Lý do nghỉ việc của nhân viên thường do đâu? Nguyên nhân nào khiến người lao động quyết định nghỉ việc? Làm thế nào để hài hòa quyền lợi giữa người lao động và người sử dụng lao động. Làm thế nào để người lao động xin nghỉ việc hợp lý? Và làm thế nào để doanh nghiệp ứng phó với các lý do trên để có những phương án khắc phục kịp thời.
Cùng MISA AMIS tìm hiểu ngay 10 lý do nghỉ việc của nhân viên dưới đây!
TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z
1. Tổng hợp lý do xin nghỉ việc được chấp nhận theo quy định của Bộ luật Lao động
Nếu gặp một trong số các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần đợi doanh nghiệp phê duyệt, đồng thời vẫn được nhận đầy đủ quyền lợi về lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội.
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận.
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định
- Đủ tuổi nghỉ hưu (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác);
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
2. 10 lý do nghỉ việc của nhân viên thường gặp (Kèm mẫu tải)
2.1 Lý do hoàn cảnh gia đình
Đây là một trong những lý do phổ biến nhất, dễ được thông cảm nhất, thường được nhân viên sử dụng để nghỉ việc. Lý do này công ty khó xác minh đúng hay sai gia đình của nhân viên.
Những lý do như cha mẹ ở quê già yếu, con cái hay chồng hoặc vợ bị bệnh cần được chăm sóc nhiều ngày,…khiến người lao động không thể an tâm tập trung vào công việc, công tác. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc, tiến độ công việc không thể hoàn thành đúng thời hạn được giao.
Lý do nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình, nhận được sự cảm thông từ doanh nghiệp. Đa phần nguyên nhân nghỉ việc này thường là có thật, cũng có thể nhân viên muốn viện cớ hợp lý để nghỉ việc và giữ hình ảnh tốt với công ty.
2.2 Lý do cá nhân không muốn ảnh hưởng tới công việc chung
Ngoài ra, khi xin nghỉ việc, nhân viên cũng có thể đưa lý do nghỉ việc cá nhân khiến họ không thể làm việc ở công ty như tình trạng sức khỏe yếu không thể đáp ứng công việc, mắc bệnh cần điều trị dài ngày, nơi ở không thuận tiện, khó có thể di chuyển đến công ty sớm nhất hay chuyển hướng tự kinh doanh,…
Lý do này phía công ty cũng thường được công ty chấp nhận. Vì lý do liên quan đến công việc chung, mà người nhân viên không có nguyện vọng làm tiếp hoặc không đủ năng lực đảm nhận sẽ có thể ảnh hưởng không tốt tới doanh nghiệp.
2.3 Lý do liên quan đến kế hoạch sinh con
Lý do xin nghỉ việc vì kế hoạch sinh con trong thời gian tới thường gặp ở lao động nữ khi mang thai và sinh con. Khi mang thai, người phụ nữ rất cần được chú ý đến sức khỏe để đảm bảo cho cả mẹ và bé khỏe mạnh khi sinh. Do đó, với công việc nặng nhọc, áp lực hay cường độ làm việc cao đều rất ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và bé.
Vì vậy, nhiều lao động nữ đã xin nghỉ thời gian dài vì lý do này để không làm ảnh hưởng đến công việc chung. Với những lý do này doanh nghiệp cần thông cảm và chấp thuận lý do này, vì đã được quy định trong pháp luật.
2.4 Nghỉ do nơi làm việc xa chỗ ở mới
Do quá trình di chuyển, đi lại giữa nơi ở và công ty tốn nhiều thời gian nên một số nhân viên quyết định nghỉ việc. Cụ thể, vấn đề này khiến nhân viên cảm thấy không đảm bảo được sức khỏe và không thể tuân thủ đúng thời gian làm việc theo quy định của công ty… dẫn đến chất lượng công việc bị ảnh hưởng.
Đây cũng là một trong những lý do người lao động xin nghỉ việc và tìm kiếm công việc mới gần hơn.
2.5 Thay đổi môi trường làm việc
Với lao động trẻ, luôn mong muốn khám phá, tìm hiểu điều mới lạ và tích lũy cho bản thân nhiều kinh nghiệm làm việc khác nhau. Tuy nhiên, khi viết đơn xin nghỉ việc, nhân viên cần lựa chọn từ ngữ phù hợp để việc xin nghỉ được dễ dàng chấp thuận và giữ được mối quan hệ tốt đẹp với công ty cũ.
Đối với phòng nhân sự, khi nhận được yêu cầu này, nên xem xét và trao đổi trực tiếp để hiểu và rõ lý do hơn. Nếu doanh nghiệp có vị trí khác tương ứng với năng lực và trình độ nhân sự thì có thể đề xuất, xem xét việc luân chuyển nhân sự sang bộ phận khác phù hợp mong muốn của họ.
Nếu công ty không có công việc phù hợp mong muốn hay sau cuộc đàm phán họ vẫn quyết định nghỉ, thì bạn cũng nên chấp thuận cho họ nghỉ việc với điều kiện nhất định. Thông thường điều kiện chấp thuận nghỉ hợp pháp của mỗi công ty sẽ là từ khoảng 15 đến 30 ngày hoặc 45 ngày sau viết đơn được chấp nhận.
2.6 Có cơ hội việc làm tốt hơn
Việc tìm kiếm được cơ hội việc làm tốt hơn để thăng tiến trong sự nghiệp và hoàn thiện khả năng chuyên môn được coi là một lý do nghỉ việc chính đáng. Nhân viên sẽ viết đơn xin nghỉ một cách thật chân thành với thái độ đúng mực, lễ phép. Sếp có tâm sẽ luôn ủng và ưu tiên hàng đầu trong những lý do đó.
Mẫu đơn xin nghỉ việc HR và nhân viên có thể tham khảo
2.7 Đi học nâng cao trình độ
Đi học nâng cao trình độ chuyên môn được cho là lý do nghỉ việc chính đáng, và không thể từ chối. Việc nhân sự có ý thức tự nâng cao kiến thức sẽ mang lại lợi ích cho sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, việc học này yêu cầu thời gian nhất định nên doanh nghiệp cần đàm phán lại với nhân sự rõ ràng, cụ thể.
Hr nên ngồi xuống cùng bàn bạc với nhân sự xin nghỉ việc với lý do đi học nâng cao trình độ. Bạn cần nắm được tình hình kế hoạch học tập. Nếu điều đó có lợi cho công ty, bạn nên thỏa thuận với nhân sự đó về việc sẽ quay lại tiếp tục làm việc với vị trí tương xứng sau khi đi học.
Đây được coi là đầu tư dài hạn để có được nguồn nhân sự chất lượng sau này. Tuy nhiên doanh nghiệp cần theo dõi tình hình học nâng cao thực sự của nhân sự đó để có kế hoạch mới kịp thời cho mọi tình huống.
2.8 Nghỉ việc do bản thân chưa phù hợp với vị trí hiện tại
Sau một thời gian làm việc, nhân viên cảm thấy mình không còn phù hợp với vị trí công việc hiện tại (có thể vì không có tố chất, hết đam mê hay cảm cảm thấy không thể theo nổi công việc hiện tại) thì nhân viên có thể xin nghỉ việc.
Đối với lý do nghỉ việc này, nhân sự Hr cần lắng nghe vấn đề của nhân sự đang gặp phải. Nếu vấn đề quan trọng, sẽ ưu tiên tìm giải pháp giải quyết cho nhân sự. Trong điều kiện phòng ban đó không đáp ứng được, bạn có thể trao đổi với người lao động về việc luân chuyển công việc khác trong công ty.
Nếu nhân sự không đồng ý việc luân chuyển nhân sự, doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận để nhân viên xin nghỉ với điều kiện ký kết theo hợp đồng. Bạn có thể tham khảo thêm những cách giữ chân nhân viên khác để giúp công ty đảm bảo nguồn nhân lực nhất có thể.
2.9 Không có cơ hội thăng tiến trong công việc
Với nhân sự có năng lực, việc thăng tiến của họ rất rõ ràng. Nếu công việc không đảm bảo lộ trình thăng tiến, họ sẽ xin nghỉ việc.
Với trường hợp này, doanh nghiệp cần đề nghị thăng chức, tăng lương với vị trí tương xứng mà người nhân sự mong muốn (thăng chức không quá cao và có ý kiến đồng thuận của nhiều nhân viên khác cùng ban lãnh đạo). Ngoài ra, việc phân tích những điều thuận lợi khi làm việc tại công ty hơn các nơi khác kèm theo sẽ khiến nhân sự đó suy nghĩ lại.
Nhưng trường hợp người đó đã quyết hoặc có cơ hội mới nên mới viết đơn thì bạn cũng nên vui vẻ chấp thuận và đưa ra điều kiện nhất định cho họ. (nghỉ sau 15-30 ngày kể từ ngày nộp đơn).
2.10 Xảy ra xung đột với quản lý
Trong môi trường làm việc, mâu thuẫn là điều không tránh khỏi. Thường thấy có thể là xung đột với quản lý, hoặc nhân viên với nhau. Bởi quản lý là người thường xuyên ra quyết định và giao việc cho nhân viên.
Trường hợp này, nhân sự cần lắng nghe hai bên và tìm cách giải quyết, hòa giải mâu thuẫn để hai bên không căng thẳng. Việc xử lý đòi hỏi sự công bằng, khách quan, hòa nhã, không thiên vị.
Nếu không giải quyết được mâu thuẫn, phòng nhân sự có thể xem xét điều chuyển nhân sự sang phòng ban khác, nếu nhân sự yêu cầu. Nếu nguyên nhân do quản lý có nhiều xung đột với nhân viên khác, lúc này nhân sự cần cần xin ý kiến lãnh đạo xử lý.
Nếu việc hòa giải và điều chuyển nhân sự không giải quyết được, thì doanh nghiệp vẫn nên chấp nhận đơn xin nghỉ đó. Bởi mâu thuẫn sẽ rất khó nhân viên và người quản lý tiếp tục làm việc cùng nhau được. Điều đó ảnh hưởng đến những nhân viên khác và năng suất làm việc của doanh nghiệp.
2.11 Công việc quá áp lực & căng thẳng
Khi giao việc, nếu không có cách phân bổ, giao việc phù hợp với chuyên môn, giao sai người sẽ dẫn tới việc quá tải trong công việc.
Khi nhân sự xin nghỉ với lý do này, nhân sự và quản lý cần nên trò chuyện trực tiếp với nhân viên để tìm ra nguyên nhân thực sự của áp lực và căng thẳng, đồng thời tìm ra cách quyết cho họ. Bởi việc áp lực căng thẳng diễn ra trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng chất lượng công việc và tinh thần của đồng nghiệp khác.
3. Các lý do nghỉ việc không nên sử dụng
Ngoài những lý do thuyết phục nêu trên, có một số lý do nghỉ việc mang nặng tính chủ quan hoặc không chuyên nghiệp mà bạn không nên sử dụng:
- Gia đình bắt phải nghỉ việc
- Không có cảm tình với sếp
- Không còn hứng thú làm việc
- Không còn yêu thích công việc hiện tại
- Không thích đồng nghiệp, không hòa đồng trong môi trường làm việc
- Công việc quá khó, trình độ bản thân không đáp ứng được
Hãy nhớ rằng hồ sơ và lý do nghỉ việc của bạn thường được lưu lại và đánh giá trong cộng đồng tuyển dụng. Nếu lý do nghỉ việc không hợp lý, có thể hồ sơ của bạn sẽ bị đánh giá là không chuyên nghiệp, bị đưa vào blacklist, ảnh hưởng đến cơ hội tìm việc sau này.
4. Thời điểm xin nghỉ việc thích hợp
Một trong những thời điểm thích hợp xin nghỉ việc nhất là khi bạn đã tìm được công việc mới tiếp theo hoặc rõ ràng về lựa chọn, mục tiêu, hướng đi trong tương lai. Điều này giúp bạn ổn định tâm lý, vững vàng tài chính, sẵn sàng đón nhận cơ hội tốt.
Thời điểm vàng cho nghỉ việc thứ hai mà người lao động thường xin nghỉ việc đó là sau Tết và sau kỳ nghỉ lễ. Đó là khi đó nhân sự đã nhận đủ các khoản thưởng của công ty. Do đó, khoảng thời gian tuyển dụng sau Tết thường nhộn nhịp nhất năm.
Số khác lại có kế hoạch xin nghỉ việc sớm, nghỉ ngơi một thời gian rồi mới tìm việc khác. Nếu chọn cách này, người lao động cần đặt ra cho giới hạn thời gian nhất định, ví dụ 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng… và cần chuẩn bị tài chính dự trù phù hợp khi trong thời gian trên chưa tìm được việc làm mới ngay.
Ngoài ra khi nghỉ việc bạn nên lưu ý đến tình hình công ty hiện tại để hài hòa mối quan hệ giữa hai bên. Nếu công ty thiếu người, chưa tuyển được người thay thế, bạn có thể điều chỉnh thời gian bàn giao, nghỉ việc cho phù hợp, hỗ trợ công ty được tốt nhất.
5. Quản lý nhân sự hiệu quả, giảm tình trạng nhân viên nghỉ việc với MISA AMIS HRM
Nhân sự nghỉ việc có thể do rất nhiều lý do khác nhau, trong đó, có những trải nghiệm không tốt tại môi trường làm việc cũng là lý do thường gặp. Môi trường làm việc với nhiều thao tác thủ công, giấy tờ, thường xuyên chấm công, tính lương sai sót…. có thể là lý do khiến người lao động ra đi.
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, doanh nghiệp hoàn toàn có thể xử lý được tình trạng kể trên với phần mềm quản lý nhân sự. MISA AIS HRM – giải pháp quản trị nhân sự tổng thể được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam và được đánh giá là phần mềm tối ưu, nhiều tính năng hiện đại và giúp tăng sự hài lòng của nhân viên tại nơi làm việc.
1. Phần mềm nhiều tính năng
- AMIS Tuyển dụng: Hỗ trợ làm thương hiệu tuyển dụng với website miễn phí, đăng tin tuyển dụng dễ dàng, thu hút nhiều ứng viên.
- AMIS Thông tin nhân sự: Lưu trữ hồ sơ, thông tin nhân viên số lượng lớn, loại bỏ tình trạng lưu giấy tờ qua tủ hồ sơ, tốn thời gian tìm kiếm, thông tin dễ bị thất lạc.
- AMIS Chấm công: Chấm công với mọi hình thức, dễ dàng thiết lập công cho những nhân sự đi làm theo ca, làm thêm, làm ngày lễ,…
- AMIS Tiền lương: Tính toán lương thưởng tự động hoặc qua công thức thiết lập sẵn, các khoản như Thuế, Bảo hiểm được khấu trừ tự động.
6. Kết luận
Đối với một nhân viên nhân sự, việc tuyển dụng nhân sự vào một vị trí đã không dễ dàng. Vì vậy trước khi chấp thuận một đơn xin nghỉ việc bạn cần tìm hiểu lý do nghỉ việc, thương thảo và tìm ra giải pháp với nhân viên. Điều đó giúp bạn giữ chân được nhân sự, đảm bảo nguồn nhân lực cho công ty. MISA AMIS HRM hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức khi giải quyết những đơn xin nghỉ việc khó qua bài viết trên.