Educate thị trường đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tạo ấn tượng tốt với khách hàng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu về educate thị trường qua bài viết dưới đây.
I. Educate thị trường là gì?
Educate thị trường: cách doanh nghiệp chia sẻ những nội dung hữu ích về giải pháp để giải quyết vấn đề mà khách hàng quan tâm, đồng thời giải thích cho khách hàng về những lợi ích mà họ sẽ nhận được khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Việc educate thị trường sẽ giúp doanh nghiệp có thể truyền thông được những lợi ích của sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng một cách nhanh chóng nhất và giúp họ nhận ra được giá trị của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp đồng thời tạo dựng được niềm tin với khách hàng.
Chiến lược educate thị trường được sử dụng khi doanh nghiệp mới cho ra mắt sản phẩm hay một tính năng mới của sản phẩm mà khách hàng chưa từng biết đến trước đây. Với việc cung cấp những thông tin đầy đủ, phù hợp liên quan đến sản phẩm, chắc chắn doanh nghiệp sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng và giúp doanh nghiệp tăng mức độ nhận diện thương hiệu nhanh chóng.
II. Lợi ích educate thị trường hiệu quả
Tại sao doanh nghiệp cần educate thị trường? Làm thế nào để triển khai việc giáo dục thị trường một cách hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở nội dung dưới đây nhé.
Về cơ bản, khi triển khai educate thị trường, doanh nghiệp sẽ nhận được một số những lợi ích quan trọng như:
1. Tăng khả năng thuyết phục khách hàng
Khi educate thị trường hiệu quả, doanh nghiệp có thể thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình một cách hiệu quả. Trên thực tế, đa số người tiêu dùng hiện nay đều lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ có lợi cho mình và đáp ứng được những nhu cầu hiện có của mình.
Do đó, nếu giáo dục khách hàng thành công và cho khách hàng thấy được những lợi ích mà họ sẽ nhận được thì khả năng cao là khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
2. Giúp khách hàng hiểu rõ được lợi ích mà họ sẽ nhận được
Khi giáo dục khách hàng, những thông tin về giá trị và lợi ích mà khách hàng nhận được sẽ được truyền tải một cách phù hợp và giúp khách hàng hiểu rõ hơn được những lợi ích mà mình sẽ nhận được khi mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
3. Tạo thiện cảm tốt với khách hàng
Educate thị trường cũng là một chiến lược quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên, việc cung cấp giá trị và giúp khách hàng hiểu rõ lợi ích của mình khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ sẽ gây được thiện cảm tới khách hàng hơn rất nhiều so với việc quảng cáo thông thường.
Việc giáo dục khách hàng một cách tinh tế cũng giúp doanh nghiệp xây dựng được niềm tin với khách hàng và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tăng số lượng khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
II. Cách triển khai giáo dục thị trường hiệu quả
Khi đã hiểu rõ hơn về lợi ích của educate thị trường, vậy làm thế nào để triển khai hiệu quả?
Nhìn chung, doanh nghiệp có thể tham khảo các cách triển khai educate thị trường dưới đây:
- Cung cấp những nội dung hữu ích
Việc educate thị trường không thể không có sự đóng góp của những nội dung hữu ích.
Khi khách hàng không phải là chuyên gia trong lĩnh vực, công việc mà doanh nghiệp cần làm là giúp họ hiểu rõ hơn về những thông tin quan trọng của sản phẩm hay những giá trị mà sản phẩm mang lại. Điều này sẽ giúp khách hàng tin tưởng hơn vào lợi ích mà sản phẩm của doanh nghiệp mang lại.
- Xác định customer touchpoints (điểm chạm khách hàng)
Việc xác định điểm chạm khách hàng cũng là cách giáo dục khách hàng hiệu quả. Trên mỗi giai đoạn của hành trình khách hàng thì doanh nghiệp sẽ tiếp xúc với khách hàng bằng những cách và nền tảng khác nhau.
Với mỗi giai đoạn, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch nội dung phù hợp với nhu cầu của khách hàng để truyền tải những nội dung có giá trị nhất tới khách hàng. Hãy có chiến lược hiệu quả để tiếp cận khách hàng trên từng điểm chạm thương hiệu.
- Xây dựng thông điệp phù hợp
Thông điệp của từng nội dung cũng rất quan trọng, bởi thông điệp sẽ là yếu tố có tác động trực tiếp đến việc khách hàng có bị thu hút bởi nội dung mà doanh nghiệp truyền tải không.
Doanh nghiệp cần xây dựng những thông điệp hấp dẫn và ấn tượng nhưng vẫn cần thể hiện được đầy đủ lợi ích của sản phẩm để nâng cao uy tín thương hiệu, đồng thời làm sản phẩm trở nên thu hút hơn trong mắt khách hàng.
- Giúp khách hàng hiểu rõ giá trị của sản phẩm
Cung cấp tới khách hàng những nội dung hữu ích và có giá trị một cách miễn phí sẽ là cách để doanh nghiệp chứng tỏ mình là chuyên gia trong lĩnh vực và giúp khách hàng hiểu rõ hơn về giá trị của sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Giá trị của sản phẩm có thể được truyền tải qua những sự kiện, webinar, ebook hay cẩm nang sử dụng sản phẩm.
- Hiểu rõ về insights của khách hàng
Customer insights cũng đóng vai trò quan trọng để doanh nghiệp educate thị trường hiệu quả. Việc phân tích insight khách hàng cũng như nhu cầu, vấn đề mà khách hàng thường xuyên gặp phải sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những kiến thức, giải pháp phù hợp với từng khó khăn mà khách hàng gặp phải.
III. Các ví dụ về educate thị trường
Hiện nay trên thế giới, nhiều thương hiệu đang triển khai việc educate thị trường một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu 1 số ví dụ của các thương hiệu lớn trong việc giáo dục khách hàng nhé!
1. Apple
Apple là một trong những thương hiệu educate thị trường khi có sản phẩm mới một cách hiệu quả. Cụ thể, khi các máy nghe nhạc MP3 ra đời, Apple đã cho ra mắt sản phẩm iPod rất thịnh hành lúc bấy giờ.
Apple đã triển khai chiến dịch quảng cáo thu hút với slogan: “Sử dụng iPod với 1000 bài hát trong túi của bạn”. Vài năm sau đó, quảng cáo của Apple là chiếc tai nghe màu trắng không dây, không cần phải kết nối với iPod nữa.
Ta có thể thấy, bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm, Apple còn thu hút khách hàng tiếp cận với thiết bị mới. Apple giúp khách hàng cảm thấy thích sự tiên tiến của công nghệ và có mong muốn sử dụng những công nghệ đời mới này. Chiến lược educate thị trường của Apple làm nổi bật lên nhu cầu của người dùng về việc nâng cấp sản phẩm công nghệ.
2. IKEA
IKEA là thương hiệu sử dụng công nghệ tiên tiến để educate thị trường. Vào năm 2018, hàng trăm khách hàng đã xếp hàng trước cửa hàng IKEA tại Mỹ để được trải nghiệm các sản phẩm trang trí nhà cửa qua các công nghệ thực tế ảo. Qua công nghệ này, khách hàng của IKEA hoàn toàn có thể thử nghiệm các sản phẩm của IKEA mà không cần đặt về nhà.
III. Top 3 kênh educate thị trường hiệu quả
Với những lợi ích và cách triển khai educate thị trường như trên, doanh nghiệp có thể tận dụng những kênh nào để giáo dục khách hàng? Doanh nghiệp có thể tham khảo 3 kênh chính như sau:
1. Social media
Hiện nay, phần lớn khách hàng sử dụng mạng xã hội và thực hiện mua sắm trực tuyến mà không cần phải đến cửa hàng. Do đó, việc tận dụng các kênh mạng xã hội để educate thị trường là một chiến lược hiệu quả.
Các kênh mạng xã hội mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tiếp cận khách hàng là Facebook, Zalo, Tiktok hay Instagram. Với mỗi kênh mạng xã hội, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược nội dung phù hợp để cung cấp tới khách hàng những thông tin giá trị nhất cũng như phù hợp với từng điểm chạm thương hiệu của khách hàng.
2. Website
Website cũng là 1 kênh hiệu quả để educate thị trường. Với website, doanh nghiệp có thể xây dựng những nội dung theo dạng blog và tối ưu các bài viết này trên công cụ tìm kiếm (SEO) để tiếp cận được tới nhiều khách hàng nhất có thể. Nếu bài viết hữu ích, khách hàng sẽ thường xuyên ghé thăm website của doanh nghiệp để tìm đọc thêm thông tin.
3. Các kênh truyền thống (TV & Báo đài)
Ngoài các kênh trực tiếp thì các kênh truyền thống cũng là kênh educate thị trường mà doanh nghiệp không nên bỏ qua. Các kênh truyền thống có thể được kể đến như TV, báo đài,… Việc truyền tải thông tin hữu ích trên các kênh này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đến số lượng lớn khách hàng và mang những thông tin phù hợp để giáo dục khách hàng.
IV. Tổng kết
Educate thị trường đóng vai trò quan trọng để doanh nghiệp có thể tạo ấn tượng tốt với khách hàng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng. Hy vọng qua bài viết này, anh/chị có thể hiểu rõ hơn về educate thị trường.