Hiện nay, một số doanh nghiệp đang thực hiện sai thủ tục chấm dứt quan hệ lao động khiến nhiều mâu thuẫn nảy sinh giữa tổ chức và nhân sự cũ. Để giải quyết tình trạng trên, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu mẫu thanh lý hợp đồng lao động mới nhất năm 2023 dưới đây!
I. Thanh lý hợp đồng lao động là gì?
1. Định nghĩa
Thanh lý hợp đồng là thủ tục ghi nhận sự thống nhất việc kết thúc hợp tác giữa các bên liên quan. Trong doanh nghiệp, thanh lý hợp đồng lao động thường được sử dụng trong trường hợp tổ chức mong muốn chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người lao động tại một công việc cụ thể.
2. Tại sao doanh nghiệp cần thực hiện thanh lý hợp đồng?
Điều 34 Luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm:
- Hợp đồng lao động hết thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 Luật Lao động 2019.
- Người lao động đã hoàn thành công việc đúng hợp đồng.
- Người sử dụng lao động và người lao động có sự đồng thuận cùng chấm dứt.
- Người lao động bị kết án, phạt tù (không được hưởng án treo hoặc không được trả tự do theo khoản 5, Điều 328 Luật Tố tụng hình sự), tử hình hoặc bị nghiêm cấm làm công việc ghi trong hợp đồng do Tòa án phán quyết.
- Người lao động là người nước ngoài đến Việt Nam làm việc song bị trục xuất do Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phán quyết.
- Người lao động không may qua đời hay bị Tòa án tuyên bố không còn năng lực hành vi dân sự/mất tích/tử vong.
- Người lao động vi phạm kỷ luật và bị công ty sa thải.
- Người lao động yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng dựa trên Điều 35 Luật Lao động 2019.
- Người lao động là người nước ngoài nhưng giấy phép lao động đã hết hiệu lực, căn cứ Điều 156 Luật Lao động 2019.
- Người lao động không đạt yêu cầu công việc trong thời gian thử việc hoặc một trong hai bên yêu cầu hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
3. Thủ tục thanh lý
Người sử dụng lao động và người lao động được quyền tự thỏa thuận về quá trình thử việc, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của đôi bên trong thời gian ký kết. Sau khi kết thúc thử việc, nếu người lao động đáp ứng các yêu cầu đặt ra thì người sử dụng lao động phải tiến hành ký kết hợp đồng chính thức.
Khi hai bên đều thống nhất ý kiến với việc ký hợp đồng thử việc thì văn bản thanh lý hợp đồng không còn bắt buộc. Bởi lẽ, thời gian bắt đầu ký hợp đồng lao động được coi như minh chứng kết thúc hợp pháp giai đoạn thử việc.
>> Xem ngay: Hợp đồng điện tử là gì? Tính pháp lý, lợi ích và sự khác biệt với hợp đồng giấy
II. Biên bản thanh lý hợp đồng
1. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động cho doanh nghiệp
Theo Điều 13 Luật Lao động 2019, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về các điều kiện làm việc như tiền công, tiền lương, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên. Trong trường hợp hai bên ký hợp đồng có tên gọi khác nhưng nội dung vẫn thể hiện đầy đủ thông tin trên và có thuộc sự quản lý của một bên thì vẫn được coi là hợp đồng lao động.
Do đó, biên bản thanh lý hợp đồng lao động chính là biên bản xác nhận tình trạng công việc của người lao động đã hoàn thành/chưa hoàn thành song không tiếp tục hợp tác, từ đó phải bàn giao lại công việc cho tổ chức.
Trên thực tế, quy định pháp luật chưa có quy định chi tiết về mẫu văn bản thanh lý hợp đồng lao động, vì vậy các bên liên quan có thể làm biên bản thỏa thuận theo mẫu sau:
2. Thẩm quyền của biên bản thanh lý hợp đồng
Điều 18 Luật Lao động năm 2019 quy định các thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động như sau:
2.1. Người lao động
Người lao động được phép trực tiếp ký kết hợp đồng lao động nếu đủ 18 tuổi trở lên. Những cá nhân từ 15 đến chưa đủ 18 tuổi phải đính kèm văn bản đồng ý của người giám hộ theo pháp luật. Cuối cùng, những cá nhân dưới 15 tuổi bắt buộc phải có người giám độ đi cùng.
Ngoài ra, người lao động đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động khác trong nhóm thực hiện ký kết hợp đồng đối với những công việc mang tính thời vụ, thời hạn ngắn dưới 12 tháng. Người được ủy quyền cần bổ sung danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của người ủy quyền.
2.2. Người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động phải thuộc các trường hợp dưới đây:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hoặc được ủy quyền đại diện theo pháp luật.
- Người trực tiếp sử dụng, thuê và trả lương cho người lao động.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo quy định hoặc được ủy quyền theo quy định.
- Người đại diện cho một hộ gia đình, hợp tác xã, tổ chức khách không có tư cách pháp nhân theo quy định hoặc được ủy quyền theo quy định.
Như vậy, các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động sẽ là người có đủ thẩm quyền ký biên bản thanh lý hợp đồng lao động.
III. Lưu ý khi doanh nghiệp lập biên bản
Biên bản thanh lý hợp đồng lao động lập ra phải dựa trên quy định được dẫn chiếu và điều khoản chấm dứt hợp đồng lao động trong hợp đồng chính thức. Điều này nghĩa là quá trình soạn thảo biên bản đòi hỏi tổ chức đảm bảo sự chính xác, minh bạch.
Một số nội dung không thể thiếu của biên bản thanh lý là:
- Thông tin của các bên;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Các điều khoản chung cho việc chấm dứt hợp đồng lao động.
IV. Kết luận
Hợp đồng lao động là phương tiện để người lao động tự do lựa chọn công việc phù hợp và để người sử dụng lao động thực hiện quyền tự chủ trong xây dựng, quản lý đội ngũ nhân sự. Chính vì vậy, các bên không chỉ cần thỏa thuận khi quyết định ký kết hợp đồng mà còn phải thống nhất khi thanh lý hợp đồng lao động.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa, thẩm quyền, giá trị pháp lý và ứng dụng ngay mẫu thanh lý hợp đồng lao động một cách chuẩn xác. Đặc biệt, đừng quên theo dõi MISA AMIS để cập nhật những thông tin mới nhất về quản lý, điều hành doanh nghiệp toàn diện.
MISA AMIS WeSign chính thức được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tửNgày 19/01/2023, Bộ Công thương đã cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng số cho nền tảng ký tài liệu số MISA AMIS WeSign. Điều này đảm bảo tính pháp lý cao nhất cho khách hàng, tăng độ tin cậy cho các bên tham gia kí kết với MISA AMIS WeSign. Ngoài ra, MISA AMIS WeSign cũng tích hợp thành công với trục hợp đồng điện tử của Bộ Công Thương để chứng thực các hợp đồng kinh tế nhằm đảm bảo tính toàn vẹn, an toàn, bảo mật và tin cậy nhất. MISA AMIS WeSign là phần mềm ký hợp đồng nền tảng online giúp doanh nghiệp
MISA tự hào là đơn vị cung cấp phần mềm ký hợp đồng điện tử AMIS WeSign tiên phong và uy tín nhất, hỗ trợ đắc lực cho các tổ chức, doanh nghiệp. Để nhận ưu đãi dùng thử miễn phí phần mềm hợp đồng điện tử, doanh nghiệp hãy click ngay vào nút dưới đây. |
46