Quản lý - điều hành Công nghệ & đổi mới sáng tạo Platform là gì? 8 mô hình Platform phổ biến trong doanh nghiệp

Một trong những xu hướng kinh doanh đang thống trị nền kinh tế toàn cầu là mô hình nền tảng công nghệ số Platform. Do đó, các nhà quản lý đều đang mong muốn tìm hiểu khái niệm Platform là gì, các mô hình Platform ứng dụng hiệu quả cho doanh nghiệp. Để làm rõ vấn đề trên, cùng MISA AMIS khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây ngay!

tìm hiểu khái niệm Platform
Platform là khái niệm các doanh nghiệp hiện đại cần nắm rõ

I. Tìm hiểu định nghĩa Platform là gì?

1. Platform là gì?

Platform thực chất đang hiện hữu trong cuộc sống và được chúng ta sử dụng hàng ngày. Thế nhưng, mọi người thường không đi sâu làm rõ khái niệm Platform là gì.

Platform là một thuật ngữ lập trình đề cập đến một nền tảng kết nối tạo ra môi trường số, trong đó các phần mềm hoạt động và liên kết với nhau.

định nghĩa Platform là gì
Tìm hiểu định nghĩa Platform là gì?

Platform là nền tảng không thể thiếu cho bất kỳ quá trình phát triển phần mềm nào. Chúng bao gồm phần cứng hoặc hệ điều hành, trình duyệt web, hay giao diện lập trình ứng dụng liên kết,…

Mỗi nền tảng Platform có các tính năng hỗ trợ khác nhau và một số hạn chế riêng. Nó cũng hỗ trợ quá trình phát triển phần mềm bằng cách cung cấp một hoặc một số tính năng cơ bản.

Sự phát triển của nền tảng Platform là nhu cầu tất yếu khi xu hướng chuyển đổi số ngày càng phổ biến. Với sự giúp đỡ của công nghệ hiện đại, doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi hoạt động, tiết kiệm thời gian để nâng cao hiệu suất, tối ưu hiệu quả kinh doanh. Do đó, bất kỳ ai cũng cần sẵn sàng những tri thức và nguồn lực để tiếp tục bứt phá trong tương lai.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI SỐ CÁC NGÀNH NGHỀ

2. Cấu tạo 

Về cấu tạo, một nền tảng Platform sẽ có những thành phần sau:

  • Phần cứng đơn: Thường được sử dụng trong các hệ thống nhúng nhỏ, không yêu cầu hệ điều hành hỗ trợ. Phần cứng đơn có quyền truy cập trực tiếp vào phần cứng.
  • Trình duyệt: Chrome, Coccoc,…
  • Ứng dụng: Bảng tính, ứng dụng xử lý văn bản, ứng dụng lưu trữ dữ liệu, ứng dụng lưu trữ phần mềm,…
  • Framework: Nơi cung cấp chức năng được tạo sẵn.
  • Máy ảo: Máy ảo biến đổi một ứng dụng thành định dạng giống như mã máy. Phiên bản máy ảo đầy đủ bao gồm phần cứng, hệ điều hành, phần mềm và dung lượng lưu trữ.

>> Xem thêm: Top 15+ phần mềm quản lý doanh nghiệp tốt nhất

II. Vậy sự khác biệt giữa Platform và thị trường truyền thống là gì? 

Trên thực tế, hình thức này đã có từ lâu đời. Chợ truyền thống là một trong những ví dụ tiên phong đầu tiên của nền tảng này.

Chợ truyền thống kết nối người bán và người mua. Nó phát triển thành một nền tảng nơi thị trường cung cấp và phân phối hàng hóa trên mạng lưới các cửa hàng, địa điểm và dịch vụ giao hàng.

sự khác biệt của nền tảng Platform
Nền tảng Platform có những sự khác biệt lớn so với các hình thức truyền thống

Ngày nay, nền tảng này được liên kết với một yếu tố công nghệ để thực hiện các bước chuyển đổi số. Platform giúp kết nối người tiêu dùng và nhà sản xuất một cách trực tiếp nhất và nhanh chóng. Platform không trực tiếp định giá hàng hóa mà các nhà môi giới và hàng hóa được định giá bởi người mua và người bán thực tế. Một trong những mô hình phổ biến nhất hiện nay là Uber, Airbnb, Facebook,…

III. Ưu điểm và nhược điểm của Platform

1. Ưu điểm

Mô hình Platform phát triển nổi bật và mạnh mẽ nhờ những lợi ích không thể phủ nhận. Ưu điểm quan trọng nhất của nền tảng này là cung cấp cho khách hàng một giải pháp kinh doanh thuận tiện và nhanh chóng. Ngoài ra, nó cũng có một số lợi thế lớn như:

  • Doanh nghiệp có thể kết hợp tệp khách hàng và tệp nhà cung cấp.
  • Hỗ trợ giải quyết hàng tồn kho.
  • Tạo khả năng phát triển quy mô lớn hơn.
  • Khả năng quản lý mức độ phức tạp của thị trường.

2. Nhược điểm

Mặc dù sở hữu nhiều lợi thế song Platform cũng chưa phải một nền tảng hoàn hảo. Do đó, ánh hào quang của các mô hình kinh doanh truyền thống cũng  là một điểm hạn chế của Platform.

So với các mô hình kinh doanh truyền thống, Platform không đem lại các trải nghiệm trao đổi trực tiếp và phải phụ thuộc vào môi trường công nghệ. Điều này khiến cho người dùng phải đối diện với các nguy cơ về mất an toàn bảo mật hay khó kiểm chứng được độ chính xác của thông tin.

IV. Các mô hình Platform phổ biến

1. Hardware Platform

Hardware Platform gồm có hai bộ phận chính là:

  • Toàn hệ thống: Máy tính lớn, máy trạm, máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng,… Các công cụ này đại diện cho các nền tảng phần cứng khác nhau vì chúng hoạt động độc lập với các hệ thống khác. Ngoài ra, nó có khả năng cung cấp tài nguyên cho người dùng qua kết nối Internet.
  • Các thành phần riêng lẻ như bộ xử lý trung tâm, ROM, RAM,… Đây là thành phần chính của hệ thống máy tính. Từ đó, người dùng mới có thể trải nghiệm phần mềm một cách hiệu quả.

2. Software Platform

Software Platform được thiết kế để sử dụng cùng lúc System Software và Application Software.

  • Phần mềm hệ thống (System Software): Hệ điều hành có vai trò điều khiển máy tính. Phần mềm hệ thống này góp phần điều phối tài nguyên máy tính và hỗ trợ người dùng tương tác với phần mềm ứng dụng.
  • Phần mềm ứng dụng (Application Software): Nó chứa các chương trình được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Do đó, đây không phải là một nền tảng thực sự.

>> Xem thêm: 8 công nghệ chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa & nhỏ

3. Social Platform

Social Platform là một nền tảng xã hội cho phép bạn cung cấp và quản lý tất cả các dịch vụ truyền thông. Khách hàng có thể tạo trang web kết nối với cộng đồng, chia sẻ nội dung và thêm bạn bè. Người dùng cũng có thể kiểm soát quyền riêng tư và các tính năng khác của mạng xã hội của mình.

4. Digital Marketing

Digital Marketing là một nền tảng kỹ thuật số với các hoạt động liên tục. Nó cho phép các thương hiệu chạy những chương trình cụ thể như trang web, biểu ngữ, ứng dụng hoặc quảng cáo các video ngắn.

Digital Marketing Platform
Digital Marketing Platform là một trong những nền tảng phổ biến nhất hiện nay

5. Cloud Computing Platform

Đây là một nền tảng dựa trên dịch vụ điện toán đám mây. Nó cũng được hiểu như một công nghệ hiện đại với khả năng thu thập và phân tích lượng lớn dữ liệu.

6. Customer Data Platform

Bạn có thể sử dụng Customer Data Platform cho việc tổng hợp dữ liệu và so sánh hồ sơ khách hàng để tìm ra điểm tương đồng giữa các đối tượng. Nó thông báo chính xác cho doanh nghiệp về của các chiến dịch bán hàng, tiếp thị và quảng cáo. Bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu này để xây dựng cộng đồng khách hàng mục tiêu có cùng chí hướng trên các nền tảng như quảng cáo Facebook.

Nền tảng này hoạt động hoàn toàn ẩn danh và tự động. Điều này cũng giúp bạn thu thập dữ liệu khách hàng và so sánh chuyên sâu. Do đó, bạn có thể coi nó là một công cụ hiệu quả nhất được thiết kế đặc biệt cho các mục tiêu tiếp thị.

Chuyển đổi số toàn diện, gia tăng năng lực cạnh tranh với bộ giải pháp quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS

7. Trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo liên quan đến việc sử dụng máy móc để thay thế con người trong việc thực hiện các nhiệm vụ nhất định. Do đó, AI được mô hình hóa dựa trên nhận thức của con người để giải quyết vấn đề, học tập, lập luận,… Các ứng dụng của công nghệ này cũng giúp người dùng sử dụng các tính năng tiện ích như nhận dạng giọng nói hay khuôn mặt.

8. Multiple platforms

Multiple platforms là hệ thống các nền tảng được chấp nhận để chạy các ứng dụng phần mềm. Ví dụ phổ biến nhất về Multiple platforms là một tập hợp các trò chơi được thiết kế cho một nền tảng cụ thể.

Multiple platforms là gì
Multiple platforms là gì?

Tuy nhiên, nếu sử dụng phiên bản này trên nền tảng Microsoft Windows cho PC, nó không thể chạy trên các hệ thống như PlayStation và ngược lại. Như vậy, nền tảng này vẫn có một số lưu ý để đảm bảo các chương trình hoạt động trôi chảy nhất.

V. Kết luận

Các nền tảng Platform không chỉ mang đến lợi ích để cải tiến quy trình hoạt động mà còn nâng cao lợi thế cạnh tranh. Thêm vào đó, nó mang lại những tiện ích to lớn cho khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Tuy rằng các nền tảng trên còn tồn tại một số giới hạn nhưng theo sự phát triển công nghệ, việc ứng dụng Platform sẽ trở thành xu hướng không thể bỏ qua.

Trên đây là những thông tin về platform là gì mà bạn cần nắm rõ. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ ứng dụng hiệu quả và tạo ra các ứng dụng, phần mềm điều hành thích hợp vì sư phát triển trong tương lai. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết mới nhất tại MISA AMIS để trang bị thêm nhiều kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số thành công!


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]