Kiến thức nhân sự Chiến lược nhân sự Lay off là gì? Cách vượt qua tình trạng lay off hiện...

Layoff – Sa thải nhân viên là một giải pháp cấp thiết và tức thời trong thời điểm nền kinh tế đầy sự biến động, cùng với sự lạm phát gia tăng, một số ngành nghề bắt đầu trong giai đoạn suy thoái. Vậy lay off là gì và nên đối mặt với tình trạng Layoff hiện nay như thế nào? Doanh nghiệp hãy cùng AMIS MISA HRM tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này nhé!

1. Lay off là gì?

Lay off là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực quản lý nhân sự. Khi các doanh nghiệp đang tiến hành tái cấu trúc, cắt giảm chi phí nhân sự hoặc lý do khác, người sử dụng lao động sẽ đình chỉ hoặc buộc người lao động thôi việc không phải do hiệu suất làm việc.

Layoff là gì
Layoff là gì?

Lay off có thể gây ra sự bất ổn trong đời sống và tài chính của những người bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nó thường được xem là một biện pháp cần thiết để tái cơ cấu hoặc cắt giảm chi phí trong các tình huống khó khăn kinh tế.

>>> Xem thêm: Định biên nhân sự là gì? Nguyên tắc định biên nhân sự hiệu quả

2. Hiện trạng lay off hiện nay 

Do tình hình kinh tế đang trải qua suy thoái và ảnh hưởng từ hậu dịch bệnh COVID-19, có rất nhiều công ty trên toàn thế giới hiện nay đang phải thực hiện biện pháp lay off (sa thải nhân viên) để tiết kiệm chi phí và duy trì hoạt động cho tổ chức. 

  •  Tình trang lay off trên Thế Giới 

Hiện nay có không ít công ty về công nghệ nổi tiếng trên thế giới đã và đang tiến hành phương án Layoff. Nổi bật có thể kể đến như:

    • Meta – Công ty mẹ của mạng xã hội Facebook sa thải  gần 11.000 nhân sự.
    • Twitter cắt giảm khoảng 3.700 người, chiếm gần 50% nhân sự toàn cầu.
    • Stripe – Cổng thanh toán nổi tiếng của Mỹ đã sa thải lên đến 1.100 người.
    • Microsoft cắt giảm hơn 1.000 nhân sự.
    • Netflix – Dịch vụ phát trực tuyến sa thải 3% nhân sự toàn cầu, khoảng 450 người.

Theo các chuyên gia trong ngành nhận định, đây có thể chỉ là khởi đầu về tình trạng mất việc của người lao động trong ngành công nghệ. Nguyên nhân chính là do các công ty lớn thường phải đối mặt với áp lực cạnh tranh cao và sự thay đổi nhanh chóng trong ngành.

  • Tình trang lay off tại Việt Nam 

Ở Việt Nam, thị trường Bất động sản cũng gặp phải tình trạng ảm đạm rõ rệt do thiếu nguồn cung và tín dụng siết chặt. Hàng loạt công ty đầu tư phát triển bất động sản hay sàn môi giới phải thu hẹp hoạt động và con số nhân sự bị sa thải đã lên đến hàng chục ngàn người.

Theo các chuyên gia lâu năm trong ngành Bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh :

“Trước đây, số tiền lương thưởng một tháng để chi trả cho người lao động có thể lên đến vài chục tỷ đồng. Thế nhưng, hiện không có nguồn hàng, nhân viên không có việc nên doanh nghiệp buộc phải tinh giản hơn 1000 nhân sự để giảm khó khăn về tài chính.

Biết điều này sẽ gây khó khăn cho nhiều nhân viên nhưng thật sự các doanh nghiệp cũng không còn cách nào khác“.

Thực trạng việc làm năm 2023
Thực trạng việc làm năm 2023

>>> Xem thêm: Top phần mềm chấm công miễn phí tốt nhất hiện nay

3. Ảnh hưởng của layoff là gì? 

Sa thải (lay off) gây ra nhiều ảnh hưởng đáng kể đến nhân viên và tổ chức. Dưới đây là một số ảnh hưởng phổ biến của việc sa thải ảnh hưởng đến người lao động và doanh nghiệp:

  • Mất việc làm: Nhân viên bị sa thải đối mặt với tình trạng mất việc làm, điều này có thể gây ra sự bất an tài chính và tâm lý cho họ.
  • Mất thu nhập: Sa thải dẫn đến mất đi nguồn thu nhập ổn định, gây khó khăn trong việc trang trải cuộc sống hàng ngày và các khoản vay nợ.
  • Tác động tâm lý: Sa thải có thể gây ra căng thẳng, lo lắng và sự mất tự tin cho nhân viên bị ảnh hưởng. Họ có thể trải qua cảm giác thất bại, mất niềm tin và khó khăn trong việc tìm lại việc làm mới.
  • Tác động đến sức khỏe: Áp lực và căng thẳng từ việc sa thải có thể gây ra các vấn đề sức khỏe về mặt tâm lý và thể chất cho nhân viên, bao gồm tăng nguy cơ stress, trầm cảm, vấn đề về giấc ngủ, cảm giác cô đơn và thậm chí vấn đề về sức khỏe về mặt vật chất.
  • Tác động đến tổ chức: Layoff có thể gây ra sự mất mát kiến thức và kỹ năng quan trọng trong tổ chức. Ngoài ra, nó cũng có thể tạo ra không khí lo lắng và không ổn định trong công ty, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên còn lại.

4. Nên đối mặt với tình trạng layoff như thế nào?

Đối với cả doanh nghiệp và người lao động, tình trạng layoff không ai muốn xảy ra. Tuy nhiên nếu không may rơi vào tình huống này, chúng ta nên làm gì sau khi bị sa thải? Dưới đây là những gợi ý:

4.1. Đối với Người lao động 

Dưới đây là một số hướng dẫn hữu ích dành cho người lao động khi đối mặt với tình trạng layoff tại chính doanh nghiệp của mình: 

  • Đánh giá tình hình cá nhân: Đầu tiên, hãy đánh giá lại tình hình tài chính và sự ổn định của bạn để có cái nhìn tổng quan về tình hình.
  • Tìm hiểu các quyền lợi và trợ cấp: Khám phá các quyền lợi và trợ cấp mà bạn có thể được hưởng sau khi bị sa thải. Điều này có thể bao gồm trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các khoản hỗ trợ tài chính khác mà bạn có thể đủ điều kiện.
  • Nâng cao kỹ năng và tái định hướng sự nghiệp: Sử dụng thời gian sau khi bị sa thải để nâng cao kỹ năng, hoàn thiện hồ sơ và cải thiện khả năng ứng tuyển. Cân nhắc việc tham gia các khóa học, đào tạo hoặc chứng chỉ để cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường việc làm.
  • Tự chăm sóc và duy trì tinh thần tích cực: Đối mặt với tình trạng layoff có thể gây ra căng thẳng và lo lắng. Hãy chú trọng đến sức khỏe tâm lý và thể chất của bạn, bằng cách tập thể dục, thực hiện các hoạt động thú vị và tìm kiếm hỗ trợ từ gia đình và bạn bè.
  • Tìm kiếm cơ hội mới: Theo dõi các trang website/ mạng xã hội chuyên về việc làm, và các diễn đàn ngành nghề để tìm kiếm các cơ hội việc làm mới. Gửi CV và thư xin việc trực tiếp, tham gia sự kiện ngành nghề, và kết nối với nhà tuyển dụng và chuyên gia trong lĩnh vực của bạn.
  • Hỗ trợ tư vấn nghề nghiệp: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc định hình lại sự nghiệp hoặc không biết bắt đầu từ đâu, hãy tìm đến các dịch vụ tư vấn nghề nghiệp. Những chuyên gia này có thể giúp bạn xác định mục tiêu nghề nghiệp, phát triển kế hoạch và cung cấp hướng dẫn trong quá trình tìm kiếm việc làm mới.
  • Giữ lửa đam mê và kiên nhẫn: Đối mặt với tình trạng layoff có thể là một thử thách, nhưng quan trọng nhất là giữ lửa đam mê và kiên nhẫn. Đôi khi, việc tìm kiếm công việc mới có thể mất thời gian và nỗ lực. Hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và tiếp tục nỗ lực, sẽ có một cơ hội tốt đẹp chờ bạn.
Người lao động nên đối mặt với tình trạng Layoff như thế nào?
Người lao động nên đối mặt với tình trạng Layoff như thế nào?

