Kiến thức Có nên làm việc tại môi trường Nhà nước không?

Câu hỏi “Có nên làm việc tại môi trường Nhà nước không?” là nỗi băn khoăn của rất nhiều tân cử nhân mới ra trường. Dù làm việc trong môi trường tư nhân hay nhà nước đều có những ưu điểm vả hạn chế riêng mà các bạn cần nắm rõ. Hãy theo chân MISA AMIS HRM để cùng tìm hiểu một số mặt về môi trường làm việc nhà nước giúp bạn đọc tham khảo nhé!

dashboard nhân sự

TẢI MIỄN PHÍ DASBOARD NHÂN SỰ – ĐIỀN SỐ TỰ ĐỘNG NHẢY

1. Môi trường làm việc nhà nước là gì? 

Hiện nay có rất nhiều môi trường làm việc để người lao động có thể trải nghiệm và đánh giá được môi trường nào thực sự phù hợp cho sự phát triển của bản thân trong tương lai như: môi trường doanh nghiệp, môi trường nhà nước, môi trường startup,… Mỗi môi trường làm việc đều mang đến những mặt tích cực và tiêu cực cho người lao động.

Thông qua những trải nghiệm của bản thân, người lao động mới đánh giá chính xác môi trường làm việc nào thật sự phù hợp và gắn bó lâu dài. Trong đó môi trường nhà nước đang là một trong những lựa chọn của khá nhiều bạn cử nhân.

Môi trường làm việc nhà nước là làm việc tại các cơ quan công quyền
Môi trường làm việc nhà nước là làm việc tại các cơ quan công quyền

Môi trường làm việc nhà nước chính là làm việc tại các cơ quan công quyền, mức lương ở các vị trí ở mức tương đối được quy định theo thời gian. Đa phần lương sẽ không quá cao nhưng sẽ tăng theo cấp bậc. Các vị trí làm việc có thể được đảm bảo an toàn vì rất hiếm khi những ai đã làm việc trong môi trường nhà nước mà bị bật ra ngoài. Chính vì lẽ đó mà đa phần nhiều người bỏ ra những số tiền rất lớn để có chân cho những vị trí chắc chắn trong nhà nước.

Môi trường nhà nước được phân ra theo những tính chất đặc thù như sau:

  • Các chức vụ sẽ có sự phân cấp rõ ràng theo chức vụ: cách ứng xử của cấp dưới với cấp trên như thế nào, xưng hô như thế nào cho phải phép, quy tắc ứng xử phải luôn cẩn trọng.
  • Những sự cải tiến hay sáng kiến được đưa ra thường ít khi được chấp thuận do quy tắc làm việc đã vào khuôn nếp trong một thời gian dài và rất khó để thay đổi.
  • Những người làm trong môi trường nhà nước sẽ có những hạn chế nhất định do tính chất công việc luôn được lặp đi lặp lại theo một quy trình chuẩn, ít có sự biến động và chưa kể đến hệ thống giấy tờ, quy trình khá nhiều khiến cho những người làm lâu năm dần trở nên khó tính.
  • Con đường thăng tiến trong công việc đầy rẫy chông gai và lệ phí cho những sự thăng tiến này không hề nhỏ.

Những đặc thù vừa nêu trên đã và đang tạo nên một hệ thống cán bộ nhà nước riêng, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra họ chỉ qua một vài dấu hiệu nhỏ.

2. Ưu nhược điểm của môi trường làm việc Nhà nước 

Bất kì môi trường làm việc nào đều cũng mang đến những ưu điểm và khuyết điểm riêng và không có môi trường làm việc nào là hoàn hảo. Môi trường làm việc nhà nước cũng vậy tuy mang đến thu nhập và công việc ổn định nhưng đâu đó vẫn tồn tại những hạn chế mà người lao động có thể cân nhắc.

2.1. Ưu điểm 

  • Thời gian làm việc ổn định: chúng ta có thể bắt gặp ở bất kì cơ quan nhà nước nào đều không có định nghĩa về tăng ca hay làm thêm giờ. Thời gian làm việc của họ rất ổn định bắt đầu từ 8 giờ sáng cho đến 5 giờ chiều. Nếu có những vấn đề cá nhân, nhân viên có thể đến trễ hoặc về sớm và có thể được nghỉ hai ngày cuối tuần hay thậm chí là chỉ làm nửa sáng thứ 7. Với giờ giấc ổn định như trên, nhân viên sẽ có nhiều thời gian hơn trong việc chăm sóc gia đình và bản thân. Điều này khá cần thiết cho những nhân viên nữ khi phải chăm lo những công việc nội trợ,  con cái hay các mối quan hệ họ hàng sau giờ làm việc. 
  • Tính chất công việc: công việc ở nhà nước thường được thực hiện theo một quy trình nhất định và dập khuôn. Do đó nếu có người hướng dẫn công việc cụ thể, bạn có thể dễ dàng nắm bắt công việc một cách nhanh chóng. Nếu bạn thuộc kiểu người thích sự ổn định và không thích hướng đến những vị trí cao đòi hỏi sự cạnh tranh thì đây có thể là một môi trường làm việc an toàn cho bạn.
  • Cơ hội thăng tiến theo thâm niên: cơ hội thăng tiến trong môi trường làm việc nhà nước phụ thuộc vào bằng cấp cũng như thâm niên làm việc của bạn. Ví dụ như nếu như bạn làm việc trong khoảng từ 2 – 3 năm có thể được xét duyệt tăng lương còn nếu làm trong khoảng từ 3-5 năm có thể được thăng cấp bậc.
  • Lương hưu: Đây được xem là một trong những quyền lợi lớn nhất khi chúng ta làm việc trong môi trường nhà nước và đó cũng là lý do mà các bậc phụ huynh luôn mong muốn con cái của mình có thể được làm trong nhà nước. Khi về già bạn không cần phải lo lắng về mặt tiền nong khi đã có sự hỗ trợ của nhà nước.
Môi trường nhà nước được đánh giá là nơi làm việc ổn định
Môi trường nhà nước được đánh giá là nơi làm việc ổn định

2.2. Hạn chế 

Bên cạnh những mặt lợi của môi trường làm việc nhà nước, đan xen vào đó cũng có những hạn chế nhất định mà bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

  • Mức lương thấp: Mức lương cơ bản của công nhân viên chức sẽ được tính theo công thức 1.21.000 x hệ số lương. Và điều đặc biệt là số lương sẽ phụ thuộc vào cấp bậc của bạn. Bằng Đại học sẽ là ở mức 2,34; bằng Cao đẳng là 2,1 và bằng Trung cấp là 1,86. So với mặt bằng chung hiện nay thì mức lương như vậy chỉ được xem là đủ chi tiêu. Chính vì mức lương khiêm tốn như vậy nên đa phần hiện nay người lao động không còn quan tâm nhiều đến những vị trí trong nhà nước, thay vào đó họ lại lựa chọn làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân với những mức lương đãi ngộ hấp dẫn hơn và cơ hội thăng tiến nhanh nếu năng lực của bạn thật sự giỏi. 
  • Công việc nhàm chán: như đã đề cập lúc đầu, đa phần các công việc trong nhà nước đều được thực hiện theo quy chuẩn và được lặp đi lặp lại không có quá nhiều sự cải biến hay thay đổi trong quy trình làm việc. Mặc dù công việc khá nhàn hạ và ổn định nhưng chúng có thể mài mòn sức trẻ của chúng ta. Nếu bạn là người ưa thích sự trải nghiệm và thích thử thách bản thân ở nhiều góc độ khác nhau thì đây không phải là môi trường thực sự tốt để bạn có thể phát triển.
"Nhàm chán" là từ ngữ được nhiều người đánh giá khi làm việc tại môi trường nhà nước
“Nhàm chán” là từ ngữ được nhiều người đánh giá khi làm việc tại môi trường nhà nước
  • Tỷ lệ cạnh tranh cao: Tỷ lệ cạnh tranh đầu vào của công nhân viên chức khá cao. Việc tuyển dụng cho cơ quan nhà nước không thường xuyên diễn ra. Không ai có thể dễ dàng có một vị trí trong nhà nước nếu bạn không có quan hệ. Việc có một mối quan hệ tốt trong nhà nước thì cơ hội có một vị trí dành cho bạn là điều vô cùng dễ dàng. 

3. Có nên làm việc tại môi trường nhà nước không 

Thông qua những ưu điểm và nhược điểm vừa trình bày bên trên, MISA AMIS có thể giới thiệu môi trường làm việc nhà nước sẽ rất phù hợp với những bạn có những đặc điểm sau đây:

  • Bạn là người yêu thích sự ổn định và không thích tính cạnh tranh quá nhiều trong công việc.
  • Bạn có thể chấp nhận được mức lương đủ sống.
  • Bạn thích làm việc theo một quy trình nhất định và không thích quá nhiều sự thay đổi trong quá trình làm việc.
  • Bạn thích làm việc theo khung giờ hành chính
  • Bạn mong muốn có một mức lương hưu khi về già.
  • Bạn biết cách ứng xử với đồng nghiệp và cấp trên.

Nếu bạn đáp ứng được đầy đủ những tiêu chuẩn trên thì môi trường làm việc nhà nước thật sự rất phù hợp với bạn và sẽ là một nơi làm việc lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua.

Hi vọng rằng với những chia sẻ này, MISA AMIS HRM mong rằng bạn có thể lựa chọn được môi trường thực sự phù hợp cho sự phát triển của bản thân trong tương lai.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]