[Tải miễn phí] Mẫu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên mới nhất

23/10/2024
17995

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với các vấn đề về nguồn lực như tỷ lệ nghỉ việc ở lao động trẻ tăng cao, năng suất làm việc thấp, mâu thuẫn về phúc lợi… Điểm chung của những vấn đề này là người lao động chưa hài lòng với doanh nghiệp. Để phát hiện kịp thời tình trạng trên, bộ phận nhân sự có thể áp dụng mẫu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên. Từ đó doanh nghiệp sẽ nắm bắt được nhân viên chưa hài lòng ở điểm nào và có phương án cải thiện phù hợp. 

1. Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên là gì?

Khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên là hoạt động lấy ý kiến của người lao động về công việc, cho phép người lao động phản ánh những vấn đề đang tồn tại trong doanh nghiệp và bày tỏ mong muốn của bản thân về công việc mình đang thực hiện. 

Để khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên, phòng nhân sự cần thiết kế bộ câu hỏi xoay quanh nhiều phương diện, cụ thể như cách nhân viên cảm nhận về văn hóa doanh nghiệp, mối quan hệ với đồng nghiệp, lộ trình thăng tiến của bản thân, sự công nhận của cấp trên và các vấn đề khác về công việc. Các cuộc khảo sát được thực hiện qua link nội bộ, ẩn tên người khảo sát để tăng tính trung thực và khách quan của kết quả

2. Lợi ích của việc tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên đối với công ty

Lợi ích của việc tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên
Lợi ích của việc tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên

Khi khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên, doanh nghiệp có thể đạt được những lợi ích sau đây:

2.1 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp không dừng lại ở việc tổ chức hoạt động tập thể (team building, ăn uống, vui chơi,…) hay khuyến khích nhân viên chia sẻ bài viết về văn hóa doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm mới của công ty. 

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần có sự đầu tư từ khâu lên kế hoạch hoạt động tập thể phù hợp với số đông nhân viên. Vì một hoạt động truyền thông nội bộ dù có quy mô hoành tráng đến đâu nhưng không được sự đón nhận từ phía người lao động thì hoạt động không thể đạt đến mục đích cuối cùng: xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh.

Do vậy, cần có phiếu khảo sát ý kiến của nhân viên để công ty được hiểu thêm về mong muốn, nguyện vọng của mỗi cá nhân, đó là cơ sở để xây dựng văn hóa nội bộ.

Chẳng hạn, công ty tổ chức hoạt động tập thể ở khu cắm trại nhân ngày quốc tế phụ nữ, hoạt động này tuy tốn nhiều công sức để chuẩn bị nhưng chỉ nhận được sự ủng hộ và tham gia của những nhân viên nữ đã có gia đình.

Sau đó, bộ phận nhân sự thiết kế một biểu mẫu khảo sát sự hài lòng của nhân viên và kết quả cho thấy hướng tổ chức đúng nhất là cho các nhân viên nữ cùng đi spa thư giãn, thay vì tổ chức một buổi cắm trại mà chỉ có nhân viên có gia đình quan tâm.

2.2 Tạo môi trường làm việc lý tưởng

Việc xây dựng một môi trường làm việc hoàn hảo cho một tập thể không hề dễ dàng, bởi mỗi người có quan điểm và tiêu chuẩn riêng. Mặc dù vậy, việc cải thiện môi trường làm việc là thiết yếu và cần được duy trì liên tục trong mỗi doanh nghiệp.

Môi trường làm việc bao gồm cơ sở vật chất, tính chất công việc, các mối quan hệ giữa cấp trên – cấp dưới, giữa các nhân viên với nhau,… Môi trường làm việc tốt sẽ giữ chân được những nhân tài gắn bó với công ty.

Trong mẫu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên, HR có thể thiết kế xen kẽ câu hỏi liên quan đến các vấn đề trên, để hiểu được rõ hơn những ý kiến đánh giá, đề xuất của nhân viên về môi trường làm việc, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp hơn. 

2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là hoạt động cốt lõi không thể thiếu trong bất kì công ty, tổ chức nào. Đây là cách để nâng cao năng suất và chất lượng công việc, nhằm thúc đẩy tình hình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp về lâu dài.

Làm thế nào để có được một chiến lược đào tạo tốt? Điều này phải xuất phát từ chính nhu cầu học tập của nhân viên. Để nắm bắt nhu cầu học tập, doanh nghiệp phải có câu hỏi cho nhân viên về các vấn đề liên quan đến cơ hội học tập, đào tạo và nguyện vọng nâng cao kiến thức – kỹ năng.

Dựa trên dữ liệu khảo sát, chuyên viên đào tạo tổng hợp các vấn đề học tập cấp thiết và được nhiều người quan tâm nhất, để tiến hành kế hoạch đào tạo của doanh nghiệp. 

2.4 Giữ chân nhân tài 

Để duy trì được mối quan hệ bền vững giữa người lao động và doanh nghiệp, điểm mấu chốt là quan tâm đến quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên.

Nếu như doanh nghiệp mong muốn nhân viên cống hiến hết mình cho công việc, thì ngược lại doanh nghiệp cũng cần phải có những hoạt động thiết thực để làm hài lòng nhân viên.

Cụ thể là các hoạt động cải thiện môi trường làm việc, xây dựng chế độ đãi ngộ và phúc lợi hấp dẫn, quan tâm đến sức khỏe và tinh thần của nhân viên. Từ đó nhân viên sẽ có thêm động lực để làm việc tốt hơn và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Hãy bắt đầu lắng nghe nhân viên bằng chính các bảng khảo sát về sự hài lòng với doanh nghiệp.

3. Các hình thức khảo sát nhân viên

2 hình thức khảo sát nhân viên
2 hình thức khảo sát nhân viên
  • Trả lời tự do: Nhân viên tự do viết câu trả lời và bày tỏ quan điểm của mình. Hình thức này giúp doanh nghiệp hiểu sâu sắc về nhân viên, thậm chí phát hiện được những vấn đề thực tế mà người làm công tác nhân sự chưa lường tới. Tuy nhiên, các câu trả lời tự do khó số hóa và lập biểu đồ phân tích. 
  • Trả lời theo lựa chọn: Hình thức này được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì dễ tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả khảo sát. Phòng nhân sự sẽ nghiên cứu để đưa ra các câu trả lời có sẵn một cách toàn diện nhất có thể. Cách trả lời theo lựa chọn gồm 2 dạng là Có/không và theo thang điểm.

4. Hướng dẫn xây dựng mẫu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên 

4.1 Bố cục của bảng khảo sát

Phần thông tin chung

  • Thông tin tổng quan về bảng khảo sát, giúp nhân viên hiểu rõ khảo sát này dành cho ai, nhằm mục đích gì. Nên có cam kết về bảo mật thông tin để người điền bảng an tâm trả lời. 
  • Phiếu khảo sát có thể yêu cầu người làm ghi họ tên, mã số nhân viên, phòng ban. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, để đảm bảo tính khách quan và riêng tư thì bảng khảo sát không yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân.

Phần câu hỏi theo mẫu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên đối với công ty

Phần này gồm toàn bộ các câu hỏi đã được đội ngũ khảo sát chuẩn bị. Các câu hỏi nên được thể hiện một cách ngắn gọn, rõ ràng, tập trung vào mục đích khảo sát, tránh gây nhàm chán cho người đọc.

4.2 Các câu hỏi phổ biến khi khảo sát ý kiến của nhân viên

Để thấu hiểu hơn về nhân viên cũng như mức độ hài lòng của họ, MISA AMIS HRM gợi ý cho phòng nhân sự một số câu hỏi như sau:

  • Anh/chị có hài lòng với khối lượng công việc hiện tại? Anh/chị đánh giá mức độ khó/dễ của công việc như thế nào?
  • Anh/chị đánh giá như thế nào về cơ sở vật chất tại nơi làm việc?
  • Anh/chị có hài lòng với môi trường làm việc tại công ty? 
  • Anh/chị có hài lòng với mức lương hiện tại của mình?
  • Anh/chị đánh giá thế nào về chính sách phúc lợi và đãi ngộ mà công ty đang áp dụng?
  • Anh/chị có hài lòng với cách thức quản lý của ban lãnh đạo công ty?
  • Anh/chị có hài lòng với chính sách chi trả bảo hiểm xã hội tại công ty?
  • Anh/chị có nhận xét gì về chế độ khen thưởng và kỷ luật của công ty?
  • Anh/chị có đề xuất gì cho chương trình đào tạo và phát triển nhân viên?
  • Anh/chị có đề xuất gì để cải thiện các hoạt động trong công đoàn?
  • Anh/chị muốn đề xuất điều gì với trưởng bộ phận, ban lãnh đạo?
Các câu hỏi phổ biến khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên
Các câu hỏi phổ biến khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên

5. Tải mẫu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên 

Mời bạn đọc tham khảo các mẫu phiếu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên được MISA AMIS HRM biên soạn.

Mẫu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên số 1

Biểu mẫu gồm 3 phần: phần câu hỏi khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên, phần câu hỏi khảo sát mức độ quan trọng của từng tiêu chí và phần thông tin phụ. Trong đó, phần câu hỏi khảo sát được xây dựng theo thang điểm từ 1 đến 5 hoặc từ 1 đến 4.

Sau khi có dữ liệu từ phần câu hỏi, áp dụng phương pháp xác định hệ số và tỷ lệ phần trăm hài lòng về điều kiện làm việc và phương pháp xác định mức độ hài lòng, tầm quan trọng của các tiêu chí về điều kiện làm việc để cho ra kết quả cụ thể nhất. 

Tải miễn phí mẫu khảo sát mức độ hài lòng mẫu 1
Công thức đánh giá sự hài lòng của từng nhân viên
Công thức đánh giá sự hài lòng của từng nhân viên

Mẫu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên số 2

Biểu mẫu này được xây dựng theo phương pháp ESI (Employee Satisfaction Index) – chỉ số hài lòng của nhân viên. Sự hài lòng của nhân viên với doanh nghiệp được đánh giá dựa vào các tiêu chí: họ có cảm thấy mình hạnh phúc với nơi làm việc hay không, công việc mà họ đang làm có giúp họ đảm bảo cuộc sống không và có đáp ứng được những mong muốn, nguyện vọng của họ không.

Đối với công ty quy mô nhỏ, muốn khảo sát sự hài lòng của nhân viên trong thời gian ngắn thì Employee Satisfaction Index có thể đo lường bằng những câu hỏi sau:

  1. Anh/chị có hài lòng với công việc hiện tại và môi trường làm việc hay không?
  2. Công ty có đáp ứng được mong muốn và kỳ vọng của anh/chị hay không?
  3. So với môi trường làm việc lý tưởng mà anh/chị mong muốn, công ty hiện đang ở mức nào?

Đối với công ty quy mô lớn, số lượng nhân viên đông đảo, thời gian khảo sát kéo dài, có thể đo lường ESI với các hạng mục rộng hơn. Ngoài những câu hỏi trên, nên khảo sát nhân viên về lương thưởng và phúc lợi, chính sách khen thưởng, sự hỗ trợ của cấp trên, quan hệ với đồng nghiệp, hình ảnh công ty…

Tải miễn phí mẫu khảo sát mức độ hài lòng mẫu 2

Mẫu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên số 3

Biểu mẫu này được xây dựng theo hình thức đánh giá 5 mức độ Likert kết hợp với tự luận. Cụ thể, sau mỗi câu hỏi để đánh giá mức độ theo thang điểm từ 1 đến 5  là một câu hỏi khác nhằm để nhân viên diễn giải ý kiến của mình cho số điểm đã chọn ở câu phía trên, từ đó doanh nghiệp có căn cứ xác định nguyên nhân khiến nhân viên không hài lòng. 

Tải miễn phí mẫu khảo sát mức độ hài lòng mẫu 3

Ví dụ: 

  • Câu 1: Bạn có hài lòng về trang thiết bị phục vụ công việc hàng ngày của bạn không? => Nhân viên sẽ cho điểm từ 1 đến 5
  • Câu 2: Nếu có ý kiến về hạ tầng và trang thiết bị phục vụ công việc, vui lòng ghi rõ. => Trong trường hợp nhân viên cho rằng thiết bị phục vụ công việc chưa đủ tốt, họ sẽ ghi rõ lý do.

Mẫu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên số 4

Những câu hỏi trong biểu mẫu này sẽ được phân loại thành các mục như: tiền lương, đào tạo thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, bản chất công việc, điều kiện làm việc… Với mỗi câu nhân viên chọn số điểm từ 1 đến 5 tương ứng với các mức độ từ “Rất không đông ý” đến “Rất đồng ý”. Qua đó nhà quản trị nhân sự tính được mức độ hài lòng trung bình của nhân viên và xác định được những vấn đề có nhiều nhân viên hài lòng/không hài lòng nhất.

Tải miễn phí mẫu khảo sát mức độ hài lòng mẫu 4
Một số câu hỏi có thể áp dụng trong mẫu khảo sát
Một số câu hỏi có thể áp dụng trong mẫu khảo sát

Mẫu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên số 5

Đây là biểu mẫu liệt kê nhiều câu trả lời và có thể chọn nhiều đáp án khác nhau. Biểu mẫu này thể hiện câu trả lời cụ thể hơn so với việc sử dụng phương pháp thang đo Likert. Nhân viên cũng cần dành thời gian phân tích kỹ câu trả lời để lựa chọn ra đáp án phù hợp nhất với mong muốn của mình.

Tải miễn phí mẫu khảo sát mức độ hài lòng mẫu 5

6. Quản trị nhân lực tốt hơn với phần mềm MISA AMIS HRM

Nhìn chung, việc xác định mức độ hài lòng của nhân viên trong doanh nghiệp và cải thiện tỷ lệ hài lòng không dễ dàng. Bộ phận nhân sự và ban giám đốc cần có một công cụ hỗ trợ để thực hiện công tác quản trị nhân lực một cách toàn diện hơn, nhanh chóng nắm bắt các “điểm nóng” để xử lý.

Công ty cổ phần MISA đã nghiên cứu và phát triển phần mềm nhân sự MISA AMIS HRM – Giải pháp quản lý nhân sự toàn diện, nâng cao trải nghiệm nhân viên. Phần mềm tích hợp đầy đủ các chức năng mới nhất giúp tự động hóa 5 nghiệp vụ nhân sự chuyên sâu.

Dùng ngay miễn phí

  • AMIS Tuyển dụng: Đây là công cụ hỗ trợ phòng hành chính nhân sự trong quy trình tuyển dụng như xây dựng thương hiệu tuyển dụng trên trang web, đăng tin, sàng lọc hồ sơ ứng tuyển, kết nối với ứng viên tiềm năng, báo cáo hiệu quả tuyển dụng…
  • AMIS Thông tin nhân sự: Lưu trữ toàn bộ hồ sơ nhân sự, hợp đồng, thông tin khen thưởng, bổ nhiệm,… thay vì sử dụng hình thức lưu trữ bản giấy. Phần mềm còn có chức năng phân tích dữ liệu nhân viên, giúp ban lãnh đạo có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình nhân sự trong doanh nghiệp.
  • AMIS Chấm công: Phần mềm hỗ trợ chấm công đa dạng hình thức như vân tay, quét khuôn mặt, GPS, QR Code, Wifi… Dữ liệu chấm công sẽ được tự động tổng hợp và xử lý, gửi cho nhân viên xác nhận và phản hồi. Nhân viên chủ động theo dõi ngày công và ngày phép của mình trên app.
  • AMIS Tiền lương: Phần mềm tự động tính lương nhân viên dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như KPI, doanh số, cung cấp cho ban lãnh đạo báo cáo quỹ lương chi tiết để có cơ sở cải thiện chế độ phúc lợi, đãi ngộ tốt hơn.

Biểu mẫu OKR

Tải miễn phí 11 Biểu mẫu OKR theo chức vụ và phòng ban

Hơn 17.000 doanh nghiệp đã tin tưởng sử dụng MISA AMIS HRM: Tập đoàn Thái SơnXuân Cương, IVY moda,… Hàng năm MISA AMIS HRM đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp trên con đường chuyển đổi số, kiến tạo môi trường làm việc hiện đại, năng động, nâng cao sự hài lòng của đội ngũ nhân viên.

7. Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về khảo sát mức độ hài lòng và một số mẫu khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên để doanh nghiệp áp dụng ngay. Tùy vào nhu cầu của nhà quản trị nhân sự và mục đích sử dụng kết quả khảo sát, có thể linh hoạt thay đổi bộ câu hỏi cho phù hợp. Điều quan trọng nhất sau khi khảo sát là phải có công đoạn tổng kết, rút ra kết luận và phải có hành động thiết thực để nhân viên cảm thấy hài lòng hơn với công ty.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 5 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả