Bảo hiểm y tế doanh nghiệp | Quyền lợi và nghĩa vụ mà người lao động cần nắm rõ

27/07/2024
5623

Tham gia bảo hiểm y tế là điều hữu ích và cần thiết không chỉ với bản thân mà còn với gia đình và xã hội. Người lao động làm việc tại các công ty, tổ chức hẳn đều biết về bảo hiểm y tế doanh nghiệp, tuy nhiên không phải ai cũng tường tận thông tin về loại hình bảo hiểm này. Dưới đây là thông tin tổng quan về bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp mà bạn cần lưu ý, cùng tìm hiểu nhé!

báo cáo tuyển dụng

TẢI MIỄN PHÍ – MẪU BÁO CÁO TUYỂN DỤNG CHUYÊN NGHIỆP TẠI ĐÂY

1. Bảo hiểm y tế doanh nghiệp là gì?

Bảo hiểm y tế doanh nghiệp
Bảo hiểm y tế doanh nghiệp

Bảo hiểm y tế doanh nghiệp là một dạng bảo hiểm y tế mà người lao động bắt buộc phải tham gia đóng khi làm việc ở doanh nghiệp, và sẽ được doanh nghiệp chi trả một phần số tiền đóng bảo hiểm đó.

Vậy người lao động phải đáp ứng điều kiện như thế nào thì mới có thể tham gia bảo hiểm y tế doanh nghiệp. Và mức đóng bảo hiểm dành cho người lao động khi làm việc tạo doanh nghiệp là bao nhiêu? Chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu trong bài viết dưới đây

1.1 Điều kiện tham gia bảo hiểm y tế cho người lao động tại doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 1, Nghị định 146/2018/NĐ-CP của chính phủ, điều kiện tham gia bảo hiểm y tế doanh nghiệp là các đối tượng sau đây:

  • Người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có ký kết hợp đồng lao động với thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên
  • Người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương
  • Cán bộ, công chức, viên chức.

Trong trường hợp người lao động (thuộc các đối tượng kể trên) có thêm một hoặc nhiều  hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì việc đóng bảo hiểm y tế sẽ căn cứ theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
Như vậy, người lao động ký kết hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế và người sử dụng chịu trách nhiệm đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.

>>> Xem thêm: Top phần mềm quản lý nhân sự HRM tốt nhất cho doanh nghiệp

1.2. Mức đóng bảo hiểm y tế dành cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp

Mức đóng BHYT dành cho NLĐ đang làm việc tại doanh nghiệp
Mức đóng BHYT dành cho NLĐ đang làm việc tại doanh nghiệp

Theo Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) của người lao động được áp dụng như sau:
Mức đóng bảo hiểm y tế doanh nghiệp hàng tháng cần nộp cho cơ quan bảo hiểm là 4,5% tiền lương tháng, trong đó tỷ lệ đóng của các bên như sau:

  • Người lao động: 1,5%
  • Người sử dụng lao động: 3%

Một số lưu ý: 

  • Đối với người lao động trong thời gian nghỉ việc do ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng thì sẽ không phải đóng BHYT trong thời gian đó nhưng vẫn được hưởng quyền lợi của BHYT.
  • Đối với người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH, mức đóng hàng tháng sẽ là 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản.
  • Đối với người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm pháp luật hay không, mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh.

>>> Xem thêm: Top phần mềm quản lý KPI miễn phí hiệu quả nhất

2. Quyền lợi bảo hiểm y tế doanh nghiệp

Cũng giống như khi bạn tham gia bất kỳ một loại bảo hiểm nào, ngoài các khoản phải đóng, bạn sẽ nhận được những quyền lợi nhất định, tùy vào từng trường hợp khác nhau  sẽ có những mức quyền lợi khác nhau.

Quyền lợi khi tham gia BHYT tại doanh nghiệp
Quyền lợi khi tham gia BHYT tại doanh nghiệp

2.1 Bảo hiểm y tế doanh nghiệp được hưởng bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, mức hưởng bảo hiểm của người lao động khi đóng BHYT doanh nghiệp như sau:

  • Đối với trường hợp đi khám, chữa bệnh đúng tuyến tại các cơ sở y tế: hưởng 80% chi phí khám, chữa bệnh
  • Đối với trường  hợp đi khám chữa, bệnh trái tuyến: hưởng 40% chi phí điều trị nội trú khi khám, chưa bệnh tại các bệnh viện trung ương; 100% chi phí khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế tuyến huyện, tỉnh

Lưu ý: Người lao động sẽ phải tự chi trả mọi chi phí điều trị khi lựa chọn điều trị ngoại trú tại tuyến trung ương, tuyến tỉnh.

Xem thêm: Top 10 phần mềm quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ miễn phí

2.2 Bảo hiểm y tế doanh nghiệp khi nghỉ việc

Căn cứ theo Điều 50 Quyết định 595 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nếu trong tháng doanh nghiệp báo giảm người tham gia BHYT tại đơn vị mình thì BHYT của người lao động nghỉ việc chỉ có giá trị sử dụng đến hết tháng đó. Điều này đồng nghĩa với việc người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động tại doanh nghiệp sẽ không được phép dùng thẻ BHYT cho đến hết ngày sử dụng ghi trên thẻ.

Khi có bất cứ trường hợp khám, chữa bệnh BHYT nào, các cơ sở y tế đều phải tra cứu thông tin thẻ BHYT trên hệ thống nhằm xác định giá trị sử dụng của thẻ. Dựa trên kết quả tra cứu đó, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế sẽ đưa ra hai phương án:

  • Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT với trường hợp người tham gia BHYT đang đóng và thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.
  • Không thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT đối với trường hợp người tham gia đã bị doanh nghiệp báo giảm nhưng ở thời điểm khám, chữa bệnh thẻ vẫn còn giá trị sử dụng.

>>> Xem thêm: Top phần mềm chấm công miễn phí tốt nhất hiện nay

3. Lưu ý khi người lao động đóng BHYT ở doanh nghiệp

3.1 Mức lương đóng bảo hiểm y tế hàng tháng

3.1.1 Mức lương tối thiểu đóng BHYT hàng tháng

Căn cứ theo Điều 6 và Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
Mức lương tháng tối thiểu đóng BHYT không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

  • Người làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua đào tạo, học nghề: mức lương tháng đóng BHYT phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
  • Người làm công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: mức lương tháng BHYT cao hơn ít nhất 5%.
  • Người lao động làm việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: mức lương tháng BHYT phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

3.1.2 Mức lương tháng tối đa đóng BHYT

Theo Khoản 5 Điều 14 về Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014: Mức tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm y tế tối đa là 20 lần mức lương cơ sở (hiện mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng), tương đương với 29.800.000 đồng.

3.2 Đối tượng người lao động tham gia bảo hiểm y tế doanh nghiệp

Theo Khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014; người lao động đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau cần đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định. Cụ thể thứ tự như sau:
(1) Người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng
(2) Cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
(3) Ngân sách nhà nước đóng
(4) Ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
(5) Hộ gia đình
(6) Người sử dụng lao động đóng

3.3 Người lao động làm việc ở nhiều doanh nghiệp

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định, trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì BHYT sẽ được đóng theo hợp đồng có mức tiền cao nhất.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cho người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng BHYT thuộc trách nhiệm của mình vào thời điểm cùng kỳ trả lương.

3.4 Người lao động tham gia bảo hiểm y tế trước đó

Điều 20 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
Người lao động thuộc diện được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng hoặc tham gia BHYT theo hộ gia đình sẽ được hoàn trả tiền đóng BHYT trong những trường hợp sau:

  • Được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế).
  • Được ngân sách Nhà nước tăng mức hỗ trợ đóng BHYT
  • Qua đời trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng

Nhằm giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình kê khai thủ tục giấy tờ liên quan đến BHYT, BHXH,…cho người lao động, MISA AMIS đã phát triển thành công ứng dụng AMIS BHXH, được kết nối trực tiếp với cơ quan BHXH Nhà nước. Với những tính năng nổi trội như:

  • Điện tử hóa 19 thủ tục BHXH
  • Tự động tính số tiền doanh nghiệp phải nộp, chi  trả cho cơ quan BHXH
  • Tích hợp thông tin với các ứng dụng khác trong hệ sinh thái AMIS HRM, tạo nên một hệ thống quản lý toàn diện

4. Phần mềm quản lý bảo hiểm xã hội – Nhanh chóng – Hiệu quả – An toàn

Phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử hỗ trợ kê khai, quản lý, điều chỉnh bảo hiểm xã hội điện tử theo đúng quy định của Quyết định số 08/2015/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 09-03-2015.

Tính năng ưu việt của phần mềm quản lý bảo hiểm xã hội MISA AMIS:

  • Phần mềm giúp điện tử hóa hoàn toàn 19 thủ tục kê khai, điều chỉnh BHXH
  • Kết nối trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội
  • Tự động tính số tiền nộp, chi trả chế độ BHXH
  • Liên kết và liên thông dữ liệu dễ dàng trong hệ sinh thái quản trị doanh nghiệp MISA AMIS

phần mềm bảo hiểm xã hội

CTA nhận tư vấn

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 4 Trung bình: 4.3]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả