2.2. Lưu ý

Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc, vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện thì sẽ điều chỉnh như sau:

Tiêu chí Luật điều chỉnh
Thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện Điều 1 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH
Tiền lương tháng đã đóng BHXH bắt buộc Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH
Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH

(Căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần và trợ cấp tuất một lần)

Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.

 

MISA AMIS hy vọng qua bài viết tổng hợp các điểm cần lưu ý liên quan đến quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH được Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ban hành tại Thông tư số 36/2021/TT-BLĐTBXH ngày 31/12/2021 sẽ giúp các bạn cập nhật kịp thời được các thay đổi chính để thực hiện công việc liên quan đến lương và các khoản trích theo lương của người lao động trong năm 2022 ngày càng tốt hơn.

Tác giả: Trần Hải Nam

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả