Ra quyết định dựa trên dữ liệu: Chìa khóa thành công cho CEO thời đại công nghệ

24/06/2024
297

Những tiến bộ nhanh chóng của công nghệ và sự bùng nổ của dữ liệu đã thay đổi cách thức hoạt động của hàng triệu tổ chức. Các công ty ngày càng đầu tư nhiều hơn vào việc xây dựng hệ thống dữ liệu – “mỏ vàng mới” của doanh nghiệp. Để tận dụng được nguồn tài nguyên này, các CEO hiện đại cần hiểu rằng việc ra quyết định dựa trên dữ liệu giờ đây không chỉ là xu hướng mà còn là một yêu cầu chiến lược.

Bài viết này sẽ giúp các nhà lãnh đạo hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc ra quyết định dựa trên dữ liệu và cách xây dựng văn hóa dữ liệu trong doanh nghiệp hiệu quả.

1. Ra quyết định dựa trên dữ liệu là gì?

Ra quyết định dựa trên dữ liệu (Data-Driven Decision Making) là quá trình sử dụng dữ liệu thực tế và thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau để phân tích và đưa ra các quyết định kinh doanh. Thay vì dựa vào trực giác, kinh nghiệm cá nhân hoặc phỏng đoán, các quyết định này được hỗ trợ bởi bằng chứng cụ thể và phân tích khoa học. 

Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu là nguồn tài nguyên quý giá. Việc sử dụng dữ liệu giúp các nhà lãnh đạo có cái nhìn toàn diện về tình hình thực tế, từ đó đưa ra các quyết định chính xác và hiệu quả hơn.

TẢI MIỄN PHÍ: 10 BIỂU MẪU & DASHBOARD GIÚP CEO KIỂM SOÁT QUY TRÌNH VÀ HIỆU SUẤT LÀM VIỆC TỔNG THỂ

2. Lợi ích của việc ra quyết định dựa trên dữ liệu

Theo một cuộc khảo sát của Deloitte, 49% số người tham gia cho biết dữ liệu giúp họ ra quyết định hiệu quả hơn, 16% nói rằng dữ liệu hỗ trợ tốt cho những chiến lược quan trọng, 10% nhận thấy dữ liệu giúp cải thiện mối quan hệ với khách hàng và đối tác kinh doanh. Với sự hỗ trợ của dữ liệu, nhà lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định sau:

  • Làm thế nào để thúc đẩy lợi nhuận và doanh số bán hàng
  • Dự đoán xu hướng: marketing, nhu cầu khách hàng trong tương lai
  • Làm thế nào để tối ưu hóa bộ máy vận hành 
  • Cách để cải thiện hiệu suất của nhân viên và đội nhóm…

Trong môi trường kinh doanh có nhịp độ nhanh ngày nay, việc đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và chính xác là điều vô cùng quan trọng. Đối với các CEO, việc tận dụng được dữ liệu để ra quyết định có thể giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và thúc đẩy sự đổi mới. Dưới đây là một số lợi ích chính của việc ra quyết định dựa trên dữ liệu:

2.1. Tăng tính khách quan và độ chính xác

Với vai trò lãnh đạo và dẫn dắt toàn bộ đội ngũ, các CEO thường phải đối mặt với những quyết định quan trọng có tác động lớn tới doanh nghiệp. Thay vì dựa vào trực giác, nhà lãnh đạo có thể ra quyết định dựa trên dữ liệu – được hỗ trợ bởi những con số cụ thể và thông tin khách quan. Điều này sẽ hạn chế được thành kiến ​​và giả định cá nhân, từ đó CEO có thể đưa ra các quyết định chính xác và hiệu quả hơn. 

Ví dụ, Amazon nhận thấy rằng một trong những rào cản lớn nhất khiến khách hàng không mua hàng thường xuyên là do chi phí vận chuyển. Do đó vào năm 2005, tập đoàn này ra mắt Amazon Prime – dịch vụ giao hàng miễn phí trong hai ngày với mức phí định kỳ hàng năm. 

Để đưa ra quyết định này, Jeff Bezos – CEO Amazon và đội ngũ của ông đã dựa trên phân tích dữ liệu kỹ lưỡng. Mặc dù chi phí giao hàng miễn phí có thể làm giảm lợi nhuận ngắn hạn, nhưng các mô hình dự báo tài chính và hành vi cho rằng sự gia tăng về số lượng đơn hàng và mức độ trung thành của khách hàng sẽ bù đắp cho chi phí này trong dài hạn. 

Amazon Prime đã trở thành một thành công lớn, thu hút hàng triệu thành viên trên toàn thế giới. Khách hàng Prime chi tiêu nhiều hơn và mức độ trung thành của họ cũng cao hơn. Điều này không chỉ giúp Amazon tăng trưởng doanh thu mà còn củng cố vị thế trên thị trường bán lẻ trực tuyến toàn cầu.

2.2. Quản lý rủi ro hiệu quả

Quản lý rủi ro là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của CEO. Rủi ro có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như tài chính, pháp lý, kinh doanh… Dữ liệu cung cấp thông tin về các yếu tố có thể gây ra rủi ro, giúp CEO nhận diện được dấu hiệu cảnh báo sớm về những rủi ro tiềm ẩn trước khi chúng trở thành vấn đề nghiêm trọng. Từ đó ban lãnh đạo công ty có thể đưa ra kịp thời những biện pháp phòng ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro hiệu quả, duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Ví dụ, một công ty tài chính có thể sử dụng dữ liệu để theo dõi các giao dịch và phát hiện hoạt động bất thường. Hệ thống cảnh báo sớm được thiết lập sẽ giúp CEO phát hiện kịp thời các dấu hiệu gian lận tài chính, sau đó đưa ra các biện pháp ngăn chặn trước khi tổn thất xảy ra.

2.3. Xây dựng chiến lược dài hạn

Việc ra quyết định dựa trên dữ liệu giúp CEO lập chiến lược hiệu quả hơn bằng cách cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời về thị trường, khách hàng, hoạt động kinh doanh… Thông qua phân tích dữ liệu, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn xu hướng tiêu dùng, phát hiện các cơ hội tiềm năng mới và dự đoán những thách thức sắp tới. 

Ngoài ra, dựa vào dữ liệu sẵn có, CEO có thể tìm ra cách tối ưu hóa nguồn lực, phân bổ ngân sách và nhân sự hợp lý hơn, góp phần vào việc tạo lập các chiến lược đúng đắn cho doanh nghiệp.

Mời bạn đọc dùng thử miễn phí MISA AMIS – nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp hợp nhất và quản lý toàn bộ dữ liệu tập trung. Từ đó, CEO và quản lý dễ dàng đưa ra các quyết định điều hành chính xác, kịp thời.


3. Làm thế nào để CEO ra quyết định dựa trên dữ liệu hiệu quả?

Để ra quyết định dựa trên dữ liệu một cách hiệu quả, CEO cần tuân thủ một quy trình có hệ thống và khoa học. Dưới đây là 6 bước kèm ví dụ cụ thể giúp nhà lãnh đạo tận dụng tối đa dữ liệu trong việc đưa ra quyết định:

Bước 1: Xác định vấn đề hoặc mục tiêu

Trước tiên, CEO cần xác định rõ vấn đề cần giải quyết hoặc mục tiêu cần đạt được. Điều này giúp định hướng cho quá trình thu thập và phân tích dữ liệu.

Ví dụ: CEO công ty bán lẻ A muốn tăng doanh số bán hàng trong quý 3 năm 2024. Mục tiêu cụ thể là tăng 10% doanh số so với quý trước. Công ty A sẽ cần thu thập các dữ liệu như doanh số theo ngày, tuần, tháng để nhận diện xu hướng và mùa cao điểm; hoặc thông tin về khách hàng như độ tuổi, giới tính, hành vi mua sắm, tần suất mua hàng…

Bước 2: Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu liên quan từ nhiều nguồn khác nhau như hệ thống quản lý doanh nghiệp (ERP), dữ liệu khách hàng (CRM), báo cáo tài chính. Các nguồn dữ liệu bên ngoài như xu hướng thị trường và đối thủ cạnh tranh cũng là nguồn thông tin cần quan tâm.

Ví dụ: Sau khi xác định được mục tiêu ở bước 1, CEO và đội ngũ tiến hành thu thập dữ liệu từ các kênh bán hàng trực tuyến, cửa hàng, khảo sát khách hàng hay dữ liệu từ các công ty nghiên cứu thị trường.

Bước 3: Chuẩn hóa dữ liệu

Dữ liệu thu thập được thường không đồng nhất và có thể chứa nhiều lỗi. Các CEO cần đảm bảo rằng dữ liệu được làm sạch (loại bỏ dữ liệu lỗi, trùng lặp) và tích hợp (kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn thành một hệ thống nhất).

Ví dụ: Công ty A có thể sử dụng các công cụ phần mềm để làm sạch dữ liệu bán hàng, loại bỏ các mục trùng lặp hoặc không chính xác, sau đó tích hợp dữ liệu từ các cửa hàng và kênh trực tuyến vào một cơ sở dữ liệu duy nhất.

Bước 4: Phân tích và trực quan hóa dữ liệu

Sử dụng các công cụ như phân tích thống kê, mô hình dự báo, học máy (machine learning) để khám phá xu hướng và mối quan hệ trong dữ liệu. Các phân tích này giúp CEO hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại và dự đoán các kịch bản trong tương lai.

Những kết quả phân tích này cần được diễn giải và trình bày một cách trực quan để CEO dễ hiểu và ra quyết định. Các công cụ như biểu đồ, bảng điều khiển (dashboard) có thể đáp ứng tốt điều kiện này.

Ví dụ: Công ty sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu để phát hiện xu hướng mua sắm của khách hàng: sản phẩm nào bán chạy nhất, thời gian mua sắm cao điểm, các yếu tố thúc đẩy hành vi mua hàng… Bên cạnh đó, CEO có thể theo dõi các chỉ số kinh doanh quan trọng như doanh số bán hàng theo ngày, tuần, tháng rồi so sánh với mục tiêu đề ra.

Bước 5: Ra quyết định và hành động

Dựa trên các phân tích và thông tin đã thu thập được, CEO đưa ra quyết định dựa trên những dữ liệu này. Quyết định này cần phải dựa trên thông tin chính xác, có cơ sở và hướng tới mục tiêu đã xác định. Việc thực thi quyết định cần đảm bảo đồng bộ và thống nhất.

Ví dụ: CEO công ty A quyết định tăng cường các chiến dịch quảng cáo vào khung giờ cao điểm là 19h – 20h và đẩy mạnh giảm giá các sản phẩm đang bán chạy.

Bước 6: Theo dõi, điều chỉnh và đánh giá

Khi quyết định được thực thi, nhà lãnh đạo cần liên tục theo dõi và đánh giá hiệu quả của quyết định đó để điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết. Dựa vào kết quả, CEO sẽ đánh giá toàn bộ quá trình và rút ra bài học kinh nghiệm để cải thiện cho những lần ra quyết định sau.

Ví dụ: CEO công ty A giám sát việc thực hiện chiến dịch quảng cáo và chương trình khuyến mãi, thường xuyên xem xét dữ liệu bán hàng để điều chỉnh nếu cần. Sau khi kết thúc chiến dịch, ban lãnh đạo cần tổng kết để đánh giá hiệu quả, nhận diện những điểm mạnh và yếu, đồng thời đưa ra cải tiến cho tương lai.

Để dữ liệu trở thành nền tảng cho các quyết định của CEO, doanh nghiệp cần phải xây dựng “văn hóa dữ liệu”. Điều này đòi hỏi sự cam kết, tham gia từ ban lãnh đạo, các cấp quản lý đến đội ngũ nhân viên. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp có thể xây dựng nền văn hóa dữ liệu này một cách hiệu quả.

TẶNG BẠN TRỌN BỘ EBOOK: GIẢI PHÁP TỐI ƯU VẬN HÀNH & XÂY DỰNG QUY TRÌNH LÀM VIỆC HIỆU QUẢ CHO CEO

4. Xây dựng văn hóa dữ liệu (Data-Driven Culture) trong doanh nghiệp

Theo một khảo sát của McKinsey, các công ty áp dụng thành công phương pháp ra quyết định dựa trên dữ liệu có khả năng thu hút khách hàng mới cao gấp 23 lần và khả năng kiếm lợi nhuận cao gấp 19 lần so với khi chưa áp dụng.

Ngoài ra 78% doanh nghiệp trong khảo sát của Alation đang đầu tư mạnh vào việc tăng cường sử dụng dữ liệu, họ coi việc thúc đẩy xây dựng “văn hóa dữ liệu” là mục tiêu cốt lõi. Có thể thấy nền văn hóa dữ liệu trong doanh nghiệp đang trở nên hết sức quan trọng, ngày càng nhiều các CEO hiện đại lấy dữ liệu làm đòn bẩy cho tất cả các quyết định kinh doanh.

Xây dựng “văn hóa dữ liệu” là một hành trình cần có chiến lược toàn diện và sự tham gia nỗ lực của toàn bộ công ty, dưới đây là các tiêu chí cụ thể:

4.1. Cam kết từ ban lãnh đạo

Xây dựng văn hóa dữ liệu bắt đầu từ cam kết mạnh mẽ của ban lãnh đạo. CEO và các giám đốc cấp cao cần tiên phong trong việc sử dụng dữ liệu khi ra quyết định và thể hiện rõ tầm quan trọng của dữ liệu trong các cuộc họp.

Sự cam kết này cần được thể hiện qua các hành động cụ thể như yêu cầu báo cáo dựa trên dữ liệu, khuyến khích sử dụng biểu đồ, dashboard, các công cụ phân tích như phần mềm… Khi ban lãnh đạo làm gương sẽ tạo động lực và lan tỏa xuống các cấp quản lý, nhân viên, giúp toàn bộ tổ chức hiểu và áp dụng việc sử dụng dữ liệu trong công việc hàng ngày.

4.2. Đầu tư vào hạ tầng dữ liệu

Để hỗ trợ việc ra quyết định dựa trên dữ liệu, doanh nghiệp cần đầu tư vào hạ tầng công nghệ. Điều này bao gồm việc xây dựng các hệ thống quản lý dữ liệu mạnh mẽ, cơ sở dữ liệu lớn (big data), các giải pháp lưu trữ đám mây hay các công cụ phân tích dữ liệu hiện đại.

Hạ tầng dữ liệu vững chắc không chỉ đảm bảo rằng dữ liệu được thu thập, lưu trữ và xử lý một cách hiệu quả mà còn giúp dữ liệu luôn sẵn có cho các quyết định kinh doanh quan trọng. Đầu tư vào hạ tầng dữ liệu là bước nền tảng để tạo điều kiện cho toàn bộ tổ chức sử dụng dữ liệu một cách tối ưu. 

4.3. Đào tạo và phát triển nhân viên

Để xây dựng văn hóa Data-Driven, nhân viên cần được trang bị kỹ năng và kiến thức cần thiết để sử dụng dữ liệu hiệu quả. Việc phát triển các chương trình đào tạo thông qua hội thảo, workshop và các khóa học ngắn hạn về phân tích dữ liệu, sẽ giúp nhân viên luôn cập nhật kiến thức và xu hướng mới trong lĩnh vực này.

Đồng thời, ban lãnh đạo có thể khuyến khích nhân viên thực hành và áp dụng kiến thức vào công việc thực tế bằng cách tạo ra các dự án nhỏ. Khi nhân viên được đào tạo bài bản và liên tục, họ sẽ tự tin hơn trong việc sử dụng dữ liệu để ra quyết định.

Theo một báo cáo của The State of Data Literacy, khoảng 65% các nhà lãnh đạo nói rằng họ sẵn sàng trả mức lương cao hơn cho nhân viên có kỹ năng phân tích dữ liệu tốt. Cơ chế khen thưởng nên được thiết lập để đánh giá và công nhận sự tiến bộ của nhân viên trong việc phát triển kỹ năng sử dụng dữ liệu. Điều này sẽ khuyến khích họ tiếp tục học hỏi và phát triển kỹ năng, góp phần tạo nên văn hóa dữ liệu mạnh mẽ trong doanh nghiệp.

4.4. Khuyến khích sự minh bạch và chia sẻ dữ liệu

Một yếu tố quan trọng để xây dựng văn hóa Data-Driven là tạo ra môi trường làm việc minh bạch, khuyến khích chia sẻ dữ liệu giữa các phòng ban. Dữ liệu cần được truy cập và chia sẻ một cách dễ dàng để mọi bộ phận trong doanh nghiệp đều có thông tin cần thiết. Sự minh bạch và chia sẻ dữ liệu không chỉ giúp tăng cường hợp tác trong tổ chức mà còn giúp phát hiện sớm các vấn đề hoặc cơ hội mới, từ đó đưa ra chiến lược phù hợp. 

Để thúc đẩy việc này, doanh nghiệp có thể triển khai hệ thống quản lý dữ liệu chung hoặc sử dụng các công cụ trực quan hóa dữ liệu. Hơn nữa, việc xây dựng quy trình chia sẻ dữ liệu cụ thể cũng góp phần tạo nên văn hóa Data-Driven mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa tiềm năng của dữ liệu trong mọi hoạt động kinh doanh.

Ví dụ, công ty có thể triển khai hệ thống CRM tích hợp dữ liệu giữa hai bộ phận Marketing và Sales. Bộ phận Marketing theo dõi nguồn gốc cơ hội bán và nhu cầu của khách hàng, trong khi bộ phận Sales cập nhật tiến độ chăm sóc và theo dõi doanh số. Nhờ đó, ban lãnh đạo có thể nhìn được bức tranh toàn cảnh về hành trình khách hàng.

Hiện nay, MISA AMIS là một trong số những nền tảng quản trị doanh nghiệp hàng đầu hỗ trợ doanh nghiệp vận hành dựa trên dữ liệu, từ đó CEO và đội ngũ quản lý dễ dàng ra các quyết định nhanh chóng, chính xác.

Với 40+ phần mềm trong hệ sinh thái, chỉ với MISA AMIS doanh nghiệp dễ dàng quản lý mọi nghiệp vụ từ Tài chính – Kế toán, Marketing – Bán hàng, Nhân sự cho đến Văn phòng số (Công việc, Quy trình),… Đặc biệt, các phần mềm trong nền tảng được liên thông chặt chẽ với nhau và kết nối với hàng trăm đối tác bên ngoài. Nhờ đó, toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp được hợp nhất và quản lý tập trung tại một nơi. CEO sở hữu bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp tại một màn hình duy nhất.

Dùng thử miễn phí

  • Liên thông và hội tụ dữ liệu trên một nền tảng: MISA AMIS cho phép đồng bộ và tập trung dữ liệu từ nhiều nguồn bộ phận khác nhau trong tổ chức, bao gồm Tài chính, Nhân sự, Bán hàng và vận hành. Điều này đảm bảo rằng CEO có được cái nhìn toàn diện và cập nhật liên tục về hoạt động kinh doanh, từ đó ra quyết định dựa trên bức tranh đầy đủ.
  • Phân tích dữ liệu và báo cáo: Phần mềm cung cấp các công cụ phân tích mạnh mẽ, cho phép CEO xem xét các xu hướng, hiệu suất và chỉ số kinh doanh qua các bảng báo cáo trực quan và dễ hiểu. Các báo cáo này có thể được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng người dùng, giúp họ dễ dàng phân tích và đánh giá tình hình tài chính, hiệu suất bán hàng, hiệu quả vận hành và nhiều hơn nữa.
  • Dự báo và mô hình hóa: MISA AMIS cung cấp khả năng dự báo tài chính và kinh doanh, sử dụng các mô hình dữ liệu để dự đoán kết quả tương lai dựa trên dữ liệu hiện tại và lịch sử. Công cụ này giúp CEO lên kế hoạch và chuẩn bị cho các thách thức và cơ hội sắp tới.
  • Cảnh báo thông minh: Hệ thống có thể được thiết lập để gửi cảnh báo và thông báo tự động khi các chỉ số quan trọng vượt qua ngưỡng đã định hoặc khi có vấn đề cần chú ý. Điều này giúp CEO giữ được sự chủ động và nhanh chóng xử lý các vấn đề trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.

Thông qua việc sử dụng MISA AMIS, CEO có thể tận dụng dữ liệu để ra quyết định thông minh hơn, nhanh chóng điều chỉnh chiến lược và hoạt động kinh doanh, đồng thời tối ưu hóa các nguồn lực để đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.

Các nhà quản lý, lãnh đạo đang mong muốn xây dựng “văn hóa dữ liệu” trong doanh nghiệp thì MISA AMIS chính là lựa chọn tối ưu với chi phí hợp lý nhất.

5. Kết luận

Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, dữ liệu nổi lên như một xu hướng tất yếu. Việc tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này sẽ mang lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Bằng cách đầu tư vào công nghệ hạ tầng dữ liệu và xây dựng văn hóa Data-Driven, các CEO có thể đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả hơn dựa trên dữ liệu.

Có thể nói, ra quyết định dựa trên dữ liệu chính là chìa khóa giúp các CEO đạt được thành công trong kỷ nguyên chuyển đổi số.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả