Cách tính trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định

22/01/2024
162

Khi kết thúc hợp đồng lao động, người lao động sẽ được hưởng một khoản trợ cấp thất nghiệp. Vậy cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp như thế nào và được hưởng trong bao lâu? Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu chi tiết trong bài viết này

1. Trợ cấp thất nghiệp là gì?

Tại Điều 4, khoản 3 Luật Việc Làm 2013, bảo hiểm thất nghiệp được giải thích như sau:

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy tiền bảo hiểm thất nghiệp, hay trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền giúp hỗ trợ tài chính cho người thất nghiệp. Chính sách này giúp những người lao động mất việc làm do các nguyên nhân khách quan như thay đổi cơ cấu nền kinh tế, tình hình khó khăn chung của ngành khiến doanh nghiệp cắt giảm nhân sự… Tiền bảo hiểm thất nghiệp sẽ giúp người lao động ổn định cuộc sống trong thời gian tìm kiếm công việc mới.

cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là bắt buộc tham gia đối với người ký hợp đồng lao động có xác định hoặc không xác định thời hạn, hợp đồng lao đồng theo công việc nhất định hoặc theo mùa vụ từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

2. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), trừ trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, hoặc chấm dứt HĐLĐ và nhận lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
  • Trước khi chấm dứt HĐLĐ có hoặc không xác định thời hạn đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng.
  • Trước khi chấm dứt HĐLĐ theo công việc nhất định hoặc theo mùa vụ 3-12 tháng đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng.
  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tới trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ.
  • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ khi nộp hồ sơ, trừ trường hợp đi học tập có thời hạn từ 12 tháng trở lên; đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; bị tạm giam, phải chấp hành hình phạt tù; phải chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, trại cai nghiện; ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài có hợp đồng; tử vong.

3. Quy định về tiền bảo hiểm thất nghiệp

3.1 Công thức tính trợ cấp thất nghiệp

Công thức tính tiền bảo hiểm thất nghiệp được đề cập tại Khoản 1 Điều 8 Thông Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%

 

Trong trường hợp người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) gián đoạn vào những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp: lúc này mức hưởng sẽ là bình quân tiền lương 06 tháng đóng BHTN trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng không vượt quá 05 lần mức lương cơ sở hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ Luật Lao Động.

Tóm lại, điều quan trọng nhất để tính lương bảo hiểm thất nghiệp là xác định rõ mức lương đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

>>> Xem thêm: Cách tính lương giáo viên các cấp theo nghị quyết

3.2 Thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Người thất nghiệp sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong bao lâu? Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa bao nhiêu tháng?

Để trả lời câu hỏi này hãy xem lại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc Làm 2013. Theo đó, thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính dựa vào số tháng đóng BHTN tại thời điểm giải quyết.

  • Đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng: người lao động được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp
  • Cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì người lao động được hưởng thêm 01 tháng, nhưng tối đa không quá 12 tháng.
  • Mỗi lần hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng tối đa 12 tháng.
  • Hiện nay luật không giới hạn số lần hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Thời gian đóng BHTN chưa hưởng Số tháng được hưởng BHTN
Dưới 12 tháng Không được hưởng
Từ đủ 12 đến 36 tháng 3 tháng
Trên 36 tháng Bằng số tháng đóng BHTN chưa hưởng chia cho 12. Tối đa không quá 12 tháng, nếu là số lẻ thập phân thì làm tròn xuống.
cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động có thể tự tính thời gian hưởng BHTN của mình

Ví dụ về số tháng được hưởng BHTN:

  • Thời gian đóng BHTN là 14 tháng, bạn được hưởng 3 tháng BHTN
  • Thời gian đóng BHTN là 43 tháng, theo cách tính trên bạn được hưởng: 43/12 = 3,58 tháng, làm tròn xuống còn 3 tháng.
  • Thời gian đóng BHTN là 72 tháng, bạn được hưởng 72/12 = 6 tháng

Để hiểu rõ hơn về số tiền được nhận, bạn có thể tham khảo thêm ví dụ dưới đây:

Anh A nghỉ việc tại một công ty thương mại. Trong 6 tháng trước khi nghỉ, lương trung bình của anh là 12.000.000 đồng/tháng. Anh A đã đóng BHTN 15 tháng trong vòng 18 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng. Anh A thuộc vùng I, mức lương tối thiểu vùng này năm 2023 là 4.680.000 đồng/tháng

Trợ cấp thất nghiệp anh A nhận được như sau:

Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng là 12.000.000 x 60% = 7.200.000 đồng/tháng

Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng tối đa là 4.680.000 x 5 = 23.400.000 đồng/tháng

Vì mức 7.200.000 đồng không vượt qua mức tối đa, anh A sẽ được hưởng 7.200.000 đồng/tháng.

Do anh đã đóng BHTN 15 tháng, trong khoảng 12-36 tháng, nên sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 3 tháng.

Công cụ quản lý trọn bộ công - lương - bảo hiểm của nhân viênDùng thử miễn phí AMIS C&B

3. Cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp

3.1 Xác định các yếu tố liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động có thể tự tra cứu thời gian đóng BHTN thuận tiện trên ứng dụng VssID. Để xem nhanh BHTN, hãy thực hiện theo các bước sau:

cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp
Hướng dẫn xem mức lương đóng BHTN trên app VssID

Bước 1: Mở app VssID và đăng nhập bằng tài khoản BHXH của bạn.

Bước 2: Chọn mục “Quá trình tham gia” và chọn tiếp “BHTN”.

Bước 3: Chọn biểu tượng hình con mắt để xem đơn vị làm việc của bạn trong 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Bước 4: Xem thông tin tại mục “Tiền lương đóng BHTN”

Với cách tra cứu trên, bạn đã xem ngay được mức lương và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của mình tại các công ty từng công tác. 

3.2 Cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp theo công thức

Dựa vào cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp trong Điều 8 Nghị định 28/2015/NĐ-CP và quy định tại Điều 50 Luật Việc Làm 2013, cần xác định các yếu tố sau:

  1. Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
  2. Thời gian đóng BHTN chưa hưởng = Tổng thời gian đóng BHTN – Thời gian đã hưởng trợ cấp thất nghiệp
  3. Chế độ tiền lương theo chế độ của doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân?
  • Nếu là doanh nghiệp tư nhân sẽ căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng mới nhất.
  • Nếu là doanh nghiệp nhà nước sẽ căn cứ theo mức lương cơ sở mới nhất (hiện nay mức này là 1,8 triệu đồng, được áp dụng từ 1/7/2023)

4. Mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa

Ví dụ: Chị B làm tại một công ty tư nhân tại Hà Nội. Trong 6 tháng gần nhất trước khi nghỉ việc, mức lương đóng BHTN là 5.008.000 đồng. Thời gian đóng BHTN là 4 năm, chị B chưa hưởng tiền BHTN lần nào. Số tiền BHTN hàng tháng và số tháng chị B được hưởng BHTN như sau:

  1. Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp là 5.008.000 đồng
  2. Thời gian đóng BHTN chưa hưởng là 4 năm = 48 tháng

=> Số tháng được hưởng BHTN = 48/12 = 4 tháng

  1. Hà Nội thuộc vùng I, Mức lương tối thiểu vùng tại đây là 4.680.000 đồng (áp dụng từ 1/7/2023)

4. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng tối đa = 4.680.000 x 5 = 23.400.000 đồng

Mức hưởng TCTN hàng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng BHTN trước khi thất nghiệp x 60% = 5.008.000 x 60% =  3.004.800 đồng.

Vì mức 3.004.800 đồng không vượt qua mức tối đa 23.400.000 đồng, nên chị B sẽ được hưởng tiền BHTN là 3.004.800 đồng/tháng, trong vòng 4 tháng.

Để quản lý lương, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội và các phúc lợi khác của nhân viên một cách toàn diện, doanh nghiệp có thể tham khảo MISA AMIS HRM – phần mềm quản trị nhân sự của MISA.

3.3 Cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp bằng công cụ online

Bên cạnh việc tự tra cứu và tính tiền BHTN theo công thức, bạn có thể sử dụng một số công cụ online trên website. Cách tính này giúp người lao động xác định được tiền BHTN và thời gian hưởng một cách nhanh chóng, dễ dàng. 

Tiện ích tính BHTN online có sẵn trên các trang sau:

Các công cụ trên có sẵn chỗ điền thông tin về mức lương 6 tháng liền kề, thời gian chưa hưởng BHTN, chế độ tiền lương theo tư nhân hay nhà nước. Chỉ cần nhập đầy đủ và bấm nhận kết quả. 

Bạn có thể dùng thử các website khác nhau và so sánh kết quả để kiểm tra tính chính xác.

Hướng dẫn tính BHTN trên TopCV

Ví dụ bạn cần tính BHTN cho chị B đã đề cập ở trên, hãy nhập các thông tin như sau:

cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp

Theo kết quả tính thì chị B có mức hưởng BHTN hàng tháng là 3.004.800 đồng, số tháng hưởng là 4 tháng. Kết quả này trùng khớp với cách tính theo công thức.

Hướng dẫn tính BHTN trên LuatVietnam

Nhập thông tin vào công cụ của LuatVietnam, bạn cũng nhận được kết quả giống với các cách tính trên là 3.004.800 đồng/tháng và hưởng BHTN trong 4 tháng.

cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp

Hướng dẫn tính BHTN trên 123job

Tương tự với công cụ của 123job, bạn nhập thông tin cần tính vào và bấm nút Tính bảo hiểm, kết quả sẽ có ngay sau vài giây.

cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp

Hướng dẫn tính BHTN trên Job3s

Bạn cũng có thể tính lương BHTN trên Job3s. Tại đây có các trường thông tin và giao diện giống các công cụ tính BHTN phía trên và cho ra kết quả tương tự

cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp

4. Kết luận

Với những thông tin trên, MISA AMIS HRM hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ về ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp cũng như cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp. Áp dụng các quy định về BHTN sẽ giúp người lao động tính đúng số tiền được hưởng và nhận đầy đủ quyền lợi của mình khi thất nghiệp. 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả