Hầu như mọi doanh nghiệp hiện nay đều áp dụng công thức tính lương theo thời gian để trả công cho nhân viên. Tại sao hình thức này lại được áp dụng phổ biến như vậy? Liệu có điểm nào doanh nghiệp cần lưu tâm khi áp dụng? Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quát hình thức tính lương theo thời gian và các công thức liên quan.
Tải miễn phí – Tổng hợp Mẫu Phiếu Lương Dành riêng cho HR
1. Lương theo thời gian là gì?
Lương theo thời gian là số tiền công người lao động nhận được hoặc được trả dựa trên tỉ lệ giữa tiền công và thời gian làm việc thực tế tại công ty. Thời gian làm việc có thể được tính theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc thậm chí là theo giờ, trong số đó hình thức tính lương theo tháng được sử dụng nhiều nhất.
2. Khái niệm lương theo thời gian
Khái niệm lương theo thời gian được định nghĩa là khoản tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động dựa trên thỏa thuận lương trước đó và thời gian làm việc thực tế. Khoản lương này gồm lương tháng, lương tuần, lương ngày và lương giờ. Theo quy định của Pháp luật, lao động được thanh toán ít nhất 15 ngày 1 lần hoặc ít nhất 1 tháng 1 lần theo thỏa thuận của đôi bên
3. Ưu và nhược điểm của hình thức tính lương theo thời gian
Tính lương cho nhân viên theo thời gian có ưu điểm dễ hiểu, dễ tính và dễ thực hiện. Theo cách tính này, người lao động được tập trung nhiều vào chất lượng công việc thay vì chạy theo chỉ tiêu bởi quỹ thời gian thỏa mái hơn.
Tuy vậy, hình thức tính lương theo thời gian có chế đó là người lao động có thể cảm thấy mức lương chưa tương xứng với sự đóng góp và hiệu quả công việc của họ. Do đó, để đảm bảo công bằng, doanh nghiệp có thể áp dụng kết hợp giữa trả lương tháng và thưởng hiệu quả công việc để động viên và khuyến khích tinh thần làm việc của doanh nghiệp.
4. Các loại lương theo thời gian
Do hình thức lương theo thời gian dựa vào thời gian làm việc thực tế và thời gian được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật hoặc có thể theo thỏa thuận của 2 bên giữa người lao động và lao động.
Lương theo thời gian được chia nhiều loại khác nhau:
- Lương năm: Là khoản lương tổng 1 năm dựa theo mức độ của pháp luật hoặc thỏa thuận 2 bên
- Lương tháng: Là khoản tiền thanh toán cho người lao động dựa trên mức ghi trong hợp đồng lao động hoặc các quy định trong thang lương, bảng lương được áp dụng cho cá nhân đó.
- Lương tuần: Là khoản lương trả cho người lao động cho 1 tuần làm việc. Mức tiền lương được tính bằng tiền lương tháng x12 tháng và chia cho 52 tuần
- Lương ngày: Là số tiền người lao động nhận được sau 1 ngày làm việc. Mức lương ngày được tính bằng tiền lương tháng chia cho tổng số ngày làm việc trong tháng, theo quy định của pháp luật. Nếu trong hợp đồng có thỏa thuận tiền lương theo tuần thì lương ngày sẽ bằng tiền lương tuần chia cho tổng số ngày làm việc trong tuần.
- Lương giờ: Là số tiền được trả cho người lao động cho 1 giờ làm việc. Số tiền lương này được tính bằng cách lấy số tiền lương theo ngày chia cho tổng số giờ làm việc bình thường, theo quy định của Bộ lao động 2019 tại điều 105.
5. Tổng hợp các cách tính lương theo thời gian
5.1 Công thức tính lương theo thời gian theo tháng
Tính theo ngày công hành chính
5.2 Lương tháng thực nhận = ((Lt + Pc) / Cc) * Ct)
Trong đó:
- Lt: là mức lương đầy đủ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
- Pc: là các phụ cấp đi kèm (nếu có);
- Cc: là ngày công chuẩn theo quy định của doanh nghiệp;
- Ct: là số ngày làm việc thực tế trong tháng của người lao động.
Ngày công chuẩn ở đây sẽ là tổng số ngày công hành chính trong một tháng theo như nội quy của doanh nghiệp. Ví dụ doanh nghiệp quy định nhân viên đi làm toàn thời gian từ thứ 2 tới thứ 7 và được nghỉ phép ngày chủ nhật. Tháng 12 này có 31 ngày và 4 Chủ nhật. Suy ra số ngày công chuẩn được tính là 31 – 4 = 27.
Với công thức này, mức lương hàng tháng của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp thường là những con số cố định, chỉ biến động khi họ có ngày nghỉ không lương. Người lao động hưởng lương theo công thức này không cần phải thắc mắc về thu nhập của mình. Bởi ứng với mỗi ngày nghỉ không lương, tiền lương của họ sẽ bị trừ một mức cố định. Trong một tháng, người lao động nghỉ bao nhiêu ngày công thì sẽ bị trừ bấy nhiên tiền lương. Còn nếu trong tháng này, nhân viên đó đi làm đúng số ngày theo quy định thì sẽ được hưởng đủ mức lương đã thỏa thuận.
Tính theo ngày công chuẩn do doanh nghiệp tự quy định
Lương tháng thực nhận = ((Lt + Pc) / 26) * Ct)
Công thức này giữ nguyên một số yếu tố của công thức trên. Tuy nhiên, số ngày công chuẩn đã được thay thế bằng một con số cụ thể do doanh nghiệp tự ấn định. Con số này thường là 26 hoặc 24 tùy công ty.
Công thức này tạo lợi thế cho chủ doanh nghiệp trong khâu tính toán nhưng lại khiến người lao động phải cân nhắc vì mức lương của họ có thể bị biến động. Ví dụ doanh nghiệp quy định nhân viên đi làm toàn thời gian từ thứ 2 tới thứ 7 và được nghỉ phép ngày chủ nhật. Tháng 2 này có 28 ngày và 4 Chủ nhật. Suy ra số ngày công chuẩn được tính là 28 – 4 = 24, nhưng doanh nghiệp lại ấn định số ngày công chuẩn là 26. Khi đó, tiền lương của họ sẽ bị giảm đi. Cũng công thức đó nhưng tính trong tháng 12, số ngày công chuẩn sẽ là 27. Khi đó, tiền lương của người lao động sẽ được tăng lên.
Trong trường hợp cần xin nghỉ phép, người lao động có xu hướng chọn những tháng có nhiều ngày (như tháng 12 trong ví dụ trên) để tiền lương của họ bị ảnh hưởng ít nhất có thể.
5.2 Công thức tính lương theo thời gian theo tuần
Lương tuần được hiểu là mức tiền lương trả cho người lao động ứng với 1 tuần làm việc. Nếu hợp đồng lao động thỏa thuận tính lương tuần dựa trên lương tháng thì mức lương của người lao động được tính cụ thể theo công thức:
Lương tuần thực nhận = (lương tháng * 12)/52
Trong đó, 12 ứng với 12 tháng và 52 ứng với 52 tuần trong một năm.
5.3 Công thức tính lương theo ngày
Công thức tính lương theo ngày sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận trên hợp đồng lao động.
Nếu hợp đồng lao động tính lương ngày dựa trên lương tháng thì mức lương của người lao động được tính bằng cách lấy mức lương tháng chia cho số ngày công chuẩn (tính theo tháng) theo quy định của doanh nghiệp.
Nếu hợp đồng lao động tính lương ngày dựa trên lương tuần thì mức lương của người lao động được tính bằng cách lấy mức lương tuần chia cho số ngày công chuẩn (tính theo tuần) theo quy định của doanh nghiệp.
5.4 Công thức tính lương theo giờ
Để tính được mức lương giờ, doanh nghiệp cần tính được mức lương ngày trước. Tùy vào thỏa thuận trong hợp đồng lao đồng thì mức lương ngày này sẽ biến động khác nhau.
Công thức tính lương theo giờ được xác định bằng cách lấy tiền lương ngày bên trên chia cho số giờ làm việc trong ngày được quy định tại điều 105 của Luật lao động hiện hành. Theo đó, thời gian tối đa cho một ngày làm việc là 8 tiếng. Trường hợp làm thêm giờ sẽ được tính theo công thức khác.
6. Cách tính lương theo thời gian trong một số trường hợp đặc biệt
6.1 Tính lương theo thời gian làm thêm giờ
Tiền lương làm thêm giờ sẽ được tính theo số giờ người lao động làm thêm so với quy định. Công thức cụ thể như sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Ln * a% * Gt
Trong đó,
Ln: là tiền lương giờ thực tế trong một ngày lao động bình thường;
a: là các mức phần trăm được quy định tùy vào tình huống làm thêm giờ, thường từ 150-300;
- 150%: thường là các giờ làm thêm trong ngày thường;
- 200%: thường là giờ làm thêm trong các ngày nghỉ hàng tuần;
- 300%: thường là giờ làm thêm vào các ngày nghỉ có hưởng lương (nghỉ lễ, Tết,…).
Gt: là số giờ người lao động làm thêm so với quy định.
6.2 Tiền lương làm việc ban đêm
Những người lao động phải làm việc vào thời gian ban đêm sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương căn cứ theo mức lương của ngày làm việc bình thường, cụ thể:
Tiền lương làm việc vào ban đêm = Ln + Ln * b% * Gđ
Trong đó,
b: là các mức phần trăm được quy định cho trường hợp làm việc ban đêm, tối thiểu 30%;
Gđ: là số giờ người lao động làm việc vào ban đêm.
6.3 Tính tiền lương làm việc thêm giờ vào ban đêm
Những người lao động làm thêm giờ nhưng là giờ ban đêm thì bên cạnh mức lương quy định bên trên, họ sẽ được trả thêm 20% lương căn cứ vào mức tiền lương dành cho một ngày làm việc bình thường. Công thức khi đó sẽ là:
Tiền lương làm thêm giờ ban đêm = (Ln * a% + Ln * b% + Lđb * 20%) * Gtđ
Trong đó:
Lđb: là tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc trong các trường hợp ngày bình thường/ngày nghỉ hằng tuần/ngày nghỉ lễ, tết/ngày nghỉ có hưởng lương;
- Lđb = Ln: nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm của ngày bình thường và trước đó không làm thêm giờ vào ban ngày;
- Lđb = 150%Ln: nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm của ngày bình thường và trước đó có làm thêm giờ vào ban ngày;
- Lđb = 200%Ln: nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm của ngày nghỉ hàng tuần;
- Lđb = 300%Ln: nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm của ngày nghỉ có hưởng lương (lễ, tết, …)
Gtđ: số giờ người lao động làm thêm vào ban đêm.
6.4 Tiền lương ngừng việc
Căn cứ theo điều 99 thuộc Bộ luật lao động hiện nay, người lao động ngừng việc sẽ được trả lương như sau:
- Nếu ngừng làm việc do lỗi của người sử dụng lao động thì người này có trách nhiệm thanh toán đủ tiền lương theo hợp đồng cho người lao động;
- Nếu ngừng làm việc do lỗi của người lao động thì người này không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
- Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
- a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
- b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
6.5 Tiền lương đối với các ngày nghỉ có hưởng lương
Đối chiếu với điều 113 trong Bộ luật lao động 2019, người lao động đã hoàn thành đủ 12 tháng làm việc có quyền được nghỉ hàng năm mà vẫn hưởng nguyên lương. Tùy điều kiện lao động thì thời gian này thường dao động từ 12-16 ngày, cụ thể:
- Người lao động làm việc trong điều kiện thường: nghỉ hưởng nguyên lương 12 ngày;
- Người lao động là người chưa thành niên, khuyết tật hoặc làm các công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm: nghỉ hưởng nguyên lương 14 ngày;
- Người lao động làm những công việc đặc biệt nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc: nghỉ hưởng nguyên lương 16 ngày.
Trong trường hợp người lao động chưa hoàn thành đủ 12 tháng này, số ngày nghỉ hưởng nguyên lương được tính theo công thức tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Ngoài các ngày hợp lệ trên, người lao động còn có một số ngày nghỉ đặc biệt mà vẫn được hưởng lương như sau:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (01/01 mỗi năm);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng (còn gọi là ngày Giải phóng, ngày Thống nhất): 01 ngày (30/04 hàng năm);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (01/05 hàng năm);
- Lễ Quốc khánh: 02 ngày (01-02/09 hoặc 02-03/09 hàng năm);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (10/03 âm lịch hàng năm).
Đặc biệt, Bộ luật lao động còn cho phép người lao động nghỉ phép do công việc riêng nhưng vẫn được hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau:
- Kết hôn: nghỉ tối đa 3 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ tối đa 1 ngày;
- Cha mẹ hoặc cha mẹ vợ/chồng (kể cả cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi) hoặc con cái (kể cả con đẻ hoặc con nuôi) mất: nghỉ tối đa 3 ngày.
7. Các hình thức thanh toán tiền lương theo thời gian phổ biến
Theo quy định của Pháp luật, tại điều 96 của Bộ luật Lao động 2019, điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, hình thức thanh toán lương theo thời gian được quy định và hướng dẫn chi tiết. Người sử dụng lao động và người lao động phải có thỏa thuận về hình thức trả lương rõ ràng.
Có 2 hình thức trả lương theo thời gian:
- Trả lương theo thời gian làm việc thực tế
- Trả lương theo thời gian bao gồm tiền lương theo thời gian đơn giản và tiền thưởng
Nguyên tắc trả lương theo thời gian mà doanh nghiệp bắt buộc phải tuân theo đó là phải trả lương trực tiếp hoặc gián tiếp cho người lao động, đảm bảo đúng hạn và đầy đủ. Nếu không thì ít nhất phải trả trước 1 phần tiền lương và gửi lại cho người lao động thêm 1 khoản bằng với lãi suất tiền gửi ngân hàng được ngân hàng công bố tại thời điểm trả lương.
8. Lời kết
Có thể thấy, các công thức tính lương theo thời gian phức tạp và nhiều trường hợp liên quan hơn so với hình thức trả lương theo sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp nói chung cũng như các chủ doanh nghiệp và bộ phận kế toán nói riêng cần phải nắm vững các điều lệ, công thức, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ thích hợp để quản lý và kiểm soát lương cho nhân viên, hạn chế sai sót, nhầm lẫn.
Để tăng hiệu quả trong công tác quản lý tiền lương, các doanh nghiệp có thể tham khảo phần mềm AMIS Tiền lương – công cụ tính lương dễ sử dụng bậc nhất hiện nay.
AMIS Tiền lương là phần mềm tính lương được thiết kế để doanh nghiệp có thể dễ dàng tổng hợp dữ liệu tính lương bao gồm các dữ liệu như chấm công, KPIs, doanh số,… chỉ với 1 click thông qua tính năng đồng bộ hóa dữ liệu. Phần mềm tối ưu công tác tính lương thông qua các chức năng như:
- Khai báo các chính sách từ lương thưởng cho tới phụ cấp và khấu trừ;
- Tính lương tự động thông qua các công thức gợi ý hoặc tùy chỉnh công thức tương tự Excel;
- Tự động tính toán các khoản khấu trừ căn cứ theo các quy định trên hồ sơ & quy định của Nhà nước;
- Quản lý tình hình chi trả lương cho nhân viên, theo dõi công nợ lương và xuất báo cáo phân tích các mức thu nhập và phúc lợi.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Tiền lương theo thời gian và cách tính lương theo thời gian được áp dụng phổ biến trong doanh nghiệp. Tùy theo quy mô và loại hình doanh nghiệp và vị trí của nhân sự, cách tính lương có thể thay đổi linh hoạt mà vẫn đảm bảo tuân thủ theo pháp luật. Hi vọng những thông tin được đề cập trong bài viết sẽ hữu ích cho doanh nghiệp.