Quản lý - điều hành Kỹ năng lãnh đạo 8 năng lực lãnh đạo quản lý cần thiết cho người đứng...

8 năng lực lãnh đạo quản lý sau là nền tảng và thước đo để đảm bảo các nhà lãnh đạo có thể tạo ra môi trường làm việc hiệu quả và bền vững. Nếu bạn muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi tại nơi làm việc của mình hoặc muốn cải thiện kỹ năng lãnh đạo hiện tại, thì hãy xem xét đánh giá năng lực lãnh đạo lõi của bản thân.

I. Năng lực lãnh đạo quản lý là gì?

Năng lực là tập hợp các khả năng, nguồn lực của một con người hay một tổ chức nhằm thực thi một công việc nào đó. Bởi vậy, về thực chất, năng lực của một con người là tập hợp những gì mà con người đó hiện có. (Theo Kathryn Barto & Graham Matthews, 2001).

Năng lực lãnh đạo quản lý là nền tảng và thước đo để đảm bảo các nhà lãnh đạo có thể tạo ra môi trường làm việc hiệu quả

Năng lực lãnh đạo là những kỹ năng và nguồn lực mà bạn có thể sở hữu, giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Năng lực của bạn sẽ làm tăng sự tin tưởng và cam kết đối với đội nhóm của bạn. 

Các nhà lãnh đạo giỏi sẽ truyền cảm hứng, khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên, từ đó thúc đẩy để cải thiện năng suất. Giá trị của một nhà lãnh đạo không chỉ được xác định bởi thành công của chính họ mà còn bởi thành công của toàn nhóm.

II. 8 năng lực lãnh đạo quản lý phổ biến nhất

1. Năng lực giao tiếp

Tất cả các nhà lãnh đạo phải có khả năng lắng nghe người khác, xử lý thông tin và giao tiếp hiệu quả. Trong năng lực giao tiếp, việc lắng nghe người khác cho phép các nhà lãnh đạo khuyến khích việc chia sẻ thông tin và ý tưởng, cũng như các mối quan tâm. Lắng nghe cởi mở với người khác là một trong những chìa khóa để quản lý hiệu quả hơn.

Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi thì việc xử lý thông tin là rất quan trọng. Người lãnh đạo có thể đi vào vấn đề, cân nhắc những ưu và khuyết điểm và đánh giá hậu quả trong phạm vi ngắn và dài hạn của các quyết định. Nó giúp các nhà lãnh đạo phát triển các kết luận hợp lý và rõ ràng.

Các nhà lãnh đạo phải thể hiện bản thân một cách rõ ràng bằng văn bản và lời nói. Họ phải giao tiếp ngắn gọn và nhất quán thẳng thắn khi chia sẻ thông tin và tầm nhìn của họ với người khác.

Năng lực lãnh đạo quản lý giao tiếp
Các nhà lãnh đạo phải có khả năng lắng nghe người khác, xử lý thông tin và giao tiếp hiệu quả

Một số mẫu câu người lãnh đạo không nên nói nhân viên khi trao đổi, hướng dẫn công việc:

  • “Người khác đang làm tốt hơn cậu.” – Câu này dễ khiến nhân sự cảm thấy xấu hổ, bị sỉ nhục thay vì thúc đẩy họ thay đổi.
  • “Mang cho tôi giải pháp chứ không không phải vấn đề.” –  Nhân viên cần được người quản lý thấu hiểu và định hướng giải quyết vấn đề kịp thời. Nếu người quản lý từ chối lắng nghe, về lâu dài họ sẽ giấu đi nhiều vấn đề phát sinh khác.
  • “Tôi không có bất kỳ góp ý nào cho bạn.” – Người quản lý nên tránh những câu nói thể hiện sự hời hợt, không quan tâm. Bạn cần phản hồi về cả điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên trong từng trường hợp.
  • “Em không cần biết lý do, cứ thực hiện đi.” – Trên thực tế, nhân viên cần hiểu rõ mục đích của công việc để có tinh thần, động lực cố gắng hơn.
  • “Tôi sẽ tự làm.” – Trong nhiều trường hợp, những câu nói thể hiện sự thiếu tin tưởng, không trao quyền sẽ khiến nhân viên cảm thấy mình bị đánh giá kém và nghi ngờ vào năng lực bản thân.
  • “Đó không phải lỗi của tôi.” hoặc “Đó là vấn đề của bạn” – Một nhà lãnh đạo chân chính sẽ không phủ nhận toàn bộ trách nhiệm. Hãy nhận lỗi và chịu trách nhiệm dẫn dắt đội ngũ khắc phục vấn đề.
  • “Tôi thất vọng về bạn.” – Bạn nên hạn chế việc giao tiếp theo hướng chỉ trích con người. Người quản lý chỉ được phản hồi về hành vi một cách khách quan, minh bạch và công tâm.

2. Năng lực quản lý

Các nhà lãnh đạo thành công tạo được sự tin tưởng, đưa ra định hướng và giao trách nhiệm cho nhân viên dưới quyền. Việc xây dựng và tạo dựng lòng tin cho phép một nhà lãnh đạo cho thấy họ có thể được tín nhiệm. Nó cũng cho thấy rằng họ là người trung thực và có đạo đức.

Các nhà lãnh đạo đưa ra định hướng bằng cách thiết lập các kỳ vọng rõ ràng và phát triển khối lượng công việc có thể quản lý được để hoàn thành các kỳ vọng đó.

Một nhà lãnh đạo phải có khả năng giao việc, ủy thác công việc cho những người thích hợp. 

Năng lực quản lý
Năng lực quản lý là đưa ra định hướng và giao trách nhiệm cho nhân viên dưới quyền

3. Năng lực thích ứng

Năng lực thích ứng là một trong 8 năng lực lãnh đạo quản lý lõi, năng lực này luôn có khả năng thích nghi với hoàn cảnh và suy nghĩ một cách sáng tạo. Điều chỉnh theo hoàn cảnh liên quan đến khả năng điều chỉnh phong cách làm việc đa dạng của mọi người và với các môi trường khác nhau. 

Các nhà lãnh đạo có năng lực sẽ biết cách đối phó với những thất bại một cách tích cực và chấp nhận sự thay đổi. Suy nghĩ sáng tạo mang lại cách tiếp cận giàu trí tưởng tượng cho công việc. Các nhà lãnh đạo có tư duy sáng tạo truyền cảm hứng cho sự đổi mới, chấp nhận rủi ro và giải quyết vấn đề một cách phù hợp nhất. 

4. Năng lực giải quyết xung đột

Xung đột trong đội nhóm không thể tránh khỏi ở nơi làm việc. Các nhà lãnh đạo cần có năng lực biết cách quản lý và giảm thiểu xung đột để duy trì một môi trường làm việc dễ chịu và hiệu quả. Quản lý xung đột là một kỹ năng quan trọng để sử dụng ở cả nơi làm việc bởi hợp tác là bước đầu tiên trong bất kỳ dự án nhóm nào.

Nâng lực giải quyết xung đột
Quản lý xung đột là một kỹ năng quan trọng để sử dụng ở cả nơi làm việc

Xây dựng mối quan hệ cũng được coi là một trong các năng lực quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo. Lãnh đạo phải thể hiện những quyết định công bằng và khôn khéo khi đưa ra lời nhận xét, luôn bình tĩnh để dung hòa các mối quan hệ.

Các nhà lãnh đạo phải giải quyết xung đột một cách công bằng và trên tinh thần hợp tác. Họ phải xây dựng một sự đồng thuận và dẫn dắt các nhóm với những mục tiêu phù hợp.

Xem thêm: Cách giải quyết xung đột nhóm – Tips và chiến lược cho nhà quản lý

5. Quản lý công việc hiệu quả

Quản lý công việc liên quan đến năng lực của nhà lãnh đạo. Quản lý công việc hiệu quả có nghĩa là một nhà lãnh đạo tận dụng công nghệ hiện tại và sử dụng khôn ngoan các nguồn lực bên ngoài. Các nhà lãnh đạo tránh sự trì hoãn và đặt ra các ưu tiên.

Người lãnh đạo đã nắm vững các nguyên tắc cơ bản của công việc. Người lãnh đạo này có thể áp dụng các phương pháp mới và thay đổi khi thực hiện các nhiệm vụ mới. Điều này nhằm nâng cao hiệu suất của nhân viên dưới quyền, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

6. Hành động kịp thời

Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ biết khi nào là thời điểm thích hợp để bắt đầu hành động. Các nhà lãnh đạo xử lý vấn đề một cách quyết đoán và đưa ra các quyết định kịp thời cũng như chắc chắn.

Các nhà lãnh đạo hành động để giúp nhóm đạt được kết quả. Người lãnh đạo phải biết cách vượt qua những trở ngại để đạt được thành tích và đặt ra những tiêu chuẩn cao có tác động tích cực đến tổ chức.

Hành động kịp thời
Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ biết khi nào là thời điểm thích hợp để bắt đầu hành động.

7. Phát triển những người khác

Các nhà lãnh đạo cần trau dồi tài năng cá nhân và tạo động lực thành công cho người khác. Những nhà lãnh đạo thành công trong việc nuôi dưỡng tài năng là những người có hiệu quả trong việc huấn luyện và đào tạo. Điều này cũng thể hiện nhà lãnh đạo đưa ra phản hồi khách quan về hiệu suất một cách kịp thời.

Là một nhà lãnh đạo, phải có khả năng công nhận sự nỗ lực và thành quả của người khác, có một thái độ nhiệt tình, ảnh hưởng tích cực đến những người hợp tác xung quanh.

8. Làm chủ cá nhân

Người lãnh đạo làm chủ bản thân tìm kiếm sự cải tiến và thể hiện cam kết cá nhân. Nhà lãnh đạo học được những bài học tích cực từ những sai lầm, chấp nhận những lời chỉ trích mang tính xây dựng, và theo đuổi các nguồn lực để cải thiện và phát triển một cách chuyên nghiệp. 

Các nhà lãnh đạo cần có mức độ cam kết cao để thành công và duy trì một mức năng lượng cao, kiên trì và luôn tích cực.

8 năng lực lãnh đạo quản lý này cung cấp một cách tiếp cận có hệ thống để phát triển năng lực lãnh đạo cá nhân. Các nhà lãnh đạo giỏi sẽ liên tục phát triển những năng lực này của họ.

Làm chủ cá nhân
Người lãnh đạo làm chủ bản thân tìm kiếm sự cải tiến và thể hiện cam kết cá nhân
Bạn đang gặp khó khăn trong quản lý doanh nghiệp ?QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

III. Nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý như thế nào?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự thay đổi khó lường, các nhà lãnh đạo và quản lý cần có tầm nhìn xa trông rộng và biết cách chỉ đạo, thực hiện và hỗ trợ các chương trình, kế hoạch đổi mới một cách hiệu quả. Để nâng cao năng lực quản lý lãnh đạo, cần tập trung các giải pháp sau: 

  • Nâng cao kiến ​​thức công nghệ 4.0 để điều hành thành công công ty và doanh nghiệp của mình.
  • Nghiên cứu, tiếp cận kiến ​​thức mới và xây dựng chiến lược dài hạn nhằm mở rộng quan hệ đối tác kinh doanh.
  • Nâng cao kỹ năng lãnh đạo và quản lý bằng ứng dụng hiện đại, công nghệ thông tin.
  • Các khóa đào tạo chuyên gia (đào tạo lại, đào tạo thêm hoặc đào tạo nâng cao) để nâng cao kỹ năng quản lý của lãnh đạo.
  • Nếu bạn muốn nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý, bạn cần tham gia các khóa học kỹ năng mềm và ngoại ngữ.

MISA AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý theo dõi tiến độ, báo cáo của các dự án, công việc một cách nhanh chóng, chính xác. Phần mềm đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản lý công việc, dự án tại bất cứ đâu cho doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất, dịch vụ, xây lắp, giáo dục,….

MISA AMIS Công việc cho phép người quản lý tối ưu những hoạt động sau:

  • Giao việc và cập nhật tiến độ công việc của từng cá nhân, dự án trên phần mềm nhanh chóng
  • Theo dõi báo cáo đa chiều để đánh giá năng lực và hiệu quả làm việc của nhân viên một cách chính xác, ra quyết định dựa trên dữ liệu
  • Tự động hóa quy trình phối hợp liên ban, tiết kiệm thời gian chờ đợi phê duyệt và gia tăng tốc độ phục vụ khách hàng

 

Một nhà lãnh đạo giỏi có thể tạo ra mọi sự khác biệt cho một công ty hoặc tổ chức. Các nhà lãnh đạo có năng lực làm tăng năng suất, cải thiện tinh thần tại nơi làm việc và truyền cảm hứng cho nhóm. Nỗ lực cải thiện các năng lực được chia sẻ trong bài viết 8 năng lực lãnh đạo quản lý này có thể giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo có năng lực và quản lý hiệu quả hơn.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Câu hỏi thường gặp
  • Năng lực lãnh đạo quản lý là gì?
  • Năng lực là tập hợp các khả năng, nguồn lực của một con người hay một tổ chức nhằm thực thi một công việc nào đó. Bởi vậy, về thực chất, năng lực của một con người là tập hợp những gì mà con người đó hiện có. (Theo Kathryn Barto & Graham Matthews, 2001).
    Năng lực giao tiếp, Năng lực quản lý, Năng lực thích ứng, Năng lực giải quyết xung đột, Quản lý công việc hiệu quả, Hành động kịp thời, Phát triển những người khác, Làm chủ cá nhân
    Nâng cao kiến ​​thức công nghệ , Nghiên cứu, tiếp cận kiến ​​thức mới và xây dựng chiến lược dài hạn , Các khóa đào tạo chuyên gia (đào tạo lại, đào tạo thêm hoặc đào tạo nâng cao) để nâng cao kỹ năng quản lý của lãnh đạo, Tham gia các khóa học kỹ năng mềm và ngoại ngữ.