Yakult là một trong những thương hiệu sữa phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Để đạt được thành công này, Yakult đã triển khai những chiến lược Marketing một cách hiệu quả. Hãy cùng phân tích và tìm hiểu chiến lược Marketing của Yakult trong bài viết dưới đây.
Giới thiệu tổng quan về thương hiệu Yakult
Yakult Honsha được thành lập năm 1935, là một trong những công ty hàng đầu Nhật Bản tiên phong trong lĩnh vực Probiotics, phát triển, sản xuất, thương mại hóa các sản phẩm có chứa lợi khuẩn và dược phẩm. Danh mục sản phẩm của Yakult Honsha gồm có sữa lên men, nước trái cây, dược phẩm (thuốc kê đơn, không kê đơn và thiết bị y tế), mỹ phẩm. Ngoài ra, Yakult cũng phát triển và thương mại hóa các loại thuốc trong lĩnh vực ung thư.
Yakult được hình thành từ tâm huyết của bác sĩ Minoru Shirota. Vào đầu thế kỷ 20, Shirota đã nhận biết được vệ sinh kém và thiếu dinh dưỡng là hai nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh truyền nhiễm như tả và kiết lỵ, gây ra nhiều thương vong đáng tiếc ở Nhật Bản. Lo ngại trước thực trạng này, ông bắt đầu theo học ngành y ở trường Đại học Kyoto, nghiên cứu về vi sinh vật và tập trung vào phòng ngừa thay vì chữa trị bệnh.
Trong quá trình nghiên cứu của mình, ông phát hiện ra vi khuẩn axit lactic ngăn chặn hiệu quả các khuẩn có hại trong ruột. Năm 1930, ông đã thành công trong việc nuôi cấy một dòng vi khuẩn axit lactic (Lactobacillus casei Shirota) có thể tồn tại qua dịch tiêu hóa (như dịch dạ dày và mật), đi đến ruột tạo ra các tác dụng có lợi.
Với mục tiêu cung cấp vi khuẩn axit lactic này cho tất cả mọi người trên thế giới, bác sĩ Shirota đã cho ra mắt một loại sữa lên men (Yakult) dễ uống và hợp túi tiền vào năm 1935. Đến nay, Yakult đã có mặt trên khắp 38 quốc gia, và là một trong những thức uống tốt cho hệ tiêu hoá phổ biến nhất thế giới.
AMIS aiMarketing – Bộ công cụ Marketing hợp nhất trên một nền tảng
AMIS aiMarketing là giải pháp phần mềm hỗ trợ Marketing bao gồm tất cả các công cụ marketing cần thiết trên một nền tảng duy nhất giúp doanh nghiệp triển khai chiến dịch Marketing hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn và gia tăng chuyển đổi.
Bộ giải pháp bao gồm:
- Công cụ gửi Email Marketing
- Công cụ dựng Landing page
- Công cụ Workflow, CTA, Form
- Quản lý data khách hàng tiềm năng, đồng bộ dữ liệu với Sale
- Báo cáo hiệu quả Marketing đa chiều
Phân tích chiến lược Marketing Mix của Yakult
Yakult là một trong những thương hiệu sữa phổ biến nhất tại Việt Nam và trên thế giới. Để đạt được thành công này, Yakult đã triển khai những chiến lược Marketing Mix theo mô hình 4P một cách hiệu quả. Vậy chiến lược Marketing của Yakult là gì? Yakult đã triển khai chiến lược Marketing Mix như thế nào?
Chiến lược Marketing của Yakult về sản phẩm (Product)
Sản phẩm luôn là cốt lõi của mọi doanh nghiệp, và một sản phẩm tốt cần đáp ứng được nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng, nếu không sẽ bị đối thủ giành mất thị phần hay thậm chí bị đào thải khỏi thị trường.
Yakult là sữa uống lên men từ sữa bột gầy, đường, nước và chủng khuẩn Lactobacillus casei Shirota. Mỗi chai Yakult có chứa 6.5 tỉ khuẩn Lcasei Shirota. Không giống như hầu hết những chủng khuẩn bình thường khác trong Yakult, khuẩn Lcasei Shirota có khả năng sống sót trong dịch vị dạ dày và dịch vị mật, tiến đến ruột vẫn sống, hỗ trợ phục hồi sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
Tại thị trường Việt Nam, Yakult cho ra mắt duy nhất một hương vị cơ bản, dễ uống, phù hợp với tất cả độ tuổi. Cách đóng gói của hãng sữa này gồm hai loại: lốc 5 và lốc 10, đây là cách đóng gói hợp lý vì hạn sử dụng của Yakult ngắn cũng như điều kiện bảo quản nghiêm ngặt, điều này giúp sữa đạt hiệu quả cao nhất có thể.
Ngoài ra, do có chứa axit nên nếu uống quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của những enzyme khác trong hệ tiêu hóa. Vì vậy, Yakult hiện chỉ cung cấp một dung tích duy nhất là 65ml, một lượng vừa đủ để các lợi khuẩn phát huy hiệu quả tốt nhất.
Về chất lượng, các sản phẩm của Yakult đều trải qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Trước khi được đóng gói đến tay người tiêu dùng, mỗi sản phẩm đều được kiểm định theo quy trình như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Sữa bột gầy, đường glucose và đường cát trắng.
- Bồn hoà tan: Hoà tan sữa bột gầy với đường glucose và đường cát trắng bằng nước nóng.
- Thiết bị tiệt trùng: Tiệt trùng ở nhiệt độ cao để có nguồn sữa tiệt trùng/ nước đường tiệt trùng.
- Bồn lên men: Cấy men Yakult vào bồn sữa đã tiệt trùng, ủ lên men trong vài ngày. Sau thời gian lên men, trong bồn lên men có chứa hàng tỷ khuẩn sống và lúc này sữa trong bồn là đặc sệt. Sau đó hỗn hợp này được đồng hoá.
- Thiết bị tiệt trùng: Tiệt trùng ở nhiệt độ cao để có nguồn sữa tiệt trùng/ nước đường tiệt trùng.
- Thiết bị đồng hoá: Sữa sau lên men được bơm qua thiết bị đồng hoá. Sản phẩm sau khi đồng hoá sẽ được chuyển vào bồn lớn có chứa dung dịch đường tiệt trùng.
- Bồn chứa dung dịch đường tiệt trùng: Sữa lên men sau khi đồng hoá được bơm vào bồn lưu trữ và khuấy đều với nước đường tạo thành sữa bán thành phẩm.
- Hệ thống xử lí nước
- Bồn chứa nước tiệt trùng
- Thiết bị trộn: Dung dịch sữa đặc sau khi lên men được trộn với nước vô trùng để pha loãng thành sữa uống bán thành phẩm. Mục đích của giai đoạn này là để trung hoà vị chua của sản phẩm sau khi lên men đồng thời đường sẽ là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho khuẩn Lcasei Shirota sống trong thời hạn sử dụng.
- Hệ thống xử lí nước
- Máy tạo chai: Các chai nhựa Polystyrene được sản xuất ngay tại nhà máy bằng máy tạo chai. Các hạt nhựa Polystyrene được đun nóng và tạo khuôn dạng chai Yakult. Sau đó, chúng được chuyển qua bồn chứa lớn vô trùng cho các công đoạn tiếp theo.
- Bồn chứa chai
- Máy xếp chai
- Máy in hạn sử dụng và thông tin sản phẩm
- Máy rót sữa và đóng nắp nhôm
- Máy đóng gói 5: Sản phẩm được đóng gói 5 chai thành 1 bằng nhựa Polyprolylene.
- Máy đóng gói hoàn chỉnh: Đóng gói 10 lốc thành 1 thùng bằng nhựa Polyprolylene.
- Kho lạnh: Thành phẩm cuối cùng sẽ được vận chuyển đến kho lạnh <10 độ C và sản phẩm sẽ được lưu tại kho trong khoảng 1-2 ngày để kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi phân phối đến tay người tiêu dùng.
- Xe lạnh, vận chuyển hàng: Sản phẩm sau khi được kiểm tra chất lượng sẽ được phân phối đến các cửa hàng của Yakult và vận chuyển đến người tiêu dùng với chất lượng tốt nhất.
Chiến lược Marketing của Yakult về giá (Price)
Giá (Price) là một trong bốn yếu tố cấu thành quan trọng trong marketing mix. Nó đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng của người tiêu dùng, còn đối với công ty, giá có vai trò quyết định việc cạnh tranh trên thị trường. Việc đưa ra chiến lược giá trong marketing có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Theo McKinsey, chỉ cần cải thiện yếu tố giá 1% sẽ làm tăng lợi nhuận lên 6% . Điều đó có tác động hơn cả việc giảm 1% chi phí biến đổi (làm tăng lợi nhuận 3,8%) hoặc giảm 1% chi phí cố định (làm tăng 1,1% lợi nhuận).
Hiện tại, mức giá của Yakult khoảng từ 23.500đ cho một lốc 5 lọ, đây là mức giá phù hợp khi mà ai cũng có thể tiếp cận được, cũng như đi đúng mục tiêu cung cấp sản phẩm lợi khuẩn cho tất cả mọi người trên thế giới của bác sĩ Minoru Shirota.
Ngoài ra, Yakult cũng áp dụng chiến lược định giá sản phẩm theo gói sản phẩm nhằm gia tăng giá trị sản phẩm của mình đối với những khách hàng sẵn sàng chi trả cho nhiều hơn một sản phẩm. Chiến lược này cũng có thể giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng quan tâm và mua nhiều sản phẩm nhanh hơn.
Chiến lược định giá theo gói sản phẩm là khi doanh nghiệp cung cấp hai hoặc nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ bổ sung với nhau trong cùng một gói và bán chúng chỉ với một mức giá duy nhất. Các doanh nghiệp có thể chọn chỉ bán các sản phẩm hoặc dịch vụ đi kèm của mình như một phần của một gói hoặc bán các sản phẩm, dịch vụ đó dưới dạng một gói sản phẩm. Đối với chiến lược này, khách hàng được khuyến khích mua nhiều sản phẩm hơn với giá thấp hơn, thay vì mua các sản phẩm đó một cách riêng lẻ.
Định giá theo gói sản phẩm là chiến lược cực kỳ phổ biến trong các ngành như thương mại điện tử và bán lẻ. Khách hàng sẽ thường xuyên thấy các gói sản phẩm được bán với giá rẻ hơn so với khi mua chúng riêng lẻ, hoặc các mặt hàng giảm giá. Tuy nhiên, đây không phải là những ngành duy nhất sử dụng chiến lược theo gói sản phẩm. Các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực từ phần mềm đến cung cấp tiện ích đều sử dụng gói để bán sản phẩm của họ.
Hầu hết ở các hệ thống phân phối, hãng sữa này đều cho ra mắt các combo sản phẩm như 2 lốc 5, hay 4 lốc 5 với giá thành rẻ hơn so với mua lẻ 1 lốc, từ đó dễ dàng khiến người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cho một lần mua hàng.
Đọc thêm: 10 chiến lược định giá phổ biến trong Marketing
Chiến lược Marketing của Yakult về hệ thống phân phối (Place)
Thông qua việc sử dụng đúng hệ thống phân phối, một công ty có thể tăng doanh số và duy trì những số liệu tích cực trong một khoảng thời gian dài hơn. Điều này có nghĩa là một thị phần lớn hơn và tăng doanh thu và lợi nhuận.
Xác định vị trí chính xác là một hoạt động quan trọng mà nó được tập trung vào việc tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu vào đúng thời điểm.
Hiện nay, nhà máy Yakult Việt Nam đặt tại khu công nghiệp Việt Nam Singapore – huyện Thuận An – tỉnh Bình Dương, với tổng diện tích 24.000m2. Tại đây, Yakult áp dụng công nghệ tiên tiến, tối tân nhất của Nhật Bản, đồng thời nguyên liệu đầu vào cũng được chọn lọc cẩn thận. Vì vậy, hãng sữa này không những luôn đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng tại Việt Nam, mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm cao nhất khi đến tay khách hàng.
Về hệ thống phân phối, Yakult có mặt tại hầu hết các siêu thị và các cửa hàng bán lẻ tại các tỉnh thành, và tại các siêu thị lớn như BigC, Vinmart, Mega Market, Circle K… Chính những sự phủ sóng từ những cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ đến những siêu thị đã làm cho những sản phẩm của hãng dễ mua hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, thương hiệu này cũng phát triển hệ thống cửa hàng, giao hàng miễn phí trên khắp 8 tỉnh thành tại Việt Nam:
- Nha Trang: Cửa hàng Ngọc Hiệp, Cửa hàng Lê Hồng Phong
- Vinh: Cửa hàng Huỳnh Lưu, Cửa hàng Vinh Tân, Cửa hàng Vinh, Cửa hàng Diễn Châu
- Bình Dương: Cửa hàng Tân Uyên, Cửa hàng Dĩ An, Cửa hàng Chánh Mỹ, Cửa hàng Chánh Nghĩa, Cửa hàng Bến Cát, Cửa hàng Thuận An
- Đà Nẵng: Cửa hàng Hải Châu, Cửa hàng Sơn Trà, Cửa hàng Thanh Khê, Cửa hàng Cẩm Lệ
- Hải Phòng: Cửa hàng Tiên Lãng, Cửa hàng Lê Chân, Cửa hàng Hải Phòng – Thuỷ Nguyên
- Hà Nội: Cửa hàng Sơn Tây, Cửa hàng Thường Tín, Cửa hàng Hà Đông, Cửa hàng Trần Cung, Cửa hàng Hồng Mai, Cửa hàng Âu Cơ, Cửa hàng Tam Trinh, Cửa hàng Dương Khuê, Cửa hàng Hà Nội, Cửa hàng Đống Đa, Cửa hàng Hoàng Ngân, Cửa hàng Long Biên – Bắc Ninh, Cửa hàng Giải Phóng
- Đồng Nai: Cửa hàng Tam An, Cửa hàng Tân Hiệp, Cửa hàng Phú Thịnh, Cửa hàng Biên Hoà
- TP. Hồ Chí Minh: Cửa hàng Bình Chánh, Cửa hàng Nhà Bè, Cửa hàng Củ Chi, Cửa hàng Tây Lân, Cửa hàng Gia Phú, Cửa hàng Lạc Long Quân, Cửa hàng Lý Thường Kiệt, Cửa hàng Chế Lan Viên, Cửa hàng Đất Thành, Cửa hàng Vĩnh Lộc, Cửa hàng Trương Văn Bang, Cửa hàng Lê Văn Quới, Trung tâm Gò Vấp, Cửa hàng Nguyễn Ảnh Thủ, Cửa hàng Tam Phú, Cửa hàng Nguyễn Xuân Khoát, Cửa hàng Tân Thuận, Cửa hàng Nguyễn Tri Phương, Cửa hàng Bình Phú, Cửa hàng Lam Sơn, Trung tâm Bình Tân, Cửa hàng Phạm Huy Thông, Cửa hàng Tô Ký, Cửa hàng Tạ Quang Bửu, Cửa hàng Thủ Đức, Cửa hàng Cầu Đỏ, Cửa hàng Nhất Chi Mai, Cửa hàng Tân Quy, Cửa hàng Cư xá Bình Thới
Chiến lược Marketing của Yakult về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
Xúc tiến là một hoạt động kinh doanh cần thiết để bắt kịp nhịp độ với thị trường tiêu thụ. Yakult là thương hiệu rất thành công với các chiến lược quảng bá sản phẩm của mình thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, các hoạt động xã hội…
Yakult x Zalo
Yakult hiện tại đang là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng khi nhắc tới ngành sữa lên men, tuy nhiên với sự gia nhập của nhiều đối thủ khác đang là mối đe doạ cho vị trí số 1 của Yakult. Bên cạnh đó, rất nhiều thương hiệu khác đóng gói sản phẩm giống Yakult, vì vậy, độ nhận diện thương hiệu của Yakult ngày càng trở nên bão hoà.
Với thực trạng đó, việc xây dựng các chiến lược quảng cáo đa kênh, phủ rộng đến các nền tảng xã hội để quảng bá cho sản phẩm của mình chính là một chiến lược tốt để duy trì thương hiệu và kết nối thương hiệu với khách hàng, giúp khách hàng ghi nhớ đến thương hiệu của mình, hay nói cách khác là tăng độ nhận diện thương hiệu.
Nhận biết được điều này, Yakult liền tung ra bộ sticker kết hợp với Zalo nhằm tăng độ phủ, đây là chiến lược rất hiệu quả khi mà hiện tại ở Việt Nam đang có khoảng hơn 60 triệu người dùng Zalo. Kết quả thu lại từ chiến dịch này vượt ngoài mong đợi khi có hơn 500.000 lượt tải organic.
Xúc tiến tại điểm bán
Yakult là một thương hiệu chú trọng đẩy mạnh vào các hoạt động xúc tiến tại điểm bán, bằng việc hợp tác với hệ thống phân phối của mình, Yakult được trưng bày ở nơi có vị trí đẹp, khách hàng dễ dàng tìm thấy. Ngoài ra, Yakult cũng thường xuyên đặt POSM nhằm tối ưu hoá trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
POSM là những vật dụng, phụ kiện hỗ trợ cho việc bán hàng tại các điểm bán lẻ, hệ thống siêu thị… Hiện nay, có rất nhiều nhãn hàng sử dụng POSM để quảng cáo, giới thiệu về thông tin của sản phẩm tăng trải nghiệm của khách hàng tại những điểm bán hàng cụ thể.
Hiện tại, POSM phổ biến của Yakult thường là Wobbler, với sticker Yakult dễ thương kèm theo tác dụng của loại sữa này. Bên cạnh đó, nhãn hàng này cũng thường xuyên mở những booth dùng thử sản phẩm, làm tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng, giúp họ đưa ra quyết định nhanh chóng hơn khi mua hàng.
Hoạt động xã hội
Hoạt động xã hội, hay trách nhiệm xã hội là một trong những hoạt động quảng bá hiệu quả. Những chiến dịch vì cộng đồng luôn đạt được hiệu quả rất lớn, không những xây dựng một hình ảnh doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội mà còn thu hút được sự quan tâm, chú ý của cộng đồng.
Một trong số hoạt động vì cộng đồng nổi bật của Yakult có thể kể tới Yakult Lady. Lấy hình ảnh những người phụ nữ giao sữa quen thuộc tại Nhật Bản, Yakult Việt Nam cũng đang mở rộng mô hình này.
Hầu hết đối tượng Yakult tuyển dụng đều nằm trong độ tuổi trung niên, hay những người đã về hưu. Bằng cách này, nhãn hàng đã giải quyết vấn đề của rất nhiều người phụ nữ đang cần việc làm khi mà gần như không còn doanh nghiệp nào tuyển dụng trong độ tuổi của họ.
Ngoài ra, mức lương cho vị trí này ở Yakult Việt Nam là khá cao (thu nhập trên 10 triệu đồng/ tháng), với mức lương này, các Yakult Lady có thể chăm lo cho gia đình, cũng như thoả mãn những nhu cầu cá nhân của mình.
Bên cạnh đó, Yakult không coi họ là người bán hàng mà là phổ biến giới thiệu sản phẩm, và họ không giao hàng mà mang sản phẩm đến tận tay khách hàng. Từ đó, có thể thấy được chiến lược của thương hiệu này không chỉ giúp các Yakult Lady có công việc ổn định, mà còn thể hiện sự tận tâm tới khách hàng.
Tổng kết
Yakult là một trong những thương hiệu sữa phổ biến nhất tại Việt Nam và trên thế giới. Để đạt được thành công này, Yakult đã triển khai những chiến lược Marketing một cách hiệu quả.
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu hơn về case study chiến lược marketing của Yakult , từ đó tham khảo để triển khai những chiến lược marketing phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Ghé thăm blog của chúng tôi để cập nhật kiến thức hay mỗi ngày nhé!
Tham khảo thêm một số bài viết hay khác:
- Chiến lược marketing của SABECO: Thương hiệu bia Made in Việt Nam
- Phân tích chi tiết chiến lược Marketing ngân hàng BIDV
- Bài học thành công từ chiến lược marketing của FPT Shop