Product involvement là gì? Phân loại product involvement trong bán hàng

07/11/2022
1633

Product involvement là gì? Product involvement là một thuật ngữ trong kinh doanh và marketing dùng để chỉ sự liên quan gắn kết đến sản phẩm. Để trở thành một thương hiệu uy tín hàng đầu và chiếm trọn lòng tin từ khách hàng, thu được nguồn lợi khủng từ các tệp khách hàng cụ thể đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực sự kết nối được với khách hàng. 

Vậy làm thế nào để gắn kết sản phẩm với khách hàng. Hãy cùng MISA AMIS đi sâu vào phân tích product involvement là gì? Và những chiến thuật gắn kết khách hàng qua bài viết dưới đây nhé!

Product involvement là gì? Product involvement có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp
Product involvement là gì? Product involvement có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp

I. Khái niệm Product involvement là gì?

Product involvement dùng để nghiên cứu hành vi khách hàng trong việc mua một số loại sản phẩm nhất định. Sự gắn kết sản phẩm của khách hàng có xu hướng tăng cao hơn với những sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn hoặc tác động cao và chỉ quyết định mua sau khi đã nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng.

Ví dụ như doanh nghiệp mua phần mềm CRM có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động quản lý bán hàng, nhà quản trị doanh nghiệp sẽ tìm hiểu đánh giá kỹ càng trước khi ra quyết định mua hàng.

Product involvement dùng để nghiên cứu hành vi mua sắm của người tiêu dùng
Product involvement dùng để nghiên cứu hành vi mua sắm của người tiêu dùng

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản về Product involvement là mức độ quan tâm và mức độ nhiệt tình của người tiêu dùng dành cho các sản phẩm cũng như thương hiệu sản phẩm đó. Chính yếu tố “quan tâm” và “nhiệt tình” là nền tảng cho sự thay đổi hành vi mua hàng của người tiêu dùng. 

Ví dụ khách hàng nào có mức độ chú ý và yêu thích cao thì lượt tìm kiếm thông tin sẽ tăng cao hơn so với những đối tượng khách hàng có mức độ quan tâm ít hơn. Điều này lý giải vì sao mà có người mua sản phẩm một cách nhanh chóng, bỏ qua việc tìm kiếm thông tin sản phẩm và có những khách hàng trải qua việc tìm kiếm thông tin kỹ càng rồi mới quyết định mua.

II. Phân loại product involvement trong bán hàng

Theo một số chuyên gia nghiên cứu thị trường cho rằng sự gắn kết được phân thành 2 loại rõ ràng đó là mức độ  gắn kết sản phẩm cao và mức độ gắn kết sản phẩm thấp.

1. Mức độ gắn kết sản phẩm cao – high involvement product

Đối với những sản phẩm trên thị trường được nhận định là có giá trị cao và mức độ rủi ro cũng khá lớn, hoặc được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích lâu dài thì người tiêu dùng thường xem xét rất kỹ lưỡng trước khi quyết định mua một sản phẩm nhất định. Với hành vi mua hàng này được các chuyên gia tiếp thị đánh giá là mức độ tham gia sản phẩm cao.

2. Mức độ gắn kết sản phẩm thấp – low involvement product

Đối với các sản phẩm có mức độ gắn kết thấp thường là  những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày và trở thành một thói quen mua hàng của khách hàng. Đa phần những sản phẩm này có giá trị thấp và được đánh giá là mức độ rủi ro thấp. 

Nên các khách hàng thường không mấy đắn đo khi mua sản phẩm, thậm chí là được mua một cách nhanh chóng mà không cần tra cứu thông tin về sản phẩm. Và chất lượng sản phẩm thường được đánh giá sau khi sử dụng.

Ví dụ: Những thực phẩm gia vị hằng ngày, nó như một nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, sản phẩm lại có giá rẻ nên người tiêu dùng thường mua luôn sản phẩm mà ít khi xem xét các thông tin liên quan đến sản phẩm. 

Đối với những sản phẩm có mức độ liên kết thấp thì cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như hình ảnh sản phẩm mờ nhạt trong lòng khách hàng, do họ không quá chú trọng trong việc tìm kiếm và nghiên cứu kỹ lưỡng về sản phẩm. Vậy phải làm cách nào để cải thiện được sự gắn kết sản phẩm.

Product involvement dựa trên giá trị của sản phẩm
Product involvement dựa trên giá trị của sản phẩm

3. Sự khác nhau giữa sản phẩm High-Involvement và low Involvement

High-Involvement là sản phẩm có giá trị sử dụng cao, thường rất quan trọng đối với người sử dụng. Thông thường những sản phẩm này thể hiện đẳng cấp, phong cách sống của người sử dụng. Vì thế trước khi quyết định mua hàng người tiêu dùng thường cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định để tránh những rủi ro về tài chính cũng như tâm lý. Để mua các sản phẩm High-Involvement  đúng giá trị sử dụng, người tiêu dùng thường có xu hướng thu thập thông tin từ nhiều người, phân tích và đánh giá một thời gian nhất định rồi mới mua hàng.

Đối với các sản phẩm low Involvement thường có giá trị nhỏ, tính năng đơn giản và ít xảy ra những rủi ro, nên người tiêu dùng thường quyết định nhanh chóng khi mua hàng. Khi mua các sản phẩm low Involvement người tiêu dùng không bỏ tâm huyết và thời gian để nghiên cứu cũng như phân tích đánh giá về sản phẩm. Trên thực tế khi chọn mua các sản phẩm low Involvement người tiêu dùng thường mua như một thói quen lặp đi lặp lại và thường không quan trọng đối với họ.

4. Medium involvement product

Trong khi các sản phẩm High-Involvement người tiêu dùng thường tìm hiểu và nghiên cứu kỹ trước khi quyết định mua hàng, thì các sản phẩm low Involvement thường được quyết định mua một cách nhanh chóng mà không cần trải qua quá trình phân tích đánh giá. Còn đối với những sản phẩm Medium involvement product, sản phẩm có giá trung bình không có giá trị quá cao, nhưng vẫn có giá trị tương đối nên người tiêu dùng thường sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để tìm hiểu và cân nhắc trước khi chọn mua để tránh các rủi ro xảy ra.

Ví dụ một sản phẩm gia dụng là sản phẩm có mức độ tham gia trung bình vì nó có giá tầm trung nên người tiêu dùng thường xem xét về giá trị sản phẩm và được quyết định mua ngay sau đó.

III. Biện pháp cải thiện mức độ gắn kết sản phẩm

Mức độ gắn kết sản phẩm càng cao thì càng chứng tỏ mức độ quan trọng của sản phẩm trong đời sống của người tiêu dùng. Dưới đây là một số biện pháp cải thiện  mức độ gắn kết sản phẩm của khách hàng.

1. Nắm bắt được nhu cầu sử dụng của khách hàng

Nắm được nhu cầu sử dụng và tâm lý mua hàng của người tiêu dùng là điều kiện tất yếu của mỗi doanh nghiệp để đi đến thành công. Khi cung cấp các sản phẩm ra thị trường doanh nghiệp cần phải nắm được đối tượng khách hàng mình đang phục vụ là ai? 

Nhu cầu cũng như tiêu chí tìm kiếm sản phẩm của họ là gì? Hiểu rõ được nhu cầu của người tiêu dùng giúp tạo dựng được mối quan hệ bền chặt giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Càng hiểu rõ được tâm lý mua hàng của người tiêu dùng càng giúp doanh nghiệp tạo ra những chiến lược tiếp thị hiệu quả. Đây là yếu tố để tạo nên thành công và sự phát triển lâu dài, bền vững của doanh nghiệp. 

Vì lý này mà các doanh nghiệp nên thiết lập một tệp hồ sơ khách hàng để tìm hiểu kỹ hơn về nhân khẩu học của khách hàng và quá trình họ tương tác với doanh nghiệp. Để tối ưu hóa quá trình tra cứu thông tin cũng như bảo mật dữ liệu tối đa, các doanh nghiệp có thể ứng dụng phần mềm MISA AMIS CRM.

QUẢN LÝ DỮ LIỆU KHÁCH HÀNG – TẬP TRUNG – AN TOÀN – BẢO MẬT

VỚI PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG MISA AMIS CRM

  • Quản lý tập trung dữ liệu khách hàng: thông tin công ty, địa chỉ, email, sđt, người liên hệ,…
  • Theo dõi lịch sử tương tác & chăm sóc khách hàng
  • Chấm điểm & tự động phân bổ khách hàng tiềm năng
  • Phân loại khách hàng theo chiến dịch, đối tượng
  • 30+ mẫu báo cáo & phân tích kinh doanh đa chiều, linh hoạt theo nhu cầu báo cáo của nhà quản trị

2. Nâng cao sự trải nghiệm của khách hàng

Cung cấp những trải nghiệm khách hàng tốt nhất là một trong những chiến lược tăng mức độ gắn kết sản phẩm với khách hàng. Đây cũng là cơ sở thiết lập mối quan hệ gắn bó bền chặt giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp chú trọng hơn trong việc nâng cao sự trải nghiệm của khách hàng, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tập trung hơn lắng nghe những mong muốn cũng như nhu cầu của người tiêu dùng thay vì chỉ quan tâm đến doanh số bán hàng khi giới thiệu các sản phẩm đến với người tiêu dùng. 

Điều này giúp doanh nghiệp chạm đến được trái tim của khách hàng. Đồng thời đây cũng là cách để các doanh nghiệp củng cố danh tiếng cũng như tăng mức độ hài lòng cho khách hàng.

3. Áp dụng chiến lược tiếp thị truyền thông

Marketing quảng bá thương hiệu là chiến lược tiếp thị không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp khi kinh doanh bán hàng. Bằng cách review các sản phẩm cũng như quảng bá thương hiệu sẽ giúp thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng cũng như gắn kết khách hàng với những dịch vụ, sản phẩm chất lượng. 

Thông qua các trang mạng xã hội doanh nghiệp có thể thường xuyên đăng tải các thông tin về doanh nghiệp bao gồm các video hình ảnh sản phẩm cung cấp, những phản hồi tích cực từ những khách hàng đã sử dụng dịch vụ.

Một chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả khác mà bạn có thể áp dụng đó là sử dụng các ứng dụng chat nhóm. Ví dụ như thành lập một nhóm chat mà khách hàng có thể liên hệ được với doanh nghiệp hoặc nhóm hỗ trợ để trao đổi thông tin. Áp dụng hình thức này giúp khách hàng đến gần hơn với doanh nghiệp và tạo dựng được sự liên kết chặt chẽ với khách hàng.

4. Học cách lắng nghe và thấu hiểu khách hàng

Để thật sự hiểu được khách hàng cần gì và muốn gì về các sản phẩm của doanh nghiệp, thì bạn cần tích cực lắng nghe những đóng góp cũng như những khiếu nại từ người tiêu dùng. Doanh nghiệp phản hồi cho những khiếu nại kịp lúc sẽ giúp vấn đề được giải quyết một cách ổn thỏa và khiến khách hàng cảm thấy hài lòng hơn.

Bên cạnh đó cá nhân hóa các dịch vụ cũng là cách giúp doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng nhiều hơn, làm tăng sự gắn kết sản phẩm với người tiêu dùng.

Lắng nghe và thấu hiểu khách hàng là cách để làm tăng sự gắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp
Lắng nghe và thấu hiểu khách hàng là cách để làm tăng sự gắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp

IV. Tổng kết

Qua bài viết trên MISA SMIS đã chia sẻ về khái niệm product involvement là gì? Và cách để cải thiện mối quan hệ gắn kết với khách hàng. Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp doanh nghiệp biết cách nắm bắt và cải thiện sự gắn kết với khách hàng, nhằm đạt được nhiều thành tựu trong kinh doanh.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả