Hợp đồng bảo hiểm là gì? Có các loại hợp đồng bảo hiểm nào? Có quy định pháp luật gì về hợp đồng bảo hiểm không? Xem ngay bài viết sau để được giải đáp
1. Tổng quan về hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm là gì?
Theo Theo Khoản 16 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, hợp đồng bảo hiểm được định nghĩa như sau:
Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.
>>> Xem thêm: Hợp đồng là gì? Các loại hợp đồng phổ biến nhất hiện nay và quy định hiện hành
Các thuật ngữ thường gặp trong hợp đồng bảo hiểm
Dưới đây là 7 thuật ngữ thường gặp trong hợp đồng bảo hiểm mà các tổ chức, cá nhân hay nhầm lẫn:
- Doanh nghiệp bảo hiểm (Bên bảo hiểm): Đây là những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm, được thành lập, hoạt động và tổ chức tuân thủ theo pháp luật về kinh doanh các loại hình bảo hiểm.
- Bên mua bảo hiểm: Đây là những cá nhân, tổ chức có nhu cầu bảo hiểm và giao kết hợp đồng bảo hiểm với bên cung cấp bảo hiểm, đồng thời có trách nhiệm trả phí bảo hiểm.
- Người được bảo hiểm: Đây là những cá nhân, tổ chức có tài sản, trách nhiệm dân sự hoặc tính mạng được bảo hiểm theo các thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng.
- Người thụ hưởng bảo hiểm: Đây là những cá nhân, tổ chức được chỉ định nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người bởi bên mua bảo hiểm.
- Phí bảo hiểm: Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm cho cho doanh nghiệp bảo hiểm theo phương thức và các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Sự kiện bảo hiểm: Là sự kiện xảy ra trong phạm vi bảo hiểm có tính khách quan, bất ngờ với người được hưởng bảo hiểm, có thể hưởng đến sức khỏe, sinh mạng, thân thể….
- Điều khoản loại trừ: Là các điều khoản loại trừ một số trường hợp công ty bảo hiểm không bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
2. Tính chất nổi bật của hợp đồng bảo hiểm
Ngoài những tính chất chung được quy định trong hợp đồng dân sự, hợp đồng bảo hiểm còn có một số tính chất riêng biệt gắn liền với đặc trưng của ngành bảo hiểm như sau:
- Tính tương thuận: Hợp đồng bảo hiểm được thiết lập dựa trên sự chấp thuận của cả đôi bên trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự do giao kết trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội.
- Tính song vụ: Các bên đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, nghĩa vụ bên này chính là quyền lợi bên kia. Bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải đáp đầy đủ về các điều khoản và đơn phương đình chỉ hợp đồng trong một số trường hợp. Bên doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua cung cấp trung thực, chính xác những thông tin cần thiết.
- Mang tính chuyển dịch rủi ro: Bên được bảo hiểm trả phí bảo hiểm cho bên cung cấp bảo hiểm để dịch chuyển rủi ro sang bên bảo hiểm. Việc này giúp bên mua bảo hiểm được đảm bảo về an toàn, kinh tế nếu những rủi ro xuất hiện. Tuy nhiên, những rủi ro này không thể được dự đoán trước bao giờ sẽ xảy ra, xảy ra ở đâu, mức độ tổn thất là bao nhiêu …
- Tính chất tiền tệ: Bên bảo hiểm có nghĩa vụ chi trả tiền khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, còn bên được bảo hiểm có nghĩa vụ trả phí bảo hiểm duy trì trong từng khoảng thời gian như đã thỏa thuận.
- Tính chất gia nhập: Nội dung của hợp đồng bảo hiểm do bên cung cấp bảo hiểm soạn trước. Nếu bên mua bảo hiểm thấy hợp với nhu cầu thì có thể đồng ý giao kết.
3. Quy định về hợp đồng bảo hiểm
Nguyên tắc thực hiện
Căn cứ theo Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 khi giao kết hợp đồng bảo hiểm cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: Các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm cần cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật
Nguyên tắc bồi thường: Số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm;
Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: Rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.
Hình thức giao kết
Khác với những loại hợp đồng có thể được giao kết bằng nhiều phương thức như lời nói thì hợp đồng bảo hiểm bắt buộc phải lập thành văn bản. Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm chính là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Hiện nay, với thời đại kinh tế số doanh nghiệp có thể sử dụng hợp đồng điện tử để tạo các bản hợp đồng bảo hiểm điện tử một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tính pháp lý và có thể ký kết từ xa bằng chữ ký số và dễ dàng quản lý.
ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
Thời điểm có hiệu lực
Thời điểm hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực chính là thời điểm sau khi các bên cùng ký và hợp đồng. Đây cũng là thời điểm người mua bảo hiểm đã nộp đầy đủ phí bảo hiểm lần đầu và được công ty bảo hiểm cấp giấy chứng nhận.
4. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm
Căn cứ theo Mục 1 – Điều 15, Luật kinh doanh bảo hiểm có quy định các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
- Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
- Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
- Hợp đồng bảo hiểm tài sản
- Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại
- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
Trong đó bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiệt hại và bảo hiểm trách nhiệm là các loại bảo hiểm phi nhân thọ.
