Experiential marketing – Phương thức tương tác, gắn kết hiệu quả giữa khách hàng và thương hiệu

18/05/2023
507

Thay vì khách hàng sẽ nhận những thông điệp theo một cách thụ động như hình thức marketing truyền thống, thì giờ đây với những chiến dịch experiential marketing khách hàng sẽ được tham gia trực tiếp vào quá trình tiếp nhận thông điệp của thương hiệu. 

Vậy cụ thể thì experiential marketing là gì, thường được các doanh nghiệp áp dụng và triển khai như thế nào? Hãy cùng MISA tìm hiểu chi tiết về phương thức này thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Experiential marketing là gì?

Experiential marketing là những hoạt động marketing giúp thu hút sự tương tác trực tiếp của khách hàng, qua đó khuyến khích họ tham gia vào những hoạt động trải nghiệm của thương hiệu. Đây là hình thức dựa trên việc tạo ra những trải nghiệm thú vị, mới mẻ, đáng nhớ cho người tham gia, thông qua đó tạo sự kết nối, gắn kết sâu sắc trong cảm xúc giữa thương hiệu và người tiêu dùng. 

Experiential marketing - Hoạt động marketing với nhiều trải nghiệm, tương tác thú vị mà thương hiệu tạo ra dành cho khách hàng
Experiential marketing – Hoạt động marketing với nhiều trải nghiệm, tương tác thú vị mà thương hiệu tạo ra dành cho khách hàng

Cùng với việc tập trung thể hiện giá trị cốt lõi, các hoạt động diễn ra trong experiential marketing ngày càng được các thương hiệu chú trọng phát triển với nhiều ý tưởng sáng tạo, độc đáo khiến khách hàng cảm thấy hài lòng, ngạc nhiên và hạnh phúc.

Ví dụ những hình thức điển hình trong experiential marketing được nhiều thương hiệu áp dụng hiện nay như: tổ chức festival, sự kiện, triển lãm trưng bày & giới thiệu sản phẩm, tổ chức workshop tham gia trải nghiệm sản phẩm,… Các địa điểm diễn ra đều đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tương tác một cách tốt nhất.

Trong thời kỳ công nghệ phát triển hiện đại như hiện nay, thì phương thức experiential marketing còn áp dụng dạng hybrid – hình thức kết hợp giữa trải nghiệm thực tế với trực tuyến (virtual) và trải nghiệm ảo (virtual experience). Sự sáng tạo không giới hạn và tính tương tác cao chính là đỉnh cao của các sự kiện áp dụng hình thức hiện đại này.

2.3 lợi ích khi triển khai chiến dịch experiential marketing  

3 lợi ích experiential marketing mang lại cho thương hiệu và người tiêu dùng
3 lợi ích experiential marketing mang lại cho thương hiệu và người tiêu dùng

2.1 Thấu hiểu giá trị thương hiệu 

Làm thế nào để khách hàng tin tưởng và thấu hiểu giá trị thông điệp của thương hiệu luôn là một trong những bài toán khó đối với các nhà tiếp thị. Nếu chỉ dựa vào những khẩu hiệu hay slogan trong các quảng cáo thì chỉ góp phần giúp các thương hiệu gia tăng mức tăng độ nhận diện.

Còn câu chuyện hiểu và tin tưởng thương hiệu thì đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có những hoạt động experiential marketing để “chạm” và “đánh thức” các giác quan của khách hàng. Hay nói cách khác, điểm cốt lõi của experiential marketing mang đến tính kết nối trong cảm xúc giữa sản phẩm của thương hiệu với con người và giữa con người với nhau.   

2.2 Tăng doanh thu 

Khi áp dụng thực hiện phương thức experiential marketing bên cạnh việc bạn thu hút sự quan tâm đông đảo của mọi người nhờ vào việc tổ chức các hoạt động và sự kiện quy mô thì nó còn giúp bạn thúc đẩy đáng kể doanh số. 

Experiential marketing không như những cách tiếp thị khác trong marketing, đây là chiến lược thu hút khách hàng trực tiếp tham gia vào thứ bạn thấy hay đọc mà đó là hoạt động để mọi người trực tiếp tham gia. Chiến lược trải nghiệm này sẽ giúp cho khách hàng biết thương hiệu của bạn là như thế nào, sản phẩm dịch vụ của công ty bạn là gì. Ở đây khách hàng không chỉ mua các sản phẩm/ dịch vụ của bạn mà còn mua trải nghiệm, cảm giác được hòa mình vào thế giới mà bạn tạo ra.

Chiến dịch bác sĩ McStuffin
Chiến dịch bác sĩ McStuffin

Một trong những ví dụ điển hình thể hiện rõ khía cạnh này khi áp dụng phương thức tiếp thị trải nghiệm, chính là chiến dịch Doc McStuffin. Doc McStuffin là một bộ phim hoạt hình của hãng Disney. Để quảng cáo cho series phim thứ 2 vào năm 2014, hãng Disney đã phối hợp với các cửa hàng đồ chơi ở Tesco, Smyths, Toys R Us tại Vương quốc Anh và mở ra những phòng khám mang tên Doc McStuffin. Trong thời gian 10 phút, trẻ em được trải nghiệm nhập vai, cụ thể trẻ sẽ được đóng vai thành bác sĩ và chẩn đoán điều gì không ổn với chú gấu bông lớn Big Ted.

Ở đây, trẻ em có thể chơi với đồ chơi tại Doc McStuffin, tô màu hoặc xem các đoạn phim từ chương trình truyền hình. Chiến dịch đã thu hút gần 8.000 trẻ em tham gia trải nghiệm, theo khảo sát có 75% trong số đó đánh giá là “xuất sắc”. Quan trọng nhất, chiến dịch đã thúc đẩy nhu cầu mua hàng hóa, với doanh thu tăng 5,3%.

2.3 PR miễn phí và tiếp thị truyền miệng 

Chiến dịch experiential marketing thành công là một trong những điều then chốt giúp doanh nghiệp được PR miễn phí và tiếp thị truyền miệng nhờ vào các kênh truyền thông cũng như người tham gia. Một khi chiến dịch của bạn thực sự độc đáo và sáng tạo, các cơ quan báo chí truyền thông sẽ chú ý đến sự kiện của bạn và coi đó là điều đáng chú ý. Điều này góp phần tạo nên những “cú hích” lớn cho chiến dịch của bạn. 

Chiến dịch quảng bá bộ phim GhostBusters
Chiến dịch quảng bá bộ phim GhostBusters

Một ví dụ tiêu biểu cho sự truyền tin đến đại chúng mà vẫn tiết kiệm chi phí khi áp dụng experiential marketing đó chính là chiến dịch quảng bá bộ phim GhostBusters được thực hiện ngay tại nhà ga Waterloo. 

Vào năm 2016, những người dân ở nước Anh vô cùng ngạc nhiên khi thấy hình dáng kẹo dẻo Stay Puft khổng lồ xuất hiện tại nhà ga Waterloo. Đây là một phần nằm trong chiến dịch quảng bá bộ phim GhostBusters, thay vì sợ hãi với hình dáng kẹo bông siêu to này thì người dân đều vô cùng thích thú, hào hứng check-in. Trên khắp nền tảng mạng xã hội tràn ngập những thông tin, hình ảnh về chiến dịch này đồng thời kèm theo hashtag #ghostbusterswaterloo. Kết quả đạt được của chiến dịch này vô cùng đáng kinh ngạc khi ngay trong tuần công chiếu đầu tiên, bộ phim đã thu về 6.1 triệu bảng Anh. 

3. Các bước cơ bản lập kế hoạch cho chiến dịch experiential marketing

3.1 Lấy khách hàng làm trung tâm

Xuất phát từ đặc thù tạo ra tính kết nối về mặt cảm xúc với khách hàng của loại hình này, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực sự thấu hiểu khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm. Do đó, khi lập kế hoạch cho chiến dịch experiential marketing, doanh nghiệp cần tìm hiểu và vạch ra tất cả các thông tin về khách hàng một cách chi tiết, rõ ràng nhất, chẳng hạn như nhân khẩu học, thói quen hành vi, phong cách sống, văn hóa, động lực thúc đẩy, rào cản,…

Làm tốt ở bước này sẽ là tiền đề quan trọng giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện những bước tiếp theo của chiến dịch và khai thác hiệu quả insight tại thị trường khác. 

5 bước lập kế hoạch cho chiến dịch experiential marketing
5 bước lập kế hoạch cho chiến dịch experiential marketing

>> Xem thêm: [Hướng dẫn] 5 bước xác định customer insight hiệu quả nhất

3.2 Đặt mục tiêu cụ thể

Doanh nghiệp nên đặt mục tiêu và kết quả cần đạt một cách cụ thể, rõ ràng khi triển khai experiential marketing, ví dụ như tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng là bao nhiêu, thu hút được bao nhiêu người tham gia, mức độ phản hồi mong muốn là thế nào… có như vậy doanh nghiệp mới có thể xác định được cần làm những gì, thực hiện các hoạt động ra sao.

Cùng với đó, doanh nghiệp cũng cần xây dựng cách đo lường, đánh giá hiệu quả chiến dịch xuyên suốt chiến dịch để có những điều chỉnh thích hợp khi cần thiết. 

3.3 Xác định KPI rõ ràng

KPI giúp doanh nghiệp đánh giá và đo lường mức độ hiệu quả những công việc thực hiện trong chiến dịch đồng thời, điều chỉnh công việc sao cho phù hợp trong những chiến dịch kế tiếp. Chính vì vậy, khi thực hiện experiential marketing bạn cần xác định rõ ràng về KPI để có thể so sánh, đối chiếu sau khi kết thúc chiến dịch. 

3.4 Phân bổ ngân sách

Khi thực thi triển khai bất cứ chiến dịch marketing nào nói chung cũng như tổ chức hoạt động experiential marketing nói riêng, đều cần phải xây dựng một khoản ngân sách nhất định. Đây là yếu tố giúp bạn phân chia kinh phí phù hợp cho các hạng mục trong chiến dịch đồng thời, đảm bảo các chỉ số lợi nhuận, hiệu suất cho các doanh nghiệp trong hoạt động marketing. 

Trong hoạt động experiential marketing có nhiều khoản mà bạn cần phải cân đối chi phí như: quảng cáo, booking, tổ chức sự kiện, truyền thông,… nên việc tạo ngân sách là điều vô cùng quan trọng. 

3.5 Xây dựng kế hoạch truyền thông đa kênh

Để tiếp cận với tất cả công chúng doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc truyền thông qua một phương tiện duy nhất, mà đòi hỏi doanh nghiệp cần triển khai đa kênh trên nhiều nền tảng khác nhau: livestream, quảng cáo online, báo chí, Facebook,… nhằm hướng đến mục tiêu lan truyền quảng bá sự kiện, tin tức với độ phủ sóng rộng nhất, nhiều người biết và tham gia nhất.

Quản lý chiến dịch Marketing hiệu quảDùng thử ngay miễ phí MISA AMIS aiMarketing

4. Áp dụng experiential marketing hiệu quả bằng những phương pháp nào?

4.1 Pop-up stores – Cửa hàng sự kiện

Pop-up stores chính là những cửa hàng chỉ “tồn tại” trong khoảng thời gian ngắn, địa điểm tổ chức sự kiện thường bất ngờ và đặc biệt. Xu hướng tiếp thị này rất được người tiêu dùng yêu thích bởi lối thiết kế độc đáo, không gian đa chiều giúp người tham gia được trải nghiệm thực tế tốt nhất. Phương pháp này vừa thu hút mọi người đến sự kiện tham gia trải nghiệm vừa giúp thương hiệu tăng độ nhận diện với khách hàng. 

4.2 Trải nghiệm cùng với những người có sức ảnh hưởng trong xã hội

Trong những năm gần đây, một trong những chiến lược marketing nổi bật và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp khi quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hay dịch vụ của mình chính là kết hợp cùng với những người có sức ảnh hưởng trong xã hội hay còn được gọi là KOL, KOC.  

Những nội dung của chiến dịch experiential marketing khi kết hợp cùng với các KOL, KOC thường dễ thu hút khách hàng hơn, bởi họ có thể thuyết phục người khác bằng uy tín, khả năng tiếp cận của mình. Đồng thời, xu hướng tiếp thị từ những cá nhân thường được người tiêu dùng tin tưởng hơn so với từ chính nhãn hàng review, giới thiệu. 

Do đó, phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều áp dụng phương thức này, các KOL – KOC sẽ trở thành đại sứ cho thương hiệu, hỗ trợ thúc đẩy truyền thông góp phần nâng cao doanh số cho các doanh nghiệp. 

4.3 Tiếp thị dịch vụ chăm sóc trực tiếp

Phương pháp thứ ba này là một trong những chiến lược quan trọng của experiential marketing, chăm sóc khách hàng sau khi mua hàng phần lớn sẽ giúp họ yêu mến thương hiệu và sẵn sàng gắn bó lâu dài, nhất là những dòng sản phẩm/ dịch vụ có giá trị cao. 

Hơn nữa, từ phương pháp này thương hiệu của bạn còn có cơ hội phát triển thêm những nhóm khách hàng tiềm năng khác thông qua lời giới thiệu, chăm sóc của nhân viên tư vấn đến khách hàng khi ra mắt các sản phẩm, dịch vụ mới. 

4.4 Tổ chức các hoạt động tương tác ngoài trời

Bất cứ hoạt động nào khi thực sự “mắt thấy tai nghe” đều sẽ khiến cho công chúng dễ bị thu hút, cảm thấy hứng thú và mong muốn được trải nghiệm. Trong chiến dịch experiential marketing cũng vậy, khi áp dụng tổ chức các hoạt động kích hoạt thương hiệu ngoài trời, nó giống như “nam châm” thu hút đông đảo khách hàng đến với thương hiệu của bạn. Hoạt động này thường sẽ được tổ chức tại những khu vực công cộng, địa điểm đông người,…

Chính sự tương tác đa chiều trong các hoạt động ngoài trời cũng là tiền đề giúp bạn dễ dàng kết nối với khách hàng. Khách hàng càng được gợi mở, tiếp cận nhiều thông tin bao nhiêu thì trong họ sự tò mò, thôi thúc muốn tìm hiểu thương hiệu của bạn càng lớn bấy nhiêu. 

Cùng MISA xem xét một ví dụ về experiential marketing của nhãn hàng Coca Cola ngay dưới đây. 

Trong chiến dịch, Tết 2023 “Tết dẫu đổi thay, diệu kỳ vẫn ở đây” của Coca Cola, thương hiệu này đã triển khai một hoạt động mang tên “Bàn ăn diệu kỳ vượt thời gian” với mong muốn mang đến không gian tương tác thú vị với người tiêu dùng.

Cụ thể, trên trang web của Coca Cola người dùng sẽ scan QR code có trên sản phẩm, sau đó người dùng sẽ đăng nhập và chia sẻ những khoảnh khắc gia đình sum họp bên mâm cơm ngày Tết. Trang web sẽ tự động ghép, thiết kế ảnh và tạo ra những chiếc thiệp đặc biệt để người dùng có thể chia sẻ lên bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào. Trong mỗi lượt tham gia tương tác, người dùng còn có cơ hội được nhận voucher mua hàng hoặc order thức ăn trên các sàn thương mại điện tử. 

Bàn tiệc kỷ lục của Coca Cola thu hút hơn 1.000 gia đình tham gia cùng nhiều nghệ sĩ nổi tiếng
Bàn tiệc kỷ lục của Coca Cola thu hút hơn 1.000 gia đình tham gia cùng nhiều nghệ sĩ nổi tiếng

Đặc biệt, sự kiện “Bàn ăn vượt thời gian đông nhất thế giới” của Coca Cola được Liên minh Kỷ lục thế giới WorldKings công nhận, xác lập kỷ lục. Tại sự kiện này đã có hơn 1.000 gia đình tham gia cùng sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. 

Bên cạnh đó, tại TP.HCM, Coca Cola còn tổ chức chương trình lễ hội có không gian chụp hình kết hợp hàng chục gian hàng trò chơi dân gian, các món ngon ngày Tết,.. để người tiêu dùng trải nghiệm.

Song song với đó, các hoạt động xã hội đầy ý nghĩa, mang tính nhân văn cũng được Coca Cola tổ chức thực hiện trải dài từ Bắc đến Nam với sự góp sức của nhiều cơ quan ban ngành và người tiêu dùng. Các hoạt động ý nghĩa này đã giúp đỡ được hơn 5.000 gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước với tổng giá trị lên tới 5.3 tỷ đồng. 

Kết luận

Có thể thấy, experiential marketing không chỉ giúp gắn kết, tạo lập mối quan hệ mật thiết giữa người tiêu dùng và thương hiệu với nhau, mà còn giúp các thương hiệu thể hiện và truyền tải tình cảm, những thông điệp sâu sắc đến với mọi người. 

Tác giả: Lê Thị Nga

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả