Telesales là gì? Mô tả công việc telesales chi tiết, đầy đủ nhất

21/04/2023
873

Telesales là một nghề hot trên thị trường lao động và được nhiều công ty tuyển dụng. Liệu vị trí này chỉ làm duy nhất một công việc là gọi điện thoại đến khách hàng? Thực tế nghê Telesales đòi hỏi khá nhiều kỹ năng và công việc cũng không hề đơn giản. Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu chi tiết mô tả công việc Telesales trong bài viết sau đây.

1. Telesales là gì?

“Sale” là bán hàng, tiền tố “tele” là viết tắt của telephone. Telesales là công việc là bán hàng, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ thông qua điện thoại.

Thông thường, nhân viên Telesales sẽ làm việc trong phòng kinh doanh hoặc phòng Marketing của doanh nghiệp. Công việc chính của họ là tìm kiếm khách hàng, hiểu khách hàng, sau đó sử dụng điện thoại để liên hệ và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang kinh doanh. Mục đích cuối cùng của Telesales chính là làm sao thuyết phục khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Telesales là gì?
Telesales là gì?

Hiện nay đa số các công ty bán lẻ tại Việt Nam đều tuyển dụng vị trí này. Vậy nên việc HR chuẩn bị một bản mô tả công việc Telesales chi tiết, chuẩn chỉnh là cần thiết để có thể thu hút những ứng viên tiềm năng, nâng cao hiệu quả tuyển dụng.

2. Mô tả công việc Telesales

Nhiều người nhầm lẫn Telesales chỉ làm mỗi một công việc đó là gọi khách hàng qua điện thoại. Tuy nhiên mô tả công việc Telesales còn là tổ hợp các nhiệm vụ, cụ thể như sau:

  • Tìm hiểu, học hỏi để biết rõ đặc điểm, tính năng, công dụng của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
  • Hiểu được sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh để tìm ra ưu và nhược điểm. Việc này sẽ giúp Telesales tự tin hơn khi giới thiệu sản phẩm của công ty đến khách hàng mục tiêu.
  • Nắm bắt nhu cầu khách hàng và đưa ra những thông tin, dữ liệu phù hợp, giải quyết những khúc mắc và khách hàng gặp phải.
  • Chủ động liên hệ với khách hàng để chào bán, nêu được những lợi ích của sản phẩm, từ đó thuyết phục người dùng mua hàng.
  • Tiếp nhận và xử lý những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng trong quá trình khách hàng xem, mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
  • Thường xuyên cập nhật giá sản phẩm, chương trình khuyến mại, các chính sách bán hàng khác để gửi đến khách hàng.
  • Phối hợp cùng các phòng ban liên quan để đạt được những mục tiêu kinh doanh mà công ty đề ra.
  • Lập báo cáo theo tuần, tháng, quý, năm và gửi đến quản lý trực tiếp.
Chức năng, nhiệm vụ vị trí công việc Telesales
Chức năng, nhiệm vụ vị trí công việc Telesales

3. Yêu cầu cần có để trở thành Telesales xuất sắc

Khi làm bản mô tả công việc telesales bạn cũng cần chú ý về những yêu cầu đối với vị trí này. Theo đó, 1 nhân viên Telesales xuất sắc sẽ cần có những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm sau đây.

3.1 Yêu cầu về chuyên môn

  • Có kinh nghiệm làm sale: Bản chất của Telesales vẫn là bán hàng. Vậy nên những ứng viên đã từng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để chào bán sản phẩm sẽ dễ dàng thực hiện công việc hơn.
  • Biết nắm bắt tâm lý khách hàng: Biết được khách hàng cần gì, muốn gì, tâm lý ra sao sẽ giúp cuộc hội thoại tự nhiên hơn, việc bán hàng cũng trở nên đơn giản hơn.
  • Hiểu về sản phẩm: Như đã nói ở trên, việc có kinh nghiệm, chuyên môn về sản phẩm, dịch vụ công ty là quan trọng để ứng viên có thể tự tin khi trao đổi cùng khách hàng.
  • Sử dụng máy tính: Việc biết sử dụng phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM), tin học văn phòng là một yêu cầu quan trọng đối với nhân viên telesales. Điều này giúp họ quản lý thông tin khách hàng, ghi chú cuộc gọi, theo dõi tiến trình bán hàng và tạo báo cáo.

3.2 Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp: Công việc này đòi hỏi ứng viên phải khéo léo trong giao tiếp để dễ dàng nói chuyện cũng như xử lý những tình huống gấp. Ngoài ra, ứng viên cũng nên biết cách điều chỉnh tông giọng, biết cách nhấn nhá trong một vài trường hợp.
  • Kỹ năng thuyết phục và đàm phán: Kỹ năng đàm phán quan trọng đối với nhân viên telesales, giúp họ thuyết phục khách hàng về lợi ích và giá trị của sản phẩm/dịch vụ. Bằng cách sử dụng lập luận logic và lắng nghe thông minh, họ tạo ra tương tác tích cực, xây dựng chiến lược bán hàng linh hoạt và phản ánh chính xác nhu cầu của khách hàng.
  • Kỹ năng xử lý tình huống: Telesales sẽ phải nhận nhiều phản hồi, thắc mắc từ khách hàng nên ứng viên phải có kỹ năng xử lý tình huống tốt để đảm bảo mọi việc được xử lý một cách ổn thỏa, khách hàng hài lòng.
  • Kỹ năng nắm bắt thông tin: Trong cuộc trò chuyện với khách hàng, nhân viên telesales cần linh hoạt tiếp nhận thông tin, chuẩn bị tinh thần cho những câu hỏi khó đoán trước. Sự nhạy bén trong nhận biết vấn đề và thái độ của khách hàng, kèm theo khả năng lắng nghe tốt và tư duy phản ứng nhanh giúp telesales bán hang hiệu quả hơn.
  • Kỹ năng chịu áp lực: Nhân viên telesales cần chịu được áp lực từ các mục tiêu doanh số và KPI khác. Telesales cũng phải thể hiện sự chuyên nghiệp và tận tâm để đáp ứng mong đợi từ khách hàng và công ty.

Bạn đang gặp khó khăn trong việc viết mô tả công việc cho các vị trí cấp cao[TẢI MIỄN PHÍ] 51 mẫu JD ngành nghề hot nhất năm 2023 cho nhà tuyển dụng

3.3 Về tố chất và thái độ

  • Kiên trì không bỏ cuộc: Việc truyền đạt thông tin qua điện thoại sẽ khó khăn hơn gặp trực tiếp. Vì khách hàng không thể trực tiếp trải nghiệm sản phẩm, telesales cần phải thể hiện sự nhẫn nại trong tư vấn, giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm và thú đẩy quyết định mua.
  • Bán hàng bằng cái tâm: Với những khách chưa thực sự có nhu cầu, chỉ nên giới thiệu thông tin sản phẩm, không nên cố gắng bán hàng, chèo kéo khách hàng vì sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu. Do vậy việc dùng cái tâm để bán hàng cũng là điều mà nhân viên telesales cần chú ý.
  • Không ngừng học hỏi: Thị trường và lĩnh vực kinh doanh liên tục thay đổi. Nhân viên telesales cần cập nhật kiến thức thường xuyên để cung cấp thông tin chính xác cho khách hàng cũng như cải thiện bản thân.
  • Kiểm soát được cảm xúc: Trong quá trình liên lạc với nhiều khách hàng, nhân viên telesales có thể gặp phải những tình huống khó, khách hàng có thể khó tính. Quan trọng là nhân viên telesales cần giữ thái độ bình tĩnh và chuyên nghiệp. Họ không nên để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến cuộc nói chuyện với khách hàng.

4. Mức lương và quyền lợi của nhân viên telesales

Bản mô tả công việc telesales cũng cần có chi tiết về các quyền lợi mà họ sẽ được nhận khi làm việc tại công ty. Nó bao gồm mức lương, phụ cấp, chính sách bảo hiểm, đào tạo….

Hầu hết các doanh nghiệp đều đang để mức lương cứng cho nhân viên Telesales là 7- 8 triệu/ tháng. Ngoài ra, nhân viên sẽ được thêm các khoản hoa hồng, phụ cấp và thưởng nếu làm tốt. Mức thu nhập có thể lên đến từ 9 – 15 triệu đồng/ tháng tùy từng cá nhân.

Nhà quản trị nhân sự cũng cần lưu ý, tùy công ty sẽ có những chính sách riêng về mức lương. Bên cạnh đó, số năm kinh nghiệm làm việc cũng là yếu tố quyết định về mức thu nhập của vị trí này.

Quyền lợi của nhân viên telesales
Quyền lợi của nhân viên telesales

Bên cạnh mức lương, nhân viên Telesales khi làm việc trong doanh nghiệp còn có thể nhận được những quyền lợi khác như:

  • Mức phụ cấp ăn ca, phụ cấp điện thoại.
  • Các chính sách về bảo hiểm xã hội cho bản thân và gia đình.
  • Các chương trình đào tạo hàng tháng để nâng cao kỹ năng.
  • Tham gia các hoạt động teambuilding, nghỉ mát cùng công ty.
  • Các khoản thưởng vào dịp lễ tết, lương tháng 13, 14….

Các quyền lợi sẽ khác nhau tùy theo từng chính sách của mỗi doanh nghiệp.

5. Một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên telesales chuyên nghiệp

Việc có một bản mô tả công việc telesales chuẩn chỉnh là bước quan trọng đầu tiên trong tuyển dụng. Bên cạnh đó bạn cũng cần chuẩn bị một số câu hỏi phỏng vấn vị trí này để thể hiện sự chuyên nghiệp.

  1. Vì sao bạn lại quyết định đi làm Telesales mà không phải là nhân viên sale. 
  2. Bạn có học được gì sau khi đảm nhiệm công việc của 1 Telesales?
  3. Bạn có gặp khó khăn gì trong quá trình làm nhân viên Telesales?
  4. Có điểm yếu nào bạn muốn khắc phục không?
  5. Bạn có hiểu sự khác nhau giữa Telesales và Telemarketing?
  6. Bạn có từng muốn từ bỏ công việc này không?
  7. Nếu khách hàng từ chối, bạn sẽ làm gì để níu chân họ?

Ngoài ra, bạn cũng nên đưa ra những tình huống cụ thể để có thể test được mức độ nhanh nhạy, khả năng xử lý tình huống của ứng viên.

Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên telesales chuyên nghiệp
Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên telesales chuyên nghiệp

>> Đọc thêm: Ebook Cẩm nang tuyển dụng – Đọc vị ứng viên trong 3 phút

6. Ứng dụng công nghệ để tuyển dụng nhân viên telesales

MISA AMIS Tuyển Dụng được đánh giá là giải pháp công nghệ hiệu quả giúp phòng nhân sự kiểm soát chi phí tuyển dụng, đồng thời nâng cao hiệu suất tuyển chọn người tài. Phần mềm đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp trên 100 nhân viên và tuyển nhiều nhân viên Telesales, nhân viên kinh doanh.

Tạo và đăng tin tuyển dụng dễ dàng nhờ phần mềm AMIS Tuyển dụng
Tạo và đăng tin tuyển dụng dễ dàng nhờ phần mềm AMIS Tuyển dụng

Dùng ngay miễn phí

Một số chức năng ưu việt của AMIS Tuyển Dụng:

  • Đăng tin tuyển dụng đồng bộ lên những Website tuyển dụng phổ biến hiện nay
  • Tự động thu thập hồ sơ ứng viên từ nhiều nguồn.
  • Thiết lập gửi tự động thư phỏng vấn, thư mời nhận việc, thư thông báo sau buổi phỏng vấn…
  • Có thể tạo bài thi online trên phần mềm
  • Lưu trữ số lượng lớn hồ sơ ứng viên tiềm năng 
  • Website tuyển dụng miễn phí giúp doanh nghiệp xây dựng Thương hiệu tuyển dụng dễ dàng.
  • Phân tích và thiết lập báo cáo trực quan về kết quả tuyển dụng, chi phí tuyển dụng…

Để trải nghiệm toàn bộ tính năng, mời bạn đọc để lại thông tin TẠI ĐÂY, chuyên viên của MISA sẽ liên hệ lại trong vòng 24 giờ.

7. Kết luận

Trên đây là chi tiết mô tả công việc Telesales giúp nhà quản trị nhân sự có cái nhìn tổng quan nhất. Hy vọng với những thông tin này bạn có thể tạo được 1 bản mô tả công việc phù hợp với yêu cầu, đặc thù của doanh nghiệ, từ đó thu hút được nhiều ứng viên cho vị trí Telesales.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả