4 nhiệm vụ phải đảm nhiệm nếu là một HR manager

17/07/2023
632

HR manager (Trưởng phòng nhân sự) là người đứng đầu bộ phận nhân sự, có vai trò giám sát các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, tổ chức và phát triển văn hóa công ty. Tuy nhiên, cùng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và biến chuyển không ngừng của nền kinh tế, vai trò của HR manager đã dần thay đổi theo đặc thù của xã hội và lực lượng lao động trong thời đại mới.

Dưới đây là 4 nhiệm vụ mà các HR manager trong tương lai cần linh hoạt nắm bắt để đảm bảo thực hiện tốt sứ mệnh của mình.

1. 4 Nhiệm vụ HR Manager cần phải đảm nhiệm

1.1 Lấy yếu tố con người làm trọng tâm để phát triển

Thị trường lao động tài năng ngày càng cạnh tranh khốc liệt vì thế việc dành nhiều thời gian chăm sóc lực lượng này là nhiệm vụ quan trọng của các HR manager nhằm giảm thiểu rủi ro biến động nhân sự và bảo đảm thực hiện chiến lược kinh doanh của tổ chức.

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin đôi khi là trở ngại với các nhân viên lâu năm, đây là lúc HR manager cần thể hiện vai trò của mình trong việc khuyến khích và trở thành cầu nối hỗ trợ quá trình cập nhật kiến thức, kích thích khả năng học hỏi của nhân viên. Một nhiệm vụ mà theo Jill Goldstein (Chuyên gia nhân sự có hơn 30 năm kinh nghiệm) nhận định là những “talents coach” (tạm dịch: Những người đào tạo tài năng).

Lấy yếu tố con người làm trọng tâm để phát triển
Lấy yếu tố con người làm trọng tâm để phát triển

Đối với các ứng viên tiềm năng, họ sẽ luôn sở hữu nhiều lựa chọn, kể cả những lời mời trực tiếp không qua phỏng vấn, thi tuyển. Vì thế bên cạnh việc xây dựng tốt thương hiệu nhà tuyển dụng để ứng viên nhìn thấy những lợi thế tuyển dụng của doanh nghiệp, HR manager cần có khả năng thuyết phục ứng viên về cơ hội làm việc tuyệt vời tại công ty của mình.

Khi đó, Talent Acquisition – phương án tuyển dụng kiểu mới sẽ là một phương án hữu hiệu mà HR manager cần cân nhắc triển khai: 

  • Nếu công tác tuyển dụng truyền thống gói gọn bằng quá trình: Thông báo tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ, sàng lọc, phỏng vấn và tuyển dụng thì Talent Acquisition là một quá trình “dài hơi” hơn với một tầm nhìn chiến lược trước và sau khi tuyển dụng.
  • Không chỉ nhắm đến mục tiêu “tuyển” được nhân sự cho nhu cầu tức thời, Talent Acquisition là quá trình xác định, thu hút, tuyển chọn ứng viên tiềm năng đáp ứng nhu cầu của tổ chức đồng thời tiếp tục duy trì kết nối với các ứng viên chưa được tuyển dụng nhằm cân nhắc cho các vị trí trong tương lai. 
  • Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, lập kế hoạch nguồn lực trong tương lai, đa dạng hóa lực lượng lao động của công ty và phát triển cộng đồng ứng viên dồi dào là nền tảng của Talent Acquisition. 

Nói cách khác, Talent Acquisition giúp doanh nghiệp tạo ra một nhóm ứng viên bền vững, chuẩn bị được nguồn nhân lực cho chiến lược tuyển dụng lâu dài thay vì gói gọn trong một đợt tuyển dụng ngắn hạn kiểu “mì ăn liền”.

Nhiệm vụ của HR Manager trong tương lai
Nhiệm vụ của HR Manager trong tương lai

1.2 Sẵn sàng đón đầu lực lượng lao động kiểu mới

Đón đầu lực lượng lao động kiểu mới là một thách thức không hề nhỏ bởi những nhu cầu ngày một khác biệt. Trước đây lực lượng lao động tập trung tìm kiếm sự ổn định, mong muốn gắn bó lâu dài, hiện nay lực lượng lao động trẻ lại là những người đặc biệt khao khát được dấn thân, được thử thách và sẵn sàng nhảy việc khi cần thiết.

Theo số liệu của Gallup, khi được hỏi, 60% người lao động thuộc thế hệ Millennials sẵn sàng từ bỏ công việc hiện tại ngay lập tức khi được trao cơ hội thử sức ở một vị trí thú vị hơn.

Lực lượng lao động kiểu mới là thế hệ đòi hỏi sự cá nhân hóa cao hơn trong hành trình sự nghiệp. Tổ chức đủ sức thu hút và giữ chân nhân tài thuộc thế hệ này sẽ là một tổ chức có tư duy khác biệt. 

Với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động, các nhà quản lý nhân sự thành công sẽ cung cấp cho những nhân viên hàng đầu những lợi ích và giá trị khác biệt khuyến khích nhân viên cống hiến lâu dài.

Để giải quyết bài toán này, HR Manager cần không ngừng cập nhật và tổng hợp thông tin để đưa ra phương án tuyển dụng và quản lý phù hợp như:

  • Lựa chọn phương án phát triển nhân sự phù hợp: đào tạo nhân sự tiềm năng hoặc tuyển chọn các ứng viên đã phát triển toàn diện và bố trí vào một vai trò thích hợp.
  • Đón đầu lực lượng lao động trẻ: Cân nhắc các chương trình hợp tác với các trường đại học để thu hút và kịp thời tuyển dụng những tài năng hàng đầu.
  • Xây dựng lộ trình phát triển đa chiều (career-lattice): Tạo điều kiện để nhân sự được phát triển hoặc chuyển đổi định hướng công việc nếu phù hợp.
  • Thiết lập thị trường nội bộ: chia sẻ thông tin nội bộ và cho phép ứng viên chủ động lựa chọn tham gia các dự án phù hợp với kỹ năng.
  • Khai thác thế mạnh từ nguồn nhân lực lâu năm: Tận dụng chuyên môn của nhân sự hiện có giúp cố vấn thế hệ nhân sự mới thành những nhà lãnh đạo mạnh mẽ.
  • Lập kế hoạch tuyển dụng mang tính chiến lược: phù hợp với sức mạnh thương hiệu nhà tuyển dụng và mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Sẵn sàng đón đầu lực lượng lao động kiểu mới
Sẵn sàng đón đầu lực lượng lao động kiểu mới

1.3 Trau dồi thêm kiến thức về các hoạt động khác trong doanh nghiệp

Trước đây, bộ phận nhân sự truyền thống chỉ tập trung vào các hoạt động hành chính nhân sự thông thường. Nhưng hiện nay vai trò của phòng nhân sự đang ngày càng mở rộng, thay đổi so với khuôn mẫu điển hình. Không chỉ là những người quản lý của một bộ phận, HR Manager còn là người kết nối giữa nhân viên – quản lý và giữa các quản lý trong cùng doanh nghiệp. 

Trau dồi thêm kiến thức về các hoạt động khác trong doanh nghiệp
Trau dồi thêm kiến thức về các hoạt động khác trong doanh nghiệp

Để hoàn thành tốt vai trò của một HR manager trong tương lai, bên cạnh các kỹ năng mềm cần thiết, việc trang bị kiến thức liên quan đến các hoạt động khác trong doanh nghiệp để dễ dàng chia sẻ, hỗ trợ hay tham vấn. Chính nguồn kiến thức chất lượng về các hoạt động khác trong doanh nghiệp sẽ giúp củng cố vai trò của HR manager. Đồng thời là nguồn tư liệu quan trọng trong công tác phân tích, dự đoán và xây dựng kế hoạch tuyển dụng phù hợp. 

1.4 Ứng dụng công nghệ vào bộ máy quản trị nhân sự

Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ từng ngày và không một ai trong chúng ta có thể phủ nhận vai trò của công nghệ trong nhiều lĩnh vực. Riêng với đội ngũ HR đặc biệt là HR manager, ứng dụng công nghệ vào bộ máy quản trị nhân sự sẽ là nhiệm vụ quan trọng cần được thực hiện một cách nghiêm túc. 

Không chỉ giúp tối ưu hóa thời gian hoàn thành công việc, công nghệ còn thể hiện vai trò quan trọng trong các hoạt động liên quan đến tổng hợp, phân tích và đánh giá dữ liệu. 

Điển hình trong thời đại chuyển đổi số hiện nay, việc áp dụng công nghệ phần mềm trong hoạt động quản trị nhân sự là đòi hỏi tất yếu. Thấu hiểu điều đó, Công ty cổ phần MISA phát triển giải pháp phần mềm MISA AMIS HRM, giúp nhà quản lý:

  • Có góc nhìn 360° về nhân sự từ đó xây dựng chính sách phúc lợi nhằm giữ chân NLĐ
  • Cung cấp hệ thống dữ liệu thông minh là cơ sở ra quyết định bổ nhiệm, thuyên chuyển,…
  • Giúp nắm bắt nguyên nhân khiến nhân viên rời bỏ từ đó rút kinh nghiệm phòng ngừa, cải thiện.
Phần mềm quản lý nhân sự toàn diện MISA AMIS HRM
Phần mềm quản lý nhân sự toàn diện MISA AMIS HRM

Bên cạnh đó, ứng dụng phần mềm MISA AMIS HRM còn hỗ trợ toàn diện cho công tác quản trị nhân sự cho cán bộ HR bao gồm:

  • Tuyển dụng: Tự động hóa quy trình giúp nâng cao hiệu quả tuyển dụng, tối ưu chi phí doanh nghiệp đồng thời tối thiểu hóa thời gian chờ của ứng viên, nâng cao điểm chuyên nghiệp của doanh nghiệp trong mắt ứng viên.
  • Thông tin nhân sự: Giúp doanh  nghiệp quy hoạch và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực thông qua toàn bộ thủ tục và dữ liệu đã được số hóa.
  • Chấm công: Tối giản quy trình chấm công và tính lương phức tạp, tối ưu hóa thời gian làm việc của đội ngũ HR.
Giao diện báo cáo thông minh phần mềm nhân sự MISA AMIS HRM - Phù hợp cho doanh nghiệp trên 100 nhân sự
Giao diện báo cáo thông minh phần mềm nhân sự MISA AMIS HRM – Phù hợp cho doanh nghiệp trên 100 nhân sự
  • Tiền lương: Tự động tính lương & các khoản khấu trừ, theo dõi tình hình chi trả lương & chính sách lương thưởng toàn diện.
  • BHXH: Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện toàn bộ thủ tục liên quan đến BHXH điện tử theo quy định pháp luật.
  • Thuế TNCN: giải quyết bài toán thuế TNCN giúp doanh nghiệp tối ưu đến 60% hiệu suất làm việc, tiết kiệm 50% thời gian và 100% đảm bảo thời hạn.
Chia sẻ về chiến dịch chuyển đổi số tại Công ty MG LAND - Doanh nghiệp phân phối bất động sản cao cấp nổi tiếng Việt Nam
Chia sẻ về chiến dịch chuyển đổi số tại Công ty MG LAND – Doanh nghiệp phân phối bất động sản cao cấp nổi tiếng Việt Nam

MISA AMIS HRM đã được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam tin dùng, điển hình như: Đại học Hoa Sen, Trống Đồng Palace, IVY moda…. Để được tư vấn thêm các tính năng, nhận tài khoản dùng thử và nhận báo giá phần mềm, doanh nghiệp có thể để lại thông tin TẠI ĐÂY.

2. Kết luận

Thị trường lao động thay đổi là lúc bộ phận nhân sự và đặc biệt là HR manager phát huy tối đa vai trò trong tổ chức. Để làm được điều đó, các HR manager cần đào sâu nghiên cứu, đánh giá, đưa ra dự đoán và kịp thời hành động trước những nhiệm vụ của HR manager trong tương lai.

Bài viết 4 nhiệm vụ của HR manager trong tương lai từ đội ngũ MISA AMIS HRM tin rằng đã phần nào cung cấp cái nhìn chi tiết nhất về những nhiệm vụ quan trọng mà bạn phải hoàn thành nếu là một HR manager trong tương lai.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 4]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả