Kiến thức Các thuật ngữ về lương và phúc lợi mà HR cần biết

Công tác tính lương đòi hỏi sự chính xác cao và sự am hiểu nghiệp vụ từ phía HR và kế toán. Bởi vậy công ty dù lớn hay nhỏ thì bộ phận HR cũng phải nắm được các thuật ngữ cũng như phúc lợi về lương. Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu các thuật ngữ về lương trong bài viết dưới đây.

1. Các thuật ngữ về lương 

các thuật ngữ về lương
Tìm hiểu các thuật ngữ về lương

1.1 Bậc lương – Pay rate

Bậc lương – Pay rate được dùng để phân biệt mức lương theo trình độ chuyên môn hay thâm niên làm việc của người lao động. Các bậc thang lương được thiết kế theo mức độ tăng dần kèm theo điều kiện để người lao động có động lực phấn đấu theo từng giai đoạn.

1.2 Lương cơ bản – Basic pay, basic rate

Lương cơ bản – Basic pay là mức lương cứng người lao động được chi trả, chưa bao gồm những chi phí khác như phụ cấp, làm thêm hay thưởng. 

Mức lương cơ bản của người lao động làm ở doanh nghiệp ngoài nhà nước sẽ dựa vào trao đổi và ký kết với doanh nghiệp. Tùy thuộc vào tính chất công việc cũng như năng lực của người lao động mà hai bên thỏa thuận mức lương cơ bản phù hợp.

Lương cơ bản của những người làm trong cơ quan nhà nước sẽ được tính bằng công thức:

Lương cơ bản = Hệ số x Mức lương tối thiểu

1.3 Lương tối thiểu – Minimum wage/ salary

Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất cho người lao động, dù làm các công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường vẫn phải giúp họ đảm bảo mức sống tối thiểu.

Lương tối thiểu sẽ được quy định theo vùng, ngành và được xác định theo tháng, ngày, giờ. Hiện nay đã có hơn 90% quốc gia trên thế giới ban hành luật tiền lương tối thiểu để đảm bảo mức sống cho người dân.

1.4 Quỹ lương/ Bảng lương – Payroll

Quỹ lương/ bảng lương là danh sách những người được nhận lương theo tháng bao gồm cả lương thưởng và những khoản phụ cấp đi kèm. Từ tổng quỹ lương của doanh nghiệp sẽ xác định được thuế tiền lương.

các thuật ngữ về lương
Một mẫu bảng lương trong doanh nghiệp

1.5 Phụ cấp – Fringe benefits

Tiền phụ cấp là khoản tiền được trả thêm cho người lao động ngoài mức lương cơ bản, nhằm bù đắp cho các chi phí đặc biệt hoặc khó khăn mà họ phải chịu trong quá trình làm việc. Phụ cấp có thể được quy đổi vào nhiều chi phí khác nhau như: Phụ cấp ăn trưa, tiền gửi xe, tiền hưu trí, tiền lưu trú khi công tác xa nhà và nhiều loại phụ cấp khác.

1.6 Tiền thưởng – Bonus

Tiền thưởng được hiểu là những khoản nằm ngoài tiền lương như một hình thức công nhận, đánh giá các thành tích, đóng góp hoặc hiệu suất làm việc của người lao động. Tiền thưởng nhằm khuyến khích người lao động làm việc năng suất, hiệu quả hơn để đạt thành tích tốt, mức thưởng cao và có những đóng góp tích cực cho tổ chức.

Tiền thưởng có thể được chi trả dưới những hình thức như: tiền mặt, chứng chỉ, quà tặng, phiếu giảm giá, vé du lịch,…

1.7 Tổng thu nhập hàng tháng – Gross salary 

Tổng thu nhập hàng tháng chính là mức thu nhập của người lao động trong vòng một tháng  bao gồm các khoản như: Lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng, thu nhập thêm giờ,…

1.8 Lương thực nhận – Net salary 

Lương thực nhận được hiểu đơn giản là số tiền người lao động thực sự nhận được vào tay sau khi đã trừ các khoản thuế thu nhập, các khoản đóng góp cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản đóng góp hưu trí và các khoản khấu trừ khác như khoản vay, giảm trừ tài trợ…

1.9 Quy chế tiền lương 

Quy chế tiền lương là tập hợp các quy định và nguyên tắc được áp dụng để quản lý và điều chỉnh việc trả lương trong một tổ chức hay công ty. Quy chế này thường được thiết lập để đảm bảo tính công bằng, minh bạch và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến lương.

2. Phân loại tiền lương

các thuật ngữ về lương
Có các loại tiền lương nào?

Tùy theo những vị trí làm việc trong công ty, sẽ có những chế độ trả lương khác nhau:

Lương chính thức: Người lao động sẽ được hưởng với điều kiện lao động bình thường theo đúng thỏa thuận ban đầu.

Lương thử việc: 85% lương chính thức

Lương khoán: Là lương được trả căn cứ theo khối lượng công việc và thời gian hoàn thành 

Lương theo sản phẩm: lương được trả căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm.

3. Phạm vi áp dụng

Phạm vi áp dụng các quy định về lương có thể tham khảo trong các bộ luật đã có hiệu lực và áp dụng cho tất cả người lao động làm việc cho doanh nghiệp

  • Nghị định Số 153/2016/NĐ-CP (Quy định về mức lương tối thiểu)
  • Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 (Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động)
  • Luật làm việc – Luật số 38/2013/QH13 (Quy định về bảo hiểm và trợ cấp)
  • Luật Doanh nghiệp – Luật số 68/2014/QH13 (Quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp)

4. Các phúc lợi cho người lao động

    4.1. Bảo hiểm xã hội và y tế

Khi đi làm, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là những quyền lợi mà người lao động được hưởng và nhà nước hay các doanh nghiệp ngoài buộc phải thực hiện cho nhân viên. Bởi vậy người lao động cần quan tâm đến bảo hiểm để biết mình được đóng ở mức nào, công ty có đóng đầy đủ và đúng hạn không, có thêm các phúc lợi khác như khám sức khỏe, bảo hiểm cho người thân không.

Việc quan tâm đến khoản bảo hiểm y tế của mình là vô cùng quan trọng

     4.2. Lợi ích phụ trợ

Nhiều doanh nghiệp lên ngân sách và kế hoạch để chăm sóc đời sống cho nhân viên thông qua lợi ích phụ trợ. Phụ trợ có thể được tính vào các khoản như: phụ cấp ăn trưa, xăng xe, điện thoại, quà sinh nhật, nghỉ mát hằng năm hay các chương trình thúc đẩy tinh thần theo đội nhóm,…

Hiện nay nhiều doanh nghiệp chú trọng thúc đẩy tinh thần của các nhân viên bằng cách tổ chức các chương trình giao lưu vào ngày làm việc cuối cùng trong tuần. Các công ty có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần của nhân viên bằng các phúc lợi: xây dựng phòng thư giãn, thể thao, căng tin, tổ chức những buổi gắn kết, cắm trại.

4.3. Chương trình sức khỏe toàn diện

Bên cạnh Bảo hiểm y tế, ngày nay nhiều doanh nghiệp có những chương trình bổ sung nhằm chăm sóc sức khỏe cho nhân viên: Ví dụ như tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên, tặng thẻ thành viên câu lạc bộ thể hình, vé tham dự hội thảo chuyên đề sống lành mạnh, các chính sách cân bằng cuộc sống,…..

4.4. Ngày nghỉ và ngày phép

Dù là doanh nghiệp ngoài hay nhà nước thì người lao động đi làm sẽ đều có ngày nghỉ và ngày phép. Phúc lợi về ngày nghỉ phép là một phần quan trọng của chính sách nhân sự trong các tổ chức và doanh nghiệp. Người lao động được nghỉ ngơi và thư giãn trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải làm việc. Hiện nay nhiều doanh nghiệp còn có chế độ tặng thưởng nhân viên một ngày nghỉ vào ngày sinh nhật của mình.

các thuật ngữ về lương
Các phụ cấp mà công ty chủ động lên ngân sách và kế hoạch để chăm sóc đời sống nhân viên

Quyền nghỉ phép là một quyền lợi quan trọng giúp người lao động duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, giảm căng thẳng và tăng hiệu suất làm việc. Việc tuân thủ và thực hiện chính sách nghỉ phép có lợi cho cả người lao động và tổ chức, tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh và cân đối.

5. Tìm hiểu quy định về lương ở đâu?

5.1 Quy định về phụ cấp

Quy định về phụ cấp được nêu rõ trong chính sách của công ty và hợp đồng lao động. Về phụ cấp, các doanh nghiệp nên thống nhất đưa ra các quy định ngay từ đầu.

Ví dụ như: Toàn thể nhân viên trong công ty sẽ được hưởng phụ cấp ăn trưa là 850.000 VND/tháng/nhân viên. Thực tập sinh sẽ được phụ cấp ăn trưa là 500.000 VND/tháng/nhân viên.

5.2 Quy định về tiền thưởng

Dựa vào tình hình tài chính của mình mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những hình thức thưởng cho nhân viên khác nhau. Ví dụ:

Thưởng đạt doanh thu, thưởng theo dự án: Tùy vào mức doanh thu vượt bao nhiêu %. Nếu doanh thu vượt từ 3% – 5% thì những nhân sự tham gia sẽ nhận được 2% mức doanh thu từ dự án.

Thưởng cuối năm: Dựa vào mức độ hiệu quả của công việc trong năm, nhân viên sẽ nhận được những mức thưởng phù hợp. Nhân viên được xếp loại A được thưởng 8.000.000 VND, loại B được thưởng 6.000.000 VND, loại C được thưởng 4.000.000 VND.

Thưởng vào các dịp lễ lớn: như ngày Quốc khánh, tết Dương lịch,…

5.3 Quy định xét tăng lương

Xét tăng lương thường dựa vào hai yếu tố: Thâm niên của nhân viên và hiệu quả công việc mà nhân viên mang lại cho công ty. Về quy định xét tăng lương, mỗi doanh nghiệp sẽ có một quy định khác nhau, ví dụ: 

Chế độ xét tăng lương: Xét tăng lương cho nhân viên 2 năm/lần vào tháng 6 hàng năm.

Niên hạn trong diện xét tăng lương: Nhân viên làm việc trên 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng.

Đối tượng trong diện xét tăng lương: Tất cả nhân viên công ty làm việc trên 6 tháng và có nhiều thành tích nổi trội.

6. Phân biệt lương cơ bản, lương cơ sở, lương tối thiểu vùng 

Phân biệt lương cơ bản, lương cơ sở, lương tối thiểu vùng

6.1 Thuật ngữ lương cơ bản 

Định nghĩa: Là mức lương được thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Mức lương cơ bản này sẽ không bao gồm có các loại phụ cấp và những loại tiền thưởng khác.

Đối tượng áp dụng: Mức lương cơ bản này sẽ áp dụng cho toàn bộ các nguồn lao động hoạt động trong nước..

Mức độ ảnh hưởng: Nếu mức lương cơ bản tăng thì điều đó đồng nghĩa với việc lương của nhân lực đó sẽ được tăng theo. 

Chu kỳ thay đổi: Thông thường lương cơ bản sẽ không thay đổi theo chu kỳ. Việc thay đổi lương sẽ phụ thuộc vào sự trao đổi giữa hai bên lao động và điều này sẽ được thể hiện rõ trong hợp đồng lao động.

6.2 Thuật ngữ lương cơ sở

Định nghĩa: Lương cơ sở là mức lương đầu tiên và cũng chính là mức lương được sử dụng để làm căn cứ tính lương về sau. Mức lương cơ sở là mức lương được sử dụng để tính lương trong các bảng lương. Lương cơ sở được sử dụng để tính các mức phụ cấp cho công, nhân viên đồng thời còn được sử dụng để áp dụng các chế độ khác cho công, nhân viên chức.

Đối tượng áp dụng: Lương cơ sở sẽ được áp dụng cho các đối tượng cán bộ, công nhân viên chức. Những người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước. Bên cạnh đó cũng áp dụng cho công nhân, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Mức độ ảnh hưởng: Khi lương cơ sở tăng lên thì lương của toàn bộ công nhân, viên chức cũng sẽ được tăng theo.

Chu kỳ thay đổi: Đối với lương cơ sở sẽ không có chu kỳ thay đổi. Nếu như ngân sách nhà nước tăng thì mức lương cơ sở mới được tăng theo. Hoặc là sẽ dựa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất hàng năm.

6.3 Thuật ngữ lương tối thiểu vùng

Định nghĩa: Là một mức lương do Chính phủ, Nhà nước quy định. Đối với mức lương này, thì người sử dụng lao động luôn luôn phải tuân thủ. Theo đó người sử dụng lao động không được phép trả lương cho lao động thấp hơn so với quy định.

Đối tượng áp dụng: áp dụng cho toàn bộ những nhân viên ở trong các công ty, các doanh nghiệp.

Mức độ ảnh hưởng: Nếu như mức lương tối thiểu vùng được tăng lên, không phải ai cũng đều sẽ được tăng lương. Chỉ có những người có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu mới được tăng lên. Và hầu như là người lao động sẽ không được tăng lương khi mức lương tối thiểu vùng được tăng.

Chu kỳ thay đổi: Mỗi năm, vào ngày 01/01 thì lương tối thiểu vùng sẽ được thay đổi 1 lần. Tuy nhiên thì Chính phủ lại không có quy định cụ thể về vấn đề thay đổi lương tối thiểu vùng.

7. Kết luận

Bài viết trên của MISA AMIS HRM đã cung cấp các thuật ngữ về lương phổ biến nhất. Hy vọng nội dung sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích cho quý doanh nghiệp và người lao động, nhằm đảm bảo quyền lợi về lương của hai bên.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]