4.2. Đối với HR 

4.2.1. Giai đoạn trước Lay off

Trước hết nhà quản trị nhân sự cần nắm bắt sâu các thông tin liên quan về thị trường, ngành và thực trạng các vấn đề nội tại của Doanh nghiệp trước các biến động bất ổn. Sau đó, HR cùng Ban lãnh đạo, quản lý các cấp phân tích, đánh giá mức độ rủi ro: Mức độ bị ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính ngắn, trung và dài hạn của công ty.

Cuối cùng, HR cần lập các phương án cắt giảm chi phí nhân sự theo nhiều kịch bản doanh thu công ty và lộ trình cắt giảm từ giảm nhẹ – vừa hay giảm sâu. Một số phương án và trình tự các bước thực hiện cơ bản như sau:

(1) Tái cấu trúc bộ máy tổ chức

Quản lý theo hướng tinh gọn tối đa, ưu tiên giữ vững lực lượng nhân sự nòng cốt cho hoạt động trực tiếp sản xuất & kinh doanh để tạo ra doanh thu, giảm lực lượng nhân sự khối quản lý & văn phòng hỗ trợ.

(2) Đề xuất và chốt các phương án

Nó bao gồm tỷ lệ % tinh giảm định biên nhân sự và khoản chi phí nhân sự (lương, bảo hiểm, thưởng, phúc lợi, chi phí đào tạo,…) cắt giảm được theo các kịch bản về mức độ & phạm vi thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm 02 phương án cơ bản là giảm lương và (hoặc) tinh giảm nhân sự.

Đối với phương án tinh giảm nhân sự, nhà quản trị sẽ cần thực hiện đủ những bước sau để đảm bảo quá trình tinh giảm diễn ra thuận lợi nhất: 

  • Ngưng tuyển dụng các vị trí không cấp thiết.
  • Ưu tiên tinh giảm các đối tượng nhân sự: Chưa nhận việc, đang thử việc, hết và sắp hết hạn Hợp đồng lao động (HĐLĐ), nhân sự thâm niên dưới 01 năm, nhân sự không đạt yêu cầu công việc.
  • Ngoại trừ nhóm nhân sự không đạt yêu cầu công việc, các nhân sự trong danh sách bị tinh giảm có thể theo một số phương án sau: (i) Nghỉ không lương/ tạm hoãn HĐLĐ (nếu có) trong thời gian 03 – 06 tháng; (ii) Vẫn làm việc & tham gia BHXH nhưng không hưởng lương; (iii) Nghỉ việc hẳn. Công ty cần ưu tiên mời lại làm việc khi khôi phục hoạt động đối với các nhóm (i) và (iii).
  • Lên phương án chi phí giải quyết chế độ thôi việc/ mất việc cho người lao động theo đúng thỏa thuận và Luật lao động.
  • Thương thảo với đội ngũ cấp quản lý về phương án nghỉ việc tự nguyện để giảm bớt gánh nặng về chi phí lương và chi phí bồi thường thôi việc cho công ty.
HR nên đối mặt với tình trạng Layoff như thế nào?
HR nên đối mặt với tình trạng Layoff như thế nào?

4.2.2. Giai đoạn trong Lay off

  • Truyền thông đến toàn thể nhân viên về các thông tin liên quan, gửi các thông điệp từ Ban lãnh đạo công ty để kêu gọi sự thông hiểu, hợp tác, trấn an và cam kết các phương án hỗ trợ thôi việc cho người lao động.
  • Gửi Danh sách, Thông báo chính thức đến người lao động thuộc nhóm bị tinh giảm.
  • Thực hiện các thủ tục hành chính với Công đoàn cơ sở và khai báo danh sách tinh giảm lao động với cơ quan chức năng (nếu cần).
  • Thực hiện các thủ tục thôi việc với người lao động (Thỏa thuận tạm hoãn HĐLĐ, Thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn, Thông báo không tái ký HĐLĐ, Quyết định thôi việc,…).
  • Giải quyết chi trả lương, chế độ thôi việc cho người lao động theo thỏa thuận và quy định.
  • Sắp xếp ổn thỏa công tác tiếp nhận bàn giao công việc. Cập nhật và ban hành những thay đổi về sơ đồ tổ chức, chức năng – nhiệm vụ các phòng ban, mô tả công việc các vị trí sau khi tái cấu trúc đối với lực lượng lao động còn lại.
  • Hỗ trợ, hướng dẫn người lao động nghỉ việc các thủ tục hưởng Trợ cấp thất nghiệp, Trợ cấp BHXH một lần,…
  • Giải quyết triệt để các vướng mắc của người lao động.

5. Ứng dụng AMIS Thông tin nhân sự khi xử lý tình trạng Lay off

Hoạt động Lay off là một trong những phương pháp phổ biến giúp doanh nghiệp tinh gọn đội ngũ nhân sự và loại bỏ lãng phí không đáng có. Tuy nhiên để giải quyết các vấn đề thủ tục trong quá trình lay off được thuận tiện, nhanh chóng cũng như tinh gọn quy trình nhân sự vốn “rườm rà”, “chồng chéo”, ban lãnh đạo cần ứng dụng thêm công nghệ vào hoạt động quản lý hiện nay. 

AMIS Thông tin nhân sự là giải pháp công nghệ đến từ Công ty cổ phần MISA, được xây dựng để quản lý hồ sơ và giấy tờ liên quan đến nhân sự cho những doanh nghiệp quy mô lớn. Phần mềm chính là công cụ hiệu quả và đắc lực trong quản lý nhân sự trình độ cao, với những tính năng ưu việt như:

AMIS Thông tin nhân sự với biểu đồ trực quan sinh động
AMIS Thông tin nhân sự với biểu đồ trực quan sinh động

Dùng ngay miễn phí

  • Lưu trữ toàn bộ thông tin vòng đời của nhân viên từ khi còn là ứng viên phỏng vấn đến khi là nhân viên chính thức, quy hoạch, bổ nhiệm vị trí mới.
  • Cập nhật thông tin khen thưởng – kỷ luật- bổ nhiệm – miễn nhiệm nhân viên. Lãnh đạo dễ dàng theo dõi nhân sự đang làm việc tốt, hiệu suất cao. 
  • CEO chủ động xem xét báo cáo tổng quan về tình hình nhân sự trong công ty mọi lúc mọi nơi trên cả thiết bị di động. 
  • HR không cần tốn kém thời gian tìm kiếm hồ sơ giấy, dễ dàng truy xuất thông tin nhờ các bộ lọc nâng cao.
  • Trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn Tier 3, khả năng bảo mật thông tin cao đạt tiêu chuẩn ISO 27001 và ISO 27017 
  • Cập nhật thường xuyên các Tính năng mới theo nhu cầu thực tế của Doanh nghiệp: Xem cụ thể 

6. Kết luận

Như vậy bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn Layoff là gì và những vấn đề liên quan. Đối mặt với tình trạng layoff hiện nay, đòi hỏi sự linh hoạt và thích ứng của cả người làm công tác quản lý nhân sự  và người lao động. Đặc biệt nhà quản trị nhân sự cần trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng để giải quyết công tác layoff hiệu quả nhất. 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 45 Trung bình: 4]