5+ Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc của nhân viên

06/09/2024
21145

Bảng tự đánh giá bản thân trong công việc là cách thức đánh giá được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Đánh giá bản thân trong công việc giúp nhân viên tự theo dõi hiệu suất công việc của mình và chủ động đặt ra những mục tiêu phát triển trong sự nghiệp. Dưới đây là các mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc của nhân viên do đội ngũ MISA AMIS HRM tổng hợp để bạn đọc tham khảo.

Biểu mẫu OKR

Tải miễn phí – 11 Biểu mẫu OKR – Đánh giá nhân viên theo chức vụ và phòng ban

1. Bản tự đánh giá bản thân trong công việc là gì?

Bản tự đánh giá bản thân trong công việc là văn bản để nhân viên tự đánh giá về ưu nhược điểm của cá nhân. Sau đó bản đánh giá được gửi lên cấp trên, cơ quan công tác để làm căn cứ cho việc đánh giá tổng thể.

Tự đánh giá bản thân trong công việc là một phần quan trọng của quá trình đánh giá hiệu suất trong doanh nghiệp. Qua việc này, người lao động thể hiện được khả năng của mình trước lãnh đạo bằng các minh chứng cụ thể.

Bản tự đánh giá bản thân trong công việc là gì?
Bản tự đánh giá bản thân trong công việc là gì?

Bản tự đánh giá bản thân trong công việc có giá trị đối với những cán bộ nhân viên chính thức và những nhân viên đang trong giai đoạn thử việc. Văn bản này cung cấp cơ sở cho quản lý xem xét việc tăng lương, khen thưởng, thăng chức, hoặc ký hợp đồng làm việc chính thức.

Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ đánh giá nhân viên toàn diện, chuẩn xác cho doanh nghiệp, hãy dùng thử ngay AMIS Đánh Giá. Phần mềm được phát triển bởi MISA với các tính năng đánh giá đa dạng: tự đánh giá, đánh giá theo KPI OKR, đánh giá 360 độ…


2. Tầm quan trọng của tự đánh giá bản thân trong công việc

2.1 Đối với nhà quản lý

Nhà quản lý sẽ quan sát và thu thập được nhiều thông tin có giá trị về nhân viên, trên nhiều phương diện khác nhau:

  • Những yếu tố thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ và tự tiến bộ. 
  • Cách nhận thức về những quan điểm khác biệt hoặc xung đột trong tổ chức.
  • Cách họ cảm nhận bản thân là một phần quan trọng của đội nhóm và tổ chức
  • Mức độ thúc đẩy của họ đối với mục tiêu và ước mơ cá nhân.

Đồng thời, nhà quản lý sẽ đóng vai trò như người hướng dẫn, cung cấp thêm nhận xét khách quan cũng như quan điểm riêng để giúp nhân viên phát triển.

Khi được công nhận về năng lực và thành tích, nhân viên sẽ thấy tự hào và hạnh phúc, tuy nhiên họ không nên quá tập trung vào những thành tích đã qua. Quản lý cần làm rõ với nhân viên rằng tổ chức luôn mong muốn nhân viên nỗ lực cải thiện hiệu suất theo thời gian. 

>>> Xem thêm: 13 phương pháp đánh giá hiệu quả công việc chính xác, được áp dụng rộng rãi tại nhiều doanh nghiệp

2.2 Đối với nhân viên

Tự đánh giá bản thân trong công việc giúp người lao động nhận ra những thành tựu, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để người lao động đề xuất với cấp trên để tham gia các lĩnh vực họ cảm thấy có tiềm năng phát triển trong sự nghiệp.

Không có sự tự đánh giá, mỗi cá nhân dễ bị mất định hướng, lãng phí thời gian vào các hoạt động không thực sự hiệu quả. Khi đó, bản tự đánh giá bản thân trong công việc sẽ là công cụ hữu ích để định hướng, thiết lập mục tiêu cụ thể để đạt được thành tựu mong muốn.

Khi chọn sai hướng phát triển, người lao động sẽ lãng phí thời gian và dần mất động lực
Khi chọn sai hướng phát triển, người lao động sẽ lãng phí thời gian và dần mất động lực

Quản lý hoạt động tự đánh giá bản thân trong công việc nhờ Phần mềm AMIS Đánh Giá 

Với doanh nghiệp quy mô nhân sự lớn lên đến hàng trăm, hàng ngàn nhân viên, việc quản lý các bản tự đánh giá bản thân trong công việc bằng giấy tờ trở nên “bất khả thi”. Hoạt động này gây lãng phí thời gian, tài nguyên và công sức. Quá trình lưu trữ và tổng hợp bản giấy cũng dễ xảy ra trường hợp thất lạc, gửi sai phiếu điền, khó hệ thống hóa dữ liệu đánh giá.

Để hạn chế các vấn đề trên, quản lý HR và ban lãnh đạo có thể sử dụng Phần mềm AMIS Đánh Giá. Đây là công cụ chuyên sâu, hỗ trợ riêng nghiệp vụ đánh giá tại doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực.

Thực hiện quy trình tự đánh giá nhân viên trên phần mềm AMIS Đánh giá
Thực hiện quy trình tự đánh giá bản thân trên phần mềm AMIS Đánh giá

Dùng ngay miễn phí

3. 5 Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc mới nhất

3.1. Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc số 1

Mẫu tự đánh giá nhân viên trong công việc 1
Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc 1
MẪU TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN SỐ 1 TẠI ĐÂY 

3.2. Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc số 2

Mẫu tự đánh giá nhân viên trong công việc 2
Mẫu tự đánh giá nhân viên trong công việc 2
MẪU TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN SỐ 2 TẠI ĐÂY 

3.3. Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc cho cán bộ

Mẫu tự đánh giá công việc cho cán bộ
Mẫu tự đánh giá công việc cho cán bộ
MẪU TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN CHO CÁN BỘ TẠI ĐÂY

3.4. Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc sau thử việc

Mẫu tự đánh giá bản thân sau thử việc
Mẫu tự đánh giá bản thân sau thử việc
MẪU TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN SAU THỬ VIỆC TẠI ĐÂY

3.5. Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc có phần nhận xét từ doanh nghiệp 

Mẫu tự đánh giá bản thân có phần nhận xét
Mẫu tự đánh giá bản thân có phần nhận xét
MẪU CÓ PHẦN NHẬN XÉT TỪ DOANH NGHIỆP TẠI ĐÂY

4. Những nội dung trong mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc

4.1 Thông tin cơ bản

  • Họ và tên người tự nhận xét
  • Ngày tháng năm sinh
  • Quê quán
  • Địa chỉ thường trú
  • Chức vụ làm việc
  • Bộ phận công tác 
  • Đơn vị công tác

4.2 Thông tin chính

(1) Tự nhận xét về ưu điểm của bản thân theo 

  • Nhận xét về tư tưởng chính trị của mình (áp dụng khi đánh giá trong các cơ quan, đơn vị nhà nước)
  • Nhận xét về phẩm chất đạo đức và lối sống cá nhân.
  • Nhận xét về việc thực hiện chức trách và nhiệm vụ được giao.

(2) Tự nhận xét về nhược điểm của bản thân.

4.3  Những lưu ý khi tự nhận xét bản thân trong công việc

Về hình thức

  • Bản tự nhận xét không nên quá dài: Bản tự nhận xét năng lực cá nhân cần ngắn gọn, rõ ràng và tập trung vào những điểm cốt lõi. Thông thường, độ dài của bản tự nhận xét năng lực thường là một hoặc hai trang giấy, tuy nhiên có thể thay đổi theo tiêu chuẩn của mỗi doanh nghiệp, tổ chức.
  • Tránh sai chính tả: Mọi loại văn bản, bao gồm cả bản tự nhận xét năng lực, đều yêu cầu sự chính xác về chính tả. Số lượng lỗi chính tả quá nhiều thể hiện sự cẩu thả và thiếu nghiêm túc. 

Về nội dung

  • Phần nhận xét phải điều chỉnh sao cho phù hợp với cá nhân và vị trí công việc mà cá nhân đó đang đảm nhiệm. 
  • Sử dụng ngôn ngữ viết, không sử dụng ngôn ngữ nói hoặc các từ ngữ không phù hợp với đối tượng người đọc. 

>>> Tham khảo: Top 10 phần mềm quản lý KPI được sử dụng nhiều nhất, hỗ trợ công tác quản lý và đo lường hiệu suất làm việc

5. Cách viết bản tự đánh giá bản thân trong công việc chuẩn nhất

Xác định rõ phạm vi

Nhân viên nên thảo luận với người quản lý trực tiếp trước khi bắt đầu để đảm bảo hai bên hiểu đúng ý và thực hiện đánh giá đúng phạm vi. Xác định mục đích sử dụng bản tự đánh giá bản thân trong công việc là điểm lại thành tích, xem xét về lương thưởng hay thăng chức. 

Tiếp theo cần xác định rõ khoảng thời gian đánh giá, có thể là 1 tháng, 1 năm, hoặc suốt thời gian làm việc tại công ty. Việc này giúp tạo nên cấu trúc cụ thể cho bản tự đánh giá và tập trung vào các nội dung quan trọng nhất, tránh lan man.

Liệt kê những thế mạnh tích cực

Trong bản tự đánh giá bản thân trong công việc, người lao động không cần phải liệt kê tất cả các phẩm chất quá chi tiết. Thay vào đó, ưu tiên nhấn mạnh những điểm quan trọng nhất. Cụ thể như hiệu suất công việc, tinh thần trách nhiệm, sự tận tâm và kỹ năng giải quyết vấn đề. Đừng quên cung cấp các dẫn chứng cụ thể và số liệu để làm minh chứng, ví dụ mức đạt hoặc vượt chỉ tiêu, các thành tích nổi bật.

Thừa nhận khuyết điểm của bản thân

Trong bản tự đánh giá bản thân trong công việc, người lao động cần nhận thức và chấp nhận những sai lầm, điểm yếu riêng. Thẳng thắn thừa nhận những hạn chế này, người lao động mới có thể học hỏi từ chúng và coi chúng như một động lực để thay đổi trong tương lai.

Tiếp theo, trong bản tự đánh giá bản thân trong công việc cần xây dựng những mục tiêu cá nhân dựa trên những gì đã đạt được và chưa đạt được trước đó. Hãy sử dụng nguyên tắc SMART để xác định các mục tiêu hợp lý: Specific (có tính cụ thể), Measurable (có thể đo lường được), Achievable (có tính khả thi), Realistic (có tính thực tế), Time-bound (có thời gian thực hiện cụ thể).

Phản hồi thông tin cho quản lý

Bên cạnh tự nhận xét về bản thân, người lao động cần có những phản hồi cho nhà quản lý. Điều này giúp nhà quản lý hiểu rõ các khó khăn và rào cản nhân viên của mình đang gặp phải, cũng như tác động của chúng lên kết quả công việc.

Cấp quản lý, lãnh đạo có thể cân nhắc và điều chỉnh khối lượng công việc phù hợp hơn, đồng thời tối ưu hóa quy trình làm việc để tạo điều kiện cho nhân viên phát huy năng lực của mình và nâng cao hiệu suất cá nhân.

Thể hiện nguyện vọng của bản thân

Kết thúc bản tự đánh giá bản thân trong công việc, nên có một phần ghi chú nhỏ để người lao động thể hiện các nguyện vọng cá nhân như mong muốn được đào tạo chuyên sâu, có thêm bằng cấp, kỹ năng mềm hay có sự thăng tiến trong công việc.


6. 4 nguyên tắc cần nhớ khi viết bản tự đánh giá bản thân trong công việc

Tự đánh giá bản thân trong công việc là một yếu tố cần thiết không phân biệt vị trí hay lĩnh vực công việc. Để tạo ra một bản tự đánh giá hoàn thiện, hãy tuân theo những nguyên tắc sau đây:

4 Nguyên tắc khi làm bản tự đánh giá trong công việc
4 Nguyên tắc khi làm bản tự đánh giá trong công việc

Hãy tự hào về bản thân

Tài liệu tự đánh giá bản thân trong công việc có mục tiêu chính là đưa ra thành tựu nổi bật và tổng kết những dấu mốc quan trọng trong quá trình làm việc của bản thân. Một bản tự đánh giá tốt nên chỉ ra các nhiệm vụ và dự án cụ thể mà người lao động đã thực hiện và hoàn thành xuất sắc.

Khi đề cập đến thành tích của bản thân, người lao động cần tự tin nhấn mạnh tác động tích cực của chúng đối với sự phát triển của tổ chức. Điều này sẽ giúp thể hiện rõ giá trị mà bản thân mang đến cho công ty.

Hãy trung thực và tự phê bình

Ngoài thành tích, cán bộ nhân viên cần xem xét một cách nghiêm túc những lần bản thân chưa đạt được mục tiêu. Nhận ra những điểm yếu của bản thân là điều quan trọng để thể hiện tinh thần học hỏi và lòng khao khát không ngừng phát triển.

Không ngừng phấn đấu

Bản tự đánh giá bản thân trong công việc không nên tạo cảm giác trì hoãn. Dù đã có sự đóng góp như thế nào cho công ty, quan trọng là cam kết luôn cải thiện và nâng cao năng lực cá nhân.

Bản tự đánh giá nên có phần liệt kê các mục tiêu trong thời gian tới. Điều này giúp nhà quản lý thấu hiểu tinh thần cầu tiến và sẵn sàng thích nghi của nhân viên. Như vậy, lãnh đạo sẽ biết đâu là cơ hội phù hợp cho người lao động phát triển tối đa khả năng của mình.

Thể hiện sự chuyên nghiệp

Khi tự đánh giá bản thân trong công việc, cần thể hiện sự chuyên nghiệp. Điều này có nghĩa là không nên chỉ trích cấp trên hay phê phán đồng nghiệp. Mọi đánh giá cần được thể hiện từ góc độ khách quan, không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc cá nhân. Tuân theo các nguyên tắc trên sẽ giúp xây dựng các bản đánh giá cá nhân chuyên nghiệp và đáng tin cậy, góp phần nâng cao giá trị bản thân.

>>> Xem thêm: 12+ mẫu form đánh giá năng lực nhân viên mới và chuẩn nhất, áp dụng với từng phòng ban, từng thời điểm

7. Một số sai lầm cần tránh khi nhân viên viết bản tự đánh giá bản thân trong công việc

Để thực hiện đánh giá cá nhân trong công việc đòi hỏi nhà quản trị nhân sự và cán bộ nhân viên chú ý đặc biệt để tránh những sai lầm sau đây:

Một số sai lầm khi làm bản tự đánh giá trong công việc
Một số sai lầm khi làm bản tự đánh giá trong công việc
  • Hãy tránh việc tự nhận xét bản thân quá dài dòng. Thay vào đó, hãy giới hạn trong khoảng 1-2 trang giấy và biên soạn nội dung một cách ngắn gọn, súc tích. Điều này giúp thông tin trở nên rõ ràng và dễ tiếp thu hơn.
  • Văn bản yêu cầu sử dụng văn phong phù hợp, trang trọng, lịch sự và tránh sử dụng ngôn ngữ địa phương hoặc giao tiếp theo cách tự nhiên và thân mật.
  • Để tránh sai sót về chính tả trong bản tự nhận xét cá nhân, hãy kiểm tra kỹ và chỉnh sửa để không có những lỗi này.
  • Thông tin mà bạn trình bày cần phản ánh sự thật một cách khách quan và chính xác, dựa trên cơ sở cụ thể, tránh việc nói dối hoặc phóng đại.

>>> Đọc thêm: Top 14+ mẫu đánh giá nhân viên bằng excel chuẩn nhất, giúp đánh giá nhân sự toàn diện

8. Kết luận

Trên đây là 5 Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc và những lưu ý quan trọng khi soạn thảo văn bản này. MISA AMIS HRM hy vọng rằng, bộ biểu mẫu này sẽ hỗ trợ quản lý, HR và nhân viên tự đánh giá bản thân trong công việc một cách chính xác. Lãnh đạo và quản lý HR có thể dùng bản tự đánh giá để cải thiện hạn chế và tận dụng mọi cơ hội tối ưu hóa khả năng chuyên môn trong công việc hàng ngày.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 4 Trung bình: 4]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả