Kiến thức Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt nam 2023 của...

Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2023 được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam VECOM công bố vào tháng 4 đã chỉ ra một số đặc điểm nổi bật của thương mại điện tử Việt Nam trong giai đoạn tới. 

Nguồn: vecom.vn
Nguồn: vecom.vn

1. Sự nổi trội của sàn thương mại điện tử và mạng xã hội

Hoạt động kinh doanh sôi động trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội là nét nổi bật của thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 và quý một năm 2023. Theo khảo sát của VECOM, có tới 65% doanh nghiệp đã triển khai hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội. Số lao động tại các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các công cụ như Zalo, Whatsapp, Viber, Facebook Messenger liên tục tăng qua các năm.

Bán hàng trên các mạng xã hội cũng được đánh giá mang lại hiệu quả cao nhất, vượt qua các hình thức khác như website hay ứng dụng của doanh nghiệp cũng như sàn thương mại điện tử. Nổi bật nhất là sự ra đời và tăng trưởng mạnh mẽ của Tiktok Shop. Kinh doanh trên nền tảng này có sức hút rất lớn đối với đông đảo thương nhân trên cả nước.

2. Chất lượng website và ứng dụng di động ngày càng cao

Theo khảo sát của VECOM, tỷ lệ các doanh nghiệp có website và ứng dụng di động không thay đổi nhiều. Một trong các nguyên nhân có thể là số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể trong năm 2022 và kéo dài tới hết quý một năm 2023 rất cao. Mặc dù website và ứng dụng di động có ý nghĩa kinh doanh lâu dài và nâng tầm thương hiệu nhưng doanh nghiệp mới thành lập và hộ kinh doanh có thể ưu tiên kinh doanh trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử hay mạng xã hội.

3. Tên miền quốc gia tăng trưởng chậm

Tỷ lệ doanh nghiệp có website thay đổi rất nhỏ trong những năm qua phản ảnh tỷ lệ tăng trưởng của tên miền quốc gia “.vn”. Tài nguyên tên miền quốc gia “.vn” ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp.

VECOM cũng như Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đều chung nhận định doanh nghiệp muốn chuyển đổi số thành công cần xây dựng website nhằm hiện diện trên môi trường trực tuyến, tạo niềm tin cho khách hàng, chủ động quản lý nội dung, trực tiếp nhận phản hồi từ khách hàng, tạo hệ sinh thái kinh doanh với các đối tác và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, logistics, tiếp thị số, v.v…

Tuy nhiên, khảo sát của VECOM cho thấy trong vài năm gần đây tỷ lệ doanh nghiệp có website hầu như không thay đổi. Cụ thể, tỷ lệ này của năm 2022 là 42%, xấp xỉ tỷ lệ của ba năm trước đó.

4. Hướng tới phát triển thương mại điện tử bền vững

Sau nhiều năm tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh trực tuyến, năm 2018 VECOM phát hiện một số yếu tố cản trở tới sự phát triển bền vững trong dài hạn. Năm 2019 Hiệp hội đề xuất triển khai Chương trình phát triển thương mại điện tử bền vững giai đoạn 2019 – 2025, bao gồm giai đoạn khởi động trong hai năm 2019 – 2020 và giai đoạn chính trong năm năm 2021 – 2025.

Trong giai đoạn khởi động, VECOM nhấn mạnh với các cơ quan hoạch định chính sách về sự chênh lệch rất lớn của thương mại điện tử giữa Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với 61 tỉnh thành còn lại. Nếu không triển khai các giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách này thì sẽ tác động rất lớn tới sự phát triển bền vững của thương mại điện tử Việt Nam. Xuất phát từ đề xuất này, Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 đã đề ra mục tiêu và một số giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách trên.

Đồng thời, Hiệp hội đã triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ các địa phương triển khai thương mại điện tử một cách chủ động hơn, bao gồm các khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trực tuyến cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh.

Toàn bộ báo cáo do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam VECOM công bố được MISA cập nhật đầy đủ, mời bạn đọc quan tâm đăng ký nhận tài liệu vào form bên dưới.


Nguồn: vecom.vn

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]