Quản lý - điều hành Kỹ năng lãnh đạo 5 bước nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc của người...

Nếu mong muốn trở thành người dẫn dắt đội ngũ, doanh nghiệp, bạn cần phải có kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo. Kỹ năng này giúp bạn huấn luyện đội nhóm thành công, giảm thiểu căng thẳng, đưa ra phản hồi và cộng tác hiệu quả với mọi người.

Kỹ năng quản lý cảm xúc còn được gọi là trí tuệ cảm xúc và là một trong những kỹ năng được tìm kiếm nhiều nhất ở nơi làm việc. Theo nghiên cứu, 71% doanh nghiệp coi trọng trí tuệ cảm xúc hơn yếu tố kỹ thuật khi đánh giá nhân sự ở vị trí quản lý, lãnh đạo.

kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo là gì
Khám phá cách thức nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo

I. Thế nào là kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo?

“Người lãnh đạo thông minh không chỉ quản lý công việc, mà còn quản lý cảm xúc. Họ biết cách điều chỉnh và sử dụng cảm xúc để tạo nên một môi trường làm việc đầy động lực và đồng hành cùng đội ngũ.” – John C. Maxwell 

Kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo là việc nhận biết, điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác trong môi trường làm việc. Điều này đòi hỏi khả năng tự quản lý, tự kiểm soát cảm xúc cá nhân để đạt được hiệu quả trong quá trình lãnh đạo và giao tiếp. 

Kỹ năng này bao gồm sự đồng cảm, kỹ năng xã hội, khả năng tự nhận thức, tự điều chỉnh và tạo động lực.

Xem thêm: 12 kỹ năng mềm nhà quản lý cần có – Hướng dẫn nhanh và chi tiết nhất

II. Dấu hiệu nhận biết kỹ năng quản lý cảm xúc kém 

Thiếu hụt các kỹ năng cảm xúc quan trọng có thể dẫn đến xung đột tại nơi làm việc. Mọi người phát sinh hiểu lầm do không hiểu được cảm xúc của đồng nghiệp, cấp dưới.

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của quản lý cảm xúc kém là khó quản lý tính cá nhân, hay thể hiện cảm xúc mạnh. Bạn có thể dễ dàng nổi nóng, bất mãn về một vấn đề thay vì bình tình tìm cách giải quyết khó khăn. 

Hãy xem xét lại các mối quan hệ với đồng nghiệp, đồng nghiệp để xác định khả năng quản lý cảm xúc của bạn: 

  • Các cuộc trò chuyện của bạn có thường xuyên căng thẳng không? 
  • Bạn có liên tục đổ lỗi cho người khác khi dự án không diễn ra như kế hoạch không? 
  • Bạn có dễ bộc phát cảm xúc cá nhân không? 

Nếu câu trả lời là có, bạn cần trau dồi thêm các kỹ năng xã hội để hiểu và thực hành sự đồng cảm cũng như điều chính hành vi tốt hơn.

III. Tại sao nhà lãnh đạo cần quản lý cảm xúc

Kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo sẽ đem lại những giá trị sau: 

  • Tạo sự ổn định, an yên cho chính mình và mọi người: Khi ổn định cảm xúc của mình, nhà lãnh đạo sẽ tạo ra một môi trường làm việc ổn định, tích cực cho đội ngũ. Nhân viên cảm thấy an tâm và tự tin hơn trong công việc, từ đó tăng cường tinh thần hứng khởi và hiệu suất làm việc.
  • Truyền cảm hứng tích cực: Nhà lãnh đạo có khả năng quản lý cảm xúc có thể truyền cảm hứng, động viên nhân viên. Quản lý đạt được sự cam kết cao từ các thành viên và mọi người trong nhóm hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn.
  • Giải quyết xung đột: Quản lý cảm xúc giúp người lãnh đạo phát triển các phương pháp và kỹ thuật để đối phó với tình huống căng thẳng và xung đột.  Nhờ đó nhà lãnh đạo xử lý xung đột một cách mềm mỏng, không ảnh hưởng đến lợi ích chung. 
  • Xây dựng quan hệ gắn bó, thân thiết: Nhà lãnh đạo có khả năng quản lý cảm xúc sẽ xây dựng được mối quan hệ tốt với nhân viên và đồng nghiệp. Nó tạo nên môi trường làm việc văn minh, hỗ trợ và đồng lòng.
Tặng bạn: [eBook] Phong cách lãnh đạo 2023: Lựa chọn nào cho bạn?

IV. 5 đặc điểm của kỹ năng quản lý cảm xúc

1. Tự nhận thức

Bạn nên nhận ra cảm xúc của mình ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào. Bạn thừa nhận cái tôi của mình và nhận thức được cả điểm mạnh, điểm yếu của mình. 

Nhà lãnh đạo cần đảm bảo cái tôi cùng đặc điểm cá nhân của mình hoạt động vì lợi ích của tổ chức. Vì vậy, đừng phản ứng ngay với các tình huống khó khăn. Hãy dành thời gian suy nghĩ, bình tĩnh để phản ứng sáng suốt trong mọi trường hợp.   

2. Tự điều chỉnh

Hãy tưởng tượng bạn là ông chủ của chính mình – cứng rắn nhưng công bằng. Bạn phải luôn kiểm soát được cảm xúc của mình, không đả kích hay làm tổn hại đến cảm xúc của mọi người. 

kỹ năng quản lý cảm xúc cốt lõi của nhà lãnh đạo
Các năng lực cốt lõi giúp quản lý cảm xúc hiệu quả

Khi bạn bình tĩnh, những người xung quanh cũng yên tâm và có động lực để hành động tích cực. Khi bạn quản trị bản thân nghiêm túc cũng như hành động phù hợp, bạn đang đề cao đạo đức tổ chức và làm gương cho nhân sự. 

Đặc biệt, việc duy trì phản ứng bình tĩnh trước áp lực còn góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn.  

3. Động lực bên trong

Nhà lãnh đạo có động lực thường đặt ra tiêu chuẩn làm việc cao cho bản thân và hướng tới mục tiêu nhất quán. Nhà lãnh đạo biết quản lý cảm xúc cũng hiểu được điều gì khiến nhân viên và đồng nghiệp của họ chú ý. Đồng thời có thể thúc đẩy mọi người tìm ra động lực riêng để làm việc hết khả năng.

4. Sự đồng cảm

Là một nhà lãnh đạo có sự đồng cảm, bạn có thể đặt mình vào vị trí của người khác. Khả năng này giúp bạn phát triển nhân sự trong nhóm, đưa ra những phản hồi quan trọng một cách khôn ngoan và trở thành người biết lắng nghe. 

Khi đội ngũ cần một người dẫn dắt nhanh nhạy, bạn dễ dàng giúp họ giải quyết các tình huống khó khăn.

Một nhà lãnh đạo đồng cảm xây dựng bầu không khí làm việc tích cực dựa trên lòng trung thành và sự tôn trọng.

Mẹo để cải thiện sự đồng cảm với tư cách là một nhà lãnh đạo: thể hiện sự thấu hiểu với đối phương qua lời nói, ánh mắt, hành động 

Sự im lặng kéo dài, tiếng thở dài của một nhân viên hoặc biểu hiện mệt mỏi, chán nản… đều là những dấu hiệu cần quan tâm. Trên cương vị lãnh đạo, hãy cố gắng đáp lại những tín hiệu phi ngôn ngữ này, xoa dịu những cảm xúc đằng sau chúng. 

Hãy cho nhân viên cơ hội bày tỏ vấn đề hoặc mong muốn mà họ đang gặp phải. Hãy cùng họ tìm ra giải pháp.

5. Quản lý mối quan hệ

Quản lý mối quan hệ đề cập đến khả năng gây ảnh hưởng, huấn luyện và cố vấn cũng như giải quyết xung đột. Một số người muốn tránh xung đột song điều quan trọng là phải giải quyết đúng đắn các vấn đề khi chúng phát sinh. 

Nghiên cứu cho thấy, mọi xung đột không được giải quyết nhanh chóng có thể lãng phí khoảng tám giờ của công ty vào những cuộc nói chuyện và các hoạt động không hiệu quả khác.

Để giữ cho nhóm của mình luôn hài hòa, hợp tác, bạn cần có những cuộc trò chuyện tôn trọng, cởi mở. Trong một cuộc khảo sát gần đây của Hiệp hội Quản lý Nhân sự, 72% nhân viên xếp “sự đối xử tôn trọng với tất cả nhân viên ở mọi cấp độ” là yếu tố cần thiết nhất trong công việc. 

Đọc ngay: Kỹ năng tạo động lực cho nhân viên – Kỹ năng sống còn của nhà quản lý

V. Bí quyết quản lý cảm xúc hiệu quả 

Dưới đây là một số kỹ thuật bạn có thể sử dụng để phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo: 

1. Điều chỉnh hành động của cơ thể

Bạn cần nhận ra tín hiệu cảm xúc từ cơ thể và điều chỉnh nó thông qua việc thực hiện hơi thở sâu, điều chỉnh tư thế dễ chịu. Cách này giúp bạn điều hòa cảm xúc, lấy lại sự tự tin trong giao tiếp và gửi thông điệp cảm xúc tích cực đến nhân viên.

bí quyết quản lý cảm xúc của người lãnh đạo
Các cách quản lý cảm xúc người lãnh đạo cần biết

2. Tự nhận thức và tự quản lý

Để quản lý cảm xúc hiệu quả, nhà lãnh đạo phải tự nhận thức về cảm xúc của mình. bạn nên hiểu rõ nguyên nhân và tác động của cảm xúc đối với hành vi và quyết định của mình. Nhờ vậy, bạn có thể tránh những phản ứng không kiểm soát cũng như đưa ra những quyết định tỉnh táo, đúng đắn.

3. Phát triển khả năng tự đồng cảm

Tự đồng cảm là khả năng hiểu và cảm thông với cảm xúc của người khác. Nhà lãnh đạo có thể phát triển khả năng này bằng cách lắng nghe chân thành, thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện cho nhân viên chia sẻ cảm xúc của mình. Qua đó, bạn xây dựng được mối quan hệ tốt hơn và tạo ra một môi trường làm việc đáng tin cậy.

4. Đào tạo và phát triển

Nhà lãnh đạo có thể tăng cường kỹ năng quản lý cảm xúc của mình thông qua việc tham gia các khóa đào tạo hay gặp gỡ chuyên gia. Các khóa học về quản lý cảm xúc, giao tiếp hiệu quả đều có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cách quản lý và tận dụng cảm xúc trong công việc.

5. Xây dựng môi trường làm việc tích cực

Nhà lãnh đạo tạo ra một môi trường làm việc tích cực thông qua sự tôn trọng, công bằng và đồng lòng. Khi khuyến khích sự tham gia và sáng tạo liên tục, bạn có thể tạo động lực bứt phá cho toàn bộ đội ngũ

VI. Kết luận 

Dù bạn vô cùng xuất sắc về mặt chuyên môn nhưng nếu không thể giao tiếp hiệu quả hoặc cộng tác hài hòa với mọi người thì vẫn không thể phát triển công việc. Chính vì vậy, đừng bỏ qua việc phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc của người lãnh đạo để xây dựng đội ngũ, hoàn thành mục tiêu và thăng tiến hơn trong sự nghiệp. 

Phong cách lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp và tổ chức. Mỗi nhà lãnh đạo, quản lý cần phải rèn luyện và trau dồi phong cách lãnh đạo của mình để nâng cao kỹ năng quản lý và điều hành doanh nghiệp hiệu quả. MISA AMIS trân trọng gửi đến bạn Ebook chuyên sâu:

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]