Không thể phủ nhận khuyến mại đang ngày càng trở thành công cụ chủ lực trong chiến lược xúc tiến bán hàng của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, việc lựa chọn hình thức khuyến mại hiệu quả lại không hề dễ dàng, khi nhiều phương thức đã dần trở nên nhàm chán và “bão hòa”.
Cùng MISA AMIS khám phá nội dung chi tiết các hình thức khuyến mại dưới đây!
I. Khái niệm khuyến mại trong kinh doanh
Theo điều 88 Luật thương mại 2005, khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Trong đó, các hoạt động khuyến mại có thể được thực hiện bởi:
- Doanh nghiệp tự tổ chức khuyến mại cho sản phẩm, dịch vụ của mình
Ví dụ: Một chuỗi nhà hàng giảm giá 20% cho khách hàng trong tuần lễ kỷ niệm 10 năm thành lập – nhà hàng tự tổ chức hình thức khuyến mại giảm giá.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khuyến mại tổ chức khuyến mại cho sản phẩm của công ty khác
Ví dụ: Một Agency giúp một chuỗi nhà hàng thực hiện chương trình “Mua một món ăn, tặng ly nước miễn phí” để thu hút khách hàng – tức Agency là đơn vị thực hiện khuyến mại cho nhà hàng.
II. Các hình thức khuyến mại trong kinh doanh
Các hình thức khuyến mại theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP được chia thành 9 hình thức khuyến mại chính. Trong đó, có các hình thức khuyến mại phải thực hiện thủ tục đăng ký và các hình thức khuyến mại không cần đăng ký.
Dưới đây là thông tin chi tiết về các hình thức khuyến mại và ví dụ về các hình thức khuyến mại:
1. Nhóm các hình thức sẽ phải thực hiện thủ tục Thông báo chương trình khuyến mại (không cần đăng ký):
1.1. Đưa hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
Ví dụ: Cửa hàng mỹ phẩm phát mẫu thử miễn phí sản phẩm kem chống nắng cho khách hàng trải nghiệm tại cửa hàng.
1.2. Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.
Ví dụ: Nhà hàng tặng một phần tráng miệng miễn phí cho khách hàng.
1.3. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Ví dụ: Siêu thị giảm giá 30% cho một số mặt hàng trong dịp Tết Nguyên Đán.
1.4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.
Ví dụ: Cửa hàng thời trang áp dụng chương trình mua một chiếc áo, tặng phiếu giảm giá 10% cho lần mua tiếp theo.
1.5. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
Ví dụ: Khách hàng mua sản phẩm giày thể thao nhận được phiếu dự thi cuộc thi chạy bộ với giải thưởng là một chuyến du lịch.
1.6. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.
Ví dụ: Khách hàng mua hàng tích điểm, sau đó dùng điểm đổi quà hoặc giảm giá.
1.7. Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
Ví dụ: Mua vé xem phim, nhận thêm voucher giảm giá cho các dịch vụ khác.
Tham khảo thêm:
2. Nhóm các hình thức khuyến mại phải thực hiện thủ tục Đăng ký chương trình khuyến mại:
2.1. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
Ví dụ: Mua một chai nước ngọt, nhận phiếu tham gia rút thăm trúng thưởng xe máy.
2.2. Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận.
Ví dụ: Một công ty tổ chức cuộc thi sáng tạo logo cho sản phẩm và được cơ quan quản lý đồng ý.
III. Mục tiêu của các hình thức khuyến mại – tại sao doanh nghiệp cần thực hiện các hình khuyến mại?
1. Mục tiêu của các hình thức khuyến mại
Nhiều doanh nghiệp còn nhầm lẫn các hình thức khuyến mại chỉ là công cụ để thúc đẩy doanh số bán hàng, nhưng thực chất mục tiêu của mỗi hình thức khuyến mại lại rất đa dạng, và được thay đổi khác nhau tùy từng chiến dịch:
- Tăng doanh số bán hàng: Hầu hết các hình thức khuyến mại đều hướng tới mục tiêu kích thích khách hàng mua sắm nhiều hơn hoặc/và giá trị cao hơn, đặc biệt trong ngắn hạn.
- Thu hút khách hàng mới: Giúp doanh nghiệp tiếp cận và lôi kéo khách hàng lần đầu dùng thử sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Giữ chân khách hàng cũ: Đối với các chương trình như tích điểm hoặc ưu đãi, các hình thức khuyến mại giúp duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng, nhất là khách hàng thân thiết.
- Giải phóng hàng tồn kho: Các đợt giảm giá mạnh hoặc tặng quà giúp doanh nghiệp xử lý nhanh các sản phẩm tồn kho, tránh lãng phí.
- Tăng nhận diện thương hiệu: Các hình thức khuyến mại như tổ chức sự kiện hoặc phát hàng mẫu giúp khách hàng nhớ và nhận biết thương hiệu dễ dàng hơn.
- Kích cầu trong mùa thấp điểm: Thúc đẩy doanh số trong những giai đoạn ít người mua sắm.
- Cải tiến sản phẩm: Nhiều doanh nghiệp sử dụng khuyến mại để giới thiệu sản phẩm mới và thu thập phản hồi từ khách hàng, từ đó cải tiến sản phẩm phù hợp hơn với đối tượng mục tiêu.
2. Tại sao doanh nghiệp cần thực hiện khuyến mại?
Nhìn chung, các doanh nghiệp hiện nay đều áp dụng các hoạt động khuyến mại dưới hình thức đa dạng, bởi khuyến mại có vai trò thiết yếu trong doanh nghiệp. Người làm quản trị thực hiện các hình thức khuyến mại vì:
- Khuyến mại giúp duy trì tính cạnh tranh: Khuyến mại là công cụ quan trọng để tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày một gay gắt.
- Tăng giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value): Tăng khả năng khách hàng quay lại, mua sắm thêm trong tương lai.
- Định vị sản phẩm hiệu quả hơn: Khuyến mại giúp sản phẩm dễ tiếp cận, tạo sự nổi bật giữa các đối thủ, đặc biệt khi khách hàng còn cân nhắc.
- Tối ưu dòng tiền: Giúp doanh nghiệp xử lý nhanh hàng tồn kho, mở đường cho sản phẩm mới và cải thiện dòng tiền.
- Giáo dục (Educate) thị trường: Giảm rào cản tâm lý cho khách hàng lần đầu thử nghiệm sản phẩm, đồng thời xây dựng thói quen tiêu dùng lâu dài.
- Kích thích chia sẻ và hiệu ứng lan truyền: Các chương trình hấp dẫn dễ được khách hàng chia sẻ qua mạng xã hội, tạo hiệu ứng mà không tốn thêm chi phí.
- Thấu hiểu khách hàng: Hỗ trợ thu thập thông tin giá trị như hành vi và sở thích mua sắm của khách hàng, hỗ trợ chiến lược kinh doanh trong tương lai.
- Xây dựng cộng đồng trung thành: Các chương trình như tích điểm, ưu đãi độc quyền tạo sự gắn kết và giữ chân khách hàng lâu dài.
- Thích nghi và đổi mới: Điều chỉnh khuyến mại giúp doanh nghiệp linh hoạt trước biến động thị trường, từ đó cải tiến sản phẩm và chiến lược.
- Củng cố hình ảnh thương hiệu: Một chiến dịch khuyến mại sẽ tạo ấn tượng tích cực trong tâm trí khách hàng, từ đó củng cố sự tin cậy cho thương hiệu.
Như vậy, các hình thức khuyến mại là một trong các hoạt động then chốt, mang tính chiến lược, giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, từ tăng trưởng thị phần đến xây dựng sự gắn kết bền vững với khách hàng.
IV. Lưu ý khi lựa chọn các hình thức khuyến mại cho doanh nghiệp
Trước khi lựa chọn hình thức khuyến mại cho chiến dịch của mình, doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu và chuẩn bị thật kỹ lưỡng để đảm bảo quá trình triển khai trơn tru và tối ưu. Một số điều doanh nghiệp cần quan tâm như sau:
1. Hiểu rõ đối tượng mục tiêu để chạm đúng “điểm đau”
Trước khi cân nhắc lựa chọn các hình thức khuyến mại cho chiến dịch của mình, doanh nghiệp cần đặt ra câu hỏi: Khách hàng mục tiêu cần gì nhất từ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp? Họ muốn tiết kiệm thời gian, tiền bạc, hay có trải nghiệm thú vị?
Ví dụ, nhóm khách hàng trẻ (từ 18–25 tuổi) thường có xu hướng ưa chuộng các hoạt động tương tác trên mạng xã hội như minigame, quà tặng miễn phí, chương trình Flash Sale. Họ cũng dễ bị thu hút bởi các nội dung sáng tạo, có tính lan truyền cao, kết hợp với những yếu tố cá nhân hóa.
Ngược lại, khách hàng lớn tuổi (trên 40 tuổi) thường ưu tiên những lợi ích và giá trị mang tính thực tế, như giảm giá trực tiếp hoặc các chương trình khuyến mãi dài hạn.
Ngoài ra, việc sử dụng các kênh truyền thông phù hợp với từng nhóm tuổi cũng không được bỏ qua.
Trong khi khách hàng trẻ thường sử dụng mạng xã hội như TikTok, Instagram hoặc Facebook, thì khách hàng lớn tuổi có xu hướng tiếp cận thông tin qua Zalo, trang web, hoặc các kênh truyền thống như TV, báo đài.
Tất cả đều đòi hỏi những người làm Marketing cho doanh nghiệp có hiểu biết sâu sắc và khách quan về đối tượng mục tiêu thì mới có thể đề xuất hình thức khuyến mại phù hợp và hấp dẫn nhất.
2. Nghiên cứu các hình thức khuyến mại dựa trên mục tiêu kinh doanh tổng thể
Bên cạnh việc đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng mục tiêu, việc lựa chọn hình thức khuyến mại còn phải hài hòa với mục tiêu chiến lược dài hạn của doanh nghiệp.
Dù là thu hút khách hàng mới, giải phóng hàng tồn kho hay gia tăng lòng trung thành, mỗi chương trình khuyến mại cần phải góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chỉ khi đó, chiến dịch khuyến mại mới có thể tạo dựng được dấu ấn lâu dài, thay vì chỉ để lại ấn tượng tạm thời trong lòng công chúng.
3. Cân nhắc giá trị của sản phẩm/dịch vụ
Các nhà quản trị cần lưu ý rằng, các chương trình khuyến mại nên phản ánh đúng giá trị và tính chất của sản phẩm, đồng thời không làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.
Chẳng hạn, với những sản phẩm có giá trị lớn – khách hàng thường cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định mua, vì vậy, các ưu đãi cần phải mang lại cảm giác giá trị xứng đáng với số tiền bỏ ra. Các hình thức doanh nghiệp có thể cân nhắc là giảm giá trực tiếp, ưu đãi trả góp,…
Ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm giá trị thấp có thể áp dụng hình thức tặng quà hoặc kèm phiếu mua hàng, hay tổ chức các trò chơi trúng thưởng để thu hút.
4. Xác định và phân bổ ngân sách khuyến mại
Như đã nhắc đến, các hình thức khuyến mại phải phản ánh đúng giá trị của sản phẩm và mục tiêu chiến lược, với mức chiết khấu hợp lý và quà tặng phù hợp. Tuy nhiên, doanh nghiệp không được bỏ sót chi phí chiết khấu, từ sản phẩm, quà tặng đến chi phí truyền thông,… sao cho không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng.
Ngân sách cũng cần được phân bổ hợp lý giữa các hạng mục chi phí. Đồng thời, việc theo dõi và điều chỉnh ngân sách trong suốt chương trình cũng vô cùng cần thiết để đảm bảo tối ưu hóa hiệu quả, không để lãng phí nguồn lực.
5. Lựa chọn hình thức khuyến mại dễ truyền tải thông điệp
Trong quá trình lựa chọn hình thức khuyến mại, doanh nghiệp nên ưu tiên các chương trình đơn giản và dễ hiểu để dễ dàng truyền tải thông điệp. Những chương trình quá phức tạp có thể khiến khách hàng bối rối, mất hứng thú.
Để đảm bảo hiệu quả, hãy truyền đạt ý tưởng khuyến mại rõ ràng như giảm giá trực tiếp hoặc “mua 1 tặng 1” – những hình thức dễ nhận biết và dễ tham gia. Khi khách hàng có thể ngay lập tức hiểu được lợi ích từ chương trình, họ sẽ cảm thấy hào hứng và dễ dàng đưa ra quyết định mua sắm.
6. Sử dụng công cụ truyền thông hiệu quả
Dù chọn hình thức khuyến mại nào, doanh nghiệp cũng phải kết hợp các công cụ truyền thông đa kênh để tối ưu hóa tiếp lượng cận khách hàng thường xuyên sử dụng.
Các nền tảng mạng xã hội Facebook, Instagram hay TikTok, Email Marketing, quảng cáo offline,… đều có thể là các yếu tố quyết định chiến dịch có khả năng “knock-out” đối thủ hay không. Đồng thời, khi truyền thông hiệu quả, doanh nghiệp mới phát huy tối đa sức mạnh của chiến dịch.
7. Đánh giá hiệu quả sau chiến dịch khuyến mại
Theo dõi doanh số, mức độ tham gia của khách hàng, và phản hồi để điều chỉnh hoặc cải thiện cho các chương trình khuyến mại tiếp theo.
V. Quản lý các hình thức khuyến mại hiệu quả
Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, cứ giảm giá sâu hay tạo ra tagline hấp dẫn không phải lúc nào cũng mang lại lợi nhuận cao và hay đảm bảo hoành thành mục tiêu của doanh nghiệp.
Nếu các hình thức khuyến mại không được thiết kế và quản lý chuyên nghiệp, nó có nguy cơ trở thành gánh nặng, gây ra những sai sót và thất thoát không nhỏ cho doanh nghiệp.
Do vậy, hoạt động quản lý khuyến mại có vai trò then chốt quyết định tính hiệu quả của chiến dịch khuyến mại:
- Giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận nhờ giảm chi phí không cần thiết
- Quản trị rủi ro và giảm thiểu sai sót
- Tránh lãng phí nguồn lực thực hiện chiến dịch
- Điều chỉnh chiến dịch linh hoạt đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng
- Cải thiện hiệu quả chiến dịch
Để tối ưu hóa quá trình quản lý khuyến mại, các công cụ hiện đại dần trở thành “chìa khóa vàng” giúp doanh nghiệp biến ý tưởng thành hiện thực một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.
Những công cụ này không chỉ giúp tự động hóa quy trình, giảm thiểu sai sót, mà còn mang lại tính linh hoạt và khả năng cá nhân hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Với tính năng AMIS Khuyến mại, MISA AMIS CRM hiện đang hỗ trợ hơn 20 hình thức khuyến mại & khuyến mãi phổ biến như chiết khấu tiền, chiết khấu %, tặng hàng,… giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc thiết kế và quản lý hiệu quả chương trình bán hàng.
Ngoài ra, AMIS Khuyến mại còn hỗ trợ thiết kế chương trình khuyến mại cho từng đối tượng khách hàng và áp dụng nhiều hình thức khuyến mại cùng lúc.
Sử dụng MISA AMIS CRM, đội ngũ kinh doanh có thể tra cứu, áp dụng chương trình khuyến mại và khuyến mãi hoàn toàn tự động hóa chỉ trên một thiết bị di động mọi lúc, mọi nơi mà không sợ sai sót, nhầm lẫn.
Chẳng hạn hiện nay các doanh nghiệp đang áp dụng nhiều hình thức khuyến mại cùng lúc, đòi hỏi nhân viên kinh doanh phải ghi nhớ nhiều chương trình khuyến mại, đồng thời khó khăn trong việc tính toán áp dụng chồng chéo các chiến dịch.
Nhưng nhờ hệ thống tích hợp của MISA AMIS Khuyến mại, khi nhân viên tạo đơn hàng trên MISA AMIS CRM, phần mềm sẽ tự động áp dụng và tính toán chiết khấu theo các chương trình khuyến mại đã ghi nhận.
Cùng với đó, MISA AMIS CRM cũng cung cấp các báo cáo chi tiết về hiệu quả của từng chương trình, giúp doanh nghiệp đánh giá và điều chỉnh chiến lược kịp thời cho chiến dịch khuyến mại của mình.
Tạm kết
Các hình thức khuyến mại hiện nay không ngừng được đổi mới để phù hợp với thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Cùng với đó, các công cụ hiện đại như MISA AMIS CRM cũng phát triển mạnh mẽ, là cánh tay phải hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và gia tăng giá trị thương hiệu.
Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích cho anh/chị!