5. Lưu ý khi ký hợp đồng bảo hiểm
Đọc kỹ, hiểu đúng hợp đồng bảo hiểm trước khi ký kết
Hợp đồng bảo hiểm thường dài và có thể hơi khó hiểu. Do vậy, trước khi thực hiện ký kết bạn cần đọc kỹ và nhờ nhân viên giải thích rõ các điều khoản trong hợp đồng nhằm:
- Nắm vững quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia
- Đảm bảo tất cả quyền lợi bảo hiểm được hưởng từ việc duy trì đóng phí lâu dài.
Nắm rõ các mốc thời gian trong hợp đồng bảo hiểm
goài việc xem xét nhu cầu và điều kiện tài chính, các mốc thời gian quan trọng trong hợp đồng bảo hiểm cũng là vấn đề cần được các bên tham gia hợp đồng chú ý để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như tránh những rắc rối không đáng có.
10 mốc thời gian quan trọng trong hợp đồng bảo hiểm | |
Ngày cấp hợp đồng | Là ngày hợp đồng được Công ty chấp thuận và phát hành theo hồ sơ yêu cầu bảo hiểm hợp lệ của bên mua bảo hiểm. Ngày cấp hợp đồng được ghi nhận trong trang hợp đồng. |
Ngày hiệu lực hợp đồng | Là ngày hợp đồng bắt đầu có hiệu lực và được ghi nhận tại trang hợp đồng hoặc xác nhận thay đổi hợp đồng (nếu có). |
Ngày kỷ niệm tháng hợp đồng | Là ngày tương ứng hàng tháng của ngày hiệu lực hợp đồng. Trường hợp trong tháng không có ngày tương ứng thì ngày liền trước đó sẽ được áp dụng. |
Ngày bắt đầu bảo hiểm | Là ngày mà một cá nhân chính thức được bảo hiểm theo các điều khoản và điều kiện của Hợp Đồng này. Ngày bắt đầu bảo hiểm của mỗi người được bảo hiểm được ghi trên Giấy Chứng Nhận Bảo Hiểm của chính Người được bảo hiểm đó. |
Ngày kỷ niệm tháng | là ngày tương ứng hàng tháng của ngày bắt đầu bảo hiểm. Trường hợp trong tháng không có ngày tương ứng thì ngày liền trước đó sẽ được áp dụng. |
Ngày kỷ niệm năm | Là ngày tương ứng hàng năm của ngày bắt đầu bảo hiểm. Nếu năm không có ngày này thì ngày cuối cùng của tháng đó sẽ được áp dụng. |
Năm hợp đồng bảo hiểm | Là khoảng thời gian một năm kể từ ngày bắt đầu bảo hiểm cho đến ngày kỷ niệm năm gần nhất liền sau đó hay bất kỳ khoảng thời gian một năm nào tiếp theo tính từ một ngày kỷ niệm năm đến ngày kỷ niệm năm tiếp sau. |
Năm phí bảo hiểm | Là một năm bảo hiểm mà theo đó tất cả các khoản phí bảo hiểm cơ bản đến hạn của mỗi người được bảo hiểm được trả đầy đủ. |
Ngày đáo hạn | Là ngày kết thúc thời hạn bảo hiểm của người được bảo hiểm. Ngày đáo hạn được ghi trong Giấy Chứng Nhận Bảo Hiểm, hoặc Xác Nhận Thay Đổi Hợp Đồng (nếu có). Vào ngày đáo hạn, phần hợp đồng của người được bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực. |
Ngày đến hạn đóng phí | Là ngày mà phí bảo hiểm cơ bản cần phải được đóng đầy đủ theo các điều khoản và điều kiện của hợp đồng này. |
Trên đây là các thông tin quan trọng mà Doanh nghiệp cần biết về hợp đồng bảo hiểm. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế số như hiện nay, phần mềm hỗ trợ ký hợp đồng bảo hiểm đang dần trở thành phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thay thế cho hợp đồng giấy truyền thống bởi một số lợi ích đáng kể như:
MISA tự hào là đơn vị cung cấp nền tảng hợp đồng điện tử AMIS WeSign tiên phong và uy tín nhất, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về giải pháp hỗ trợ ký kết hợp đồng điện tử ưu việt này, doanh nghiệp hãy click ngay vào nút dưới đây để đến với bài viết. Ngoài ra, bạn cũng có thể để lại thông tin trong biểu mẫu bên dưới để được tư vấn trực tiếp. Bộ phận tư vấn của MISA sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. |
Xem thêm các nội dung liên quan
- Hợp đồng góp vốn là gì? Mẫu hợp đồng góp vốn theo quy định mới nhất
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Những quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là gì? Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mới nhất
Lưu ý: Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế được ý kiến chuyên gia. Bạn đọc vẫn cần tham khảo chuyên gia để có được ý kiến tư vấn chính xác nhất khi đưa ra quyết định.