Học kế toán ra làm gì? Chi tiết các công việc kế toán khi ra trường

01/04/2023
646

Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ công cụ quản lý kinh tế – tài chính; giữ vai trò cung cấp thông tin, quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế – tài chính trong doanh nghiệp. 

Mặc dù kế toán không phải ngành học mới nhưng thực tế vẫn có rất nhiều những băn khoăn, trăn trở của người học: Ngành kế toán là gì? Học kế toán ra làm gì? Chi tiết các công việc kế toán khi ra trường? Công việc này có thú vị không? Cơ hội và thách thức đối với ngành kế toán trong điều kiện nền kinh tế thay đổi nhanh chóng về công nghệ? Những tố chất, kỹ năng cần thiết của người làm kế toán trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế? Hay những trường đại học nào đào tạo kế toán tốt nhất hiện nay.

Qua bài viết MISA AMIS tổng hợp chia sẻ tới bạn đọc những hiểu biết về ngành học kế toán, cơ hội việc làm và gợi ý một số trường đào tạo kế toán chất lượng ở Việt Nam.

1. Ngành kế toán là gì?

Theo Điều 3 – Luật kế toán số 14/VBHN-VPQH, kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

Hình 1: Ngành kế toán là gì

Nhiều người nghĩ rằng kế toán là một lớp toán kinh doanh phức tạp. Trên thực tế, kế toán không liên quan nhiều đến việc cộng và trừ các con số mà là tư duy về mặt thống kê một cách có hệ thống các dữ liệu, số liệu từ đó biết ý nghĩa của những con số đó và có thể áp dụng, sử dụng các con số hay chỉ số tính toán được phục vụ một mục tiêu nhất định, thường là cơ sở mang tính định tính cho việc ra quyết định. 

Hiểu rộng hơn, kế toán liên quan đến việc ghi chép các giao dịch tài chính, tổng hợp báo cáo và phân tích tình hình tài chính của một cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị hay tổ chức. 

Vì vậy ngành kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong doanh nghiệp, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp.

Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, máy tính và các phần mềm hiện xử lý phần lớn “công việc mang tính thủ công” của kế toán, do đó, vai trò là đối tác tư vấn, cố vấn trong việc phân tích, dự báo dữ liệu, số liệu của kế toán được nâng cao. 

Kế toán viên là những người trung gian giữa các hoạt động kinh doanh và những người ra quyết định. Họ ghi lại dữ liệu từ các giao dịch và dịch nó thành thông tin có ý nghĩa có thể hữu ích cho người dùng. 

Hình 2: Kế toán viên ghi lại dữ liệu và dịch thành thông tin cho người dùng

Thông tin tài chính này hữu ích cho nhiều người dùng như quản lý cấp cao, nhân viên, cổ đông, cơ quan chính phủ và thậm chí cả khách hàng.

Đối với người dùng là đối tượng thuộc nội bộ tổ chức doanh nghiệp, kế toán thực hiện các nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp và phân tích số liệu dựa trên mục tiêu quản trị của doanh nghiệp. Các mẫu biểu và báo cáo phụ thuộc phần lớn vào yêu cầu của nhà quản trị. 

Đối với người dùng là các đối tượng bên ngoài như cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thống kê, thuế, kiểm toán, ngân hàng, nhà đầu tư… kế toán thực hiện việc ghi chép, tổng hợp và báo cáo một cách có hệ thống tuân thủ theo Luật kế toán, Chuẩn mực, Chế độ kế toán và các Thông tư, Nghị định, văn bản hướng dẫn đi kèm. 

2. Cơ hội việc làm của người học Kế toán, học kế toán ra làm gì

2.1 Cơ hội việc làm của người học kế toán

Kế toán là một trong những vị trí không thể thiếu ở mỗi tổ chức trong hầu hết loại hình, lĩnh vực và ngành nghề ở các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận, đơn vị hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, các cơ quan quản lý nhà nước…

Ngành kế toán mang đến công việc thú vị và đầy thử thách trong một lĩnh vực không ngừng phát triển. Có vô số cơ hội nghề nghiệp trong ngành kế toán ở nhiều vị trí khác nhau với nhiều cấp bậc khác nhau bao gồm: kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán thuế, các vị trí kế toán viên chi tiết như: kế toán thanh toán, kế toán bán hàng, kế toán kho, kế toán giá thành, kế toán công nợ… tới các vị trí giao dịch ngân hàng, thủ quỹ, kiểm toán viên, thuế, tư vấn tài chính, giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các trường cao đẳng, đại học, các viện nghiên cứu… 

Hình 3: Cơ hội việc làm của người học ngành Kế toán, Tài chính

2.2 Cơ hội và thách thức đối với nghề kế toán trong kỷ nguyên công nghệ

Với sự phát triển của công nghệ, AI có thể thay thế những công việc thủ công của kế toán như thu thập, xử lý, tính toán số liệu… công nghệ đám mây và dữ liệu lớn lại mang đến những lợi ích to lớn cho lĩnh vực kế toán nhờ khả năng lưu trữ, đảm bảo an ninh mạng… Cho nên Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giải phóng sức lao động của kế toán viên và nguồn nhân lực kế toán sẽ dư thừa.

Tuy nhiên, có áp dụng AI, robot, thuật toán trong quá trình thu thập thông tin, phân tích dữ liệu về tình hình tài chính của các công ty thì các công việc kiểm tra, soát xét các quy trình nhập liệu, báo cáo thông tin, phân tích và diễn giải số liệu kế toán, tìm kiếm nguyên nhân về các lỗi trong hệ thống kế toán một cách linh hoạt, kịp thời không thể thiếu con người, nhân lực kế toán. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ ảnh hưởng tới nghề kế toán, nhưng đồng thời nó cũng thúc đẩy ngành kế toán phát triển, phát triển với một tầm cao hơn, đòi hỏi những con người “chất lượng” hơn.

2.3 Tham khảo dự báo nhu cầu ngành ở một số quốc gia phát triển

Nghiên cứu của Ủy ban Kỹ năng Quốc gia thuộc Chính phủ Úc cho thấy, việc làm ngành Kế toán sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, dự kiến tổng quy mô toàn ngành là 214.800 vào năm 2024.

Hình 4: Cầu việc làm ngành kế toán tại Úc giai đoạn 2009-2019 và dự báo 2024 (Nguồn: Job Outlook Government website)

Bên cạnh đó, kết quả thống kế lao động của Chính phủ Mỹ cho thấy ngành Kế toán vẫn là một trong những ngành có nhu cầu lao động cao.

Hình 5: Mức độ việc làm ngành Kế toán và các ngành khác năm 2019 và dự kiến đến năm 2029  của Mỹ (ĐVT: Nghìn) (Nguồn: Employment Projections program, U.S. Bureau of Labor Statistics)

3. Những tố chất, kỹ năng cần thiết của người làm kế toán

Để có thể làm việc, gắn bó lâu dài với nghề kế toán; đồng thời bắt kịp với xu hướng thay đổi của nghề trong kỷ nguyên công nghệ số và hội nhập kinh tế quốc tế; đòi hỏi người làm kế toán phải có những tố chất, kỹ năng cần thiết, phải làm chủ được công nghệ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc. Cụ thể:

3.1 Các kiến thức kế toán cần trau dồi

  • Năng lực chuyên môn: Người kế toán chuyên nghiệp phải có kiến thức về Pháp luật kế toán, các nguyên lý, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, Chế độ kế toán áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn về kế toán… 

Kế toán là ngành phát triển và thay đổi liên tục do đó các bạn kế toán cần thường xuyên cập nhật những thay đổi, bổ sung thông tin kiến thức, trau dồi kinh nghiệm bản thân.

  •  Kiến thức về kinh tế ứng dụng, tài chính, pháp luật, thuế, quản trị và các kiến thức bổ sung khác

Kế toán là nghề làm việc với nhiều đối tượng từ nội bộ doanh nghiệp: từ lãnh đạo, cán bộ công nhân viên tới các đối tượng bên ngoài: khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan thuế, cơ quan thanh tra, thống kê, bảo hiểm, ngân hàng, nhà đầu tư… do đó người làm kế toán ngoài kiến thức chuyên môn tốt còn cần trau dồi và có kiến thức rộng ở nhiều mặt vấn đề của nền kinh tế, đặc biệt các kiến thức về thuế, tài chính, pháp luật, quản trị doanh nghiệp…

Ngoài ra, người làm công tác kế toán cần quan tâm đến hội nhập của quốc gia, khả năng mở rộng ra thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp để nhanh chóng tiếp thu, lĩnh hội những kỹ năng, kiến thức, thông lệ quốc tế… đáp ứng yêu cầu công việc trong môi trường toàn cầu hóa. 

  •  Hiểu biết về các công nghệ đột phá 

Để khai thác được giá trị của công nghệ trong việc thu thập, xử lý, lưu trữ, truy xuất dữ liệu, tổng hợp hay phân tách dữ liệu… người làm kế toán phải có hiểu biết nhất định về công nghệ đột phá như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, công nghệ blockchain, ngôn ngữ báo cáo kinh doanh… Nhân viên kế toán càng có kiến thức về công nghệ càng có nhiều khả năng thành công.

3.2 Các kỹ năng kế toán cần rèn luyện

Hình 6: Những kỹ năng để trở thành 1 người kế toán tuyệt vời

Nhóm kỹ năng bao gồm: Khả năng tư duy sáng tạo và tính chủ động trong công việc, kỹ năng sử dụng máy tính, internet, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, khả năng tập trung…

Ngoài ra kế toán cần trang bị cho mình những kỹ năng liên quan trực tiếp tới công việc như phân tích dữ liệu (data analysis), phân tích và tổng hợp, viết và trình bày báo cáo… 

Sự toàn cầu hóa trong lao động việc làm, sự không giới hạn về không gian và vị trí địa lý làm việc cho thấy người làm kế toán cần chủ động trong việc sử dụng ngoại ngữ và khả năng giao tiếp với người nước ngoài.

3.3 Các tố chất cá nhân kế toán cần vun đắp

Những tố chất sau giúp người làm kế toán nhanh chóng, thuận lợi gặt hái được thành tựu trong công việc, sự nghiệp: 

  • Yêu thích làm việc với các con số;
  • Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc;
  • Chủ động và linh hoạt;
  • Có tính kỷ luật, kiên trì, chịu áp lực công việc tốt…

>> Có thể bạn quan tâm: Kế toán thuế là gì? Những công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp

4. Danh sách một số trường đại học đào tạo cử nhân kế toán uy tín ở Việt Nam

Hiện nay có rất nhiều trường Đại học, cao đẳng đào tạo ngành Kế toán. Tuy nhiên, người học nên xem xét, ưu tiên lựa chọn những trường có chương trình đào tạo chú trọng thực hành, cơ sở vật chất hiện đại, tạo môi trường để sinh viên phát huy tính sáng tạo, tự học, rèn luyện kỹ năng mềm thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, ngoại khóa, hội thảo, kiến tập…

Dưới đây là danh sách một số trường đại học đào tạo cử nhân kế toán có uy tín ở Việt Nam:

STT Tên trường
Khu vực miền Bắc
1 Học viện Tài chính
2 Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Đại học Kinh tế Quốc dân
4 Học viện Ngân hàng
5 Đại học Ngoại thương
6 Đại học Công nghiệp Hà Nội
7 Đại học Hà Nội
8 Đại học Thương mại
9 Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông
10 Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
Khu vực miền Nam
1 Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh
3 Đại học Tôn Đức Thắng
4 Đại học Tài chính – Marketing
5 Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
6 Đại học Sài Gòn
7 Đại học Kinh tế – Tài chính TP. Hồ Chí Minh
8 Đại học Ngoại thương (Cơ sở 2) tại TP. Hồ Chí Minh
Khu vực miền Trung
1 Đại học Kinh tế – Đại học Huế
2 Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
3 Đại học Quy Nhơn

MISA AMIS hy vọng qua bài viết, bạn đọc có những hiểu biết cơ bản về ngành học kế toán, cơ hội việc làm và gợi ý một số trường đào tạo kế toán chất lượng ở Việt Nam, từ đó tự tin hơn trong lựa chọn công việc của mình. Bên cạnh việc tổng hợp các kiến thức hữu ích về kế toán để giúp kế toán doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu trong quá trình công tác, MISA đồng thời phát triển phần mềm kế toán mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Anh/Chị kế toán doanh nghiệp hãy đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm một giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích như:

  • Hệ sinh thái kết nối:
    • Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
    • Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
    • Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
    • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo
  • ….

Tham khảo ngay bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS dùng thử miễn phí 15 ngày để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn!

Dùng ngay miễn phí

Tổng hợp: Thái Thị Hoài Thương

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả