Xây dựng kế hoạch kinh doanh nội thất hiệu quả mọi thời đại

21/10/2022
613

Một bản kế hoạch kinh doanh nội thất rõ ràng và cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được cách thức kinh doanh cũng như quy trình hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Đồng thời bản kế hoạch kinh doanh nội thất sẽ giúp doanh nghiệp nhìn ra được những điểm mạnh, những thách thức mà doanh nghiệp mình đang có, để từ đó lên các chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh nội thất là gì? Vì sao nó lại rất quan trọng
Xây dựng kế hoạch kinh doanh nội thất là gì? Vì sao nó lại rất quan trọng

I. Vì sao cần xây dựng kế hoạch kinh doanh nội thất?

Bất kỳ một doanh nghiệp hay một cá nhân nào muốn thành công trong kinh doanh và có chỗ đứng nhất định trong thị trường nội thất đều phải có một kế hoạch kinh doanh nội thất rõ ràng và cụ thể. 

Nếu bạn có một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết và rõ ràng, bạn sẽ tránh được những rủi ro không đáng có cũng như những quyết định không mấy khả quan. Bởi bản chất của nghiên cứu và thiết lập kế hoạch kinh doanh nội thất là để chúng ta có cái nhìn khách quan hơn lĩnh vực nội thất, có thể hiểu thực tế nắm bắt được những xu hướng của thị trường.

Lập bản kế hoạch kinh doanh nội thất giúp doanh nghiệp xác định rõ được những điểm mạnh và điểm yếu, cũng như cơ hội và các thách thức khi đầu tư kinh doanh ngành nội thất. Dựa vào những kết quả phân tích, doanh nghiệp có thể lập bản kế hoạch chi tiết, xác định được các mục tiêu đúng đắn và tận dụng những điểm mạnh của mình để bứt phá nắm bắt cơ hội, tránh được những rủi ro. 

Qua đó cho thấy nếu một doanh nghiệp không có kế hoạch kinh doanh cụ thể mà hoạt động theo bản năng, thì khó có thể tạo ra được những bước đột phá trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

 

II. Cách xây dựng kế hoạch kinh doanh nội thất

1. Tiến hành nghiên cứu và đánh giá thị trường

Để có thể mở đầu kinh doanh thuận lợi và có được duy trì lâu dài, trước khi quyết định khởi nghiệp kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải nghiên cứu đánh giá thị trường.

1.1. Nghiên cứu thị trường mục tiêu

Một bản kế hoạch kinh doanh nội thất cụ thể không thể thiếu khâu nghiên cứu và đánh giá quy mô của thị trường mục tiêu. Bởi một thị trường nội thất đa trên đà phát triển mạnh sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp của bạn có thể nắm bắt được những cơ hội, tạo ra nhiều bước đột phá trong kinh doanh.

Một số thông tin cần quan tâm khi nghiên cứu thị trường bao gồm: 

  • Nắm được nhu cầu thị hiếu khách hàng có đủ lớn hay không? 
  • Thị trường ngành nội thất có tăng trưởng hay không, có đạt được những mục tiêu mà bạn đề ra hay không? 
Tiến hành nghiên cứu và đánh giá thị trường
Tiến hành nghiên cứu và đánh giá thị trường

1.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Khi lập kế hoạch kinh doanh nội thất bạn cần nghiên cứu, phân tích các đối thủ cạnh tranh xung quanh, để có thể nắm bắt được những điểm mạnh, lợi thế và những hạn chế mà đối thủ đang gặp phải. 

Từ đó lập ra một bản kế hoạch hoàn hảo, tận dụng những điểm mạnh của mình và tìm biện pháp cải thiện được những rủi ro hạn chế mà bên đối thủ mắc phải. Tùy vào quy mô đầu tư và tiềm lực của doanh nghiệp để giới hạn phạm vi nghiên cứu.

Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trực tiếp thì các đối thủ cạnh tranh tiềm năng cũng là một yếu tố bạn cần cân nhắc. Vì lĩnh vực nội thất là một thị trường tiềm năng chiếm lĩnh thị phần rất lớn trong cuộc sống hằng ngày, có không ít nhà đầu tư chăm chăm vào miếng bánh thị phần này. 

Một khi có những cơ sở mới mọc lên thì có thể doanh nghiệp của bạn sẽ gặp những khó khăn và thách thức lớn, nguy cơ đổ bể cũng vì thế mà tăng cao. Lúc này một bản kế hoạch dự phòng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tránh được những rủi ro.

 

1.3. Phân tích các cơ hội và những thách thức

Trong kinh doanh bất kể là ngành nghề nào đều tồn tại song song những cơ hội và những thách thức. Nhất là khi ngành nội thất không ngừng được phát triển mạnh do nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng ngày một tăng cao, khiến các doanh nghiệp có thể bứt phá doanh thu bán hàng. 

Nhưng tồn tại song song với đó là ngày càng có nhiều cơ sở đầu tư, sẽ khiến doanh nghiệp của bạn đối đầu với nhiều đối thủ hơn. Vì thế khi phân tích về thị trường và đối thủ cạnh tranh sẽ giúp các doanh nghiệp nhận diện được những cơ hội và cả những rủi ro, hiện tại lẫn các thách thức tiềm ẩn. Từ đó có thể lên các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.

2. Xác định mô hình kinh doanh nội thất

Xác định mô hình kinh doanh nội thất là một trong những yếu tố cần thiết mà bạn cần phải làm rõ khi quyết định khởi nghiệp kinh doanh nội thất. Hiện nay có rất nhiều hình thức kinh doanh nội thất như mở cửa hàng, mở xưởng kinh doanh, bán hàng online, kinh doanh dịch vụ, v.v. 

Mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng như mở cửa hàng thì sẽ có cửa hàng kinh doanh quy mô nhỏ, trung tâm nội thất lớn, cửa hàng nội thất tổng hợp. Tùy vào nguồn nhân lực cũng như tiềm lực kinh tế mà bạn có thể chọn mô hình kinh doanh nội thất phù hợp với mình.

Xác định mô hình kinh doanh nội thất
Xác định mô hình kinh doanh nội thất

3. Phân tích và đánh giá năng lực của công ty

Điều quan trọng nhất trong kinh doanh là biết được bản thân của doanh nghiệp có những ưu điểm và thế mạnh gì, cũng như những hạn chế để từ đó triển khai các kế hoạch kinh doanh nội thất thành công. 

Vậy làm thế nào để có thể đánh giá năng lực của doanh nghiệp và cần tập trung phân tích ở những khía cạnh nào? Các doanh nghiệp có thể dựa theo những vấn đề dưới đây. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực nội thất có thể kể đến như:

  • Chất lượng sản phẩm và giá thành của sản phẩm nội thất.
  • Sự đa dạng về thiết kế nội thất và khả năng thiết kế các mẫu mã sản phẩm.
  • Năng lực cung cấp các sản phẩm.
  • Nguồn lực của doanh nghiệp lớn hay nhỏ? Số vốn đầu tư nhiều hay ít?
  • Chiến lược tiếp thị PR sản phẩm.
  • Mạng lưới phân phối các sản phẩm.
  • Sự uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Kỹ năng của đội ngũ nhân viên.

Dựa vào kết quả của những yếu tố trên để biết được yếu tố nào là mạnh nhất và yếu tố nào yếu nhất, để có kế hoạch kinh doanh cụ thể.

4. Xác định nguồn vốn đầu tư

Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp, nguồn vốn càng nhiều thì càng có lợi thế mạnh trong kinh doanh. Trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào đều cần có nguồn vốn đầu tư nhất định và nguồn vốn dự phòng để có thể duy trì các hoạt động kinh doanh. 

Tùy vào mục đích kinh doanh, sản phẩm nội thất và mô hình kinh doanh nội thất mà cần có những nguồn vốn đầu tư khác nhau. Tất nhiên quy mô càng lớn thì nguồn vốn đầu tư càng cao, xác định được nguồn vốn đầu tư ban đầu sẽ giúp doanh nghiệp hạch toán được chi phí đầu tư.

Bên cạnh đó quản lý tài chính cũng là yếu tố cần cân nhắc trong quá trình hoạt động kinh doanh. Bao gồm quá trình lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát và giám sát các nguồn lực tài chính, điều này giúp tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, có thể quản lý vốn hiệu quả hơn và phòng tránh những rủi ro như thất thoát.

Xác định nguồn vốn đầu tư
Xác định nguồn vốn đầu tư

5. Thiết lập kế hoạch marketing nội thất

Để có thể kinh doanh ngành nội thất thành công, ngoài những dịch vụ chất lượng các sản phẩm đa dạng thiết kế mẫu mã, thì các doanh nghiệp cần có những kế hoạch marketing nội thất đúng đắn. 

Một kế hoạch marketing hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn khách hàng tiềm năng. Vì thế bản kế hoạch kinh doanh nội thất cần xác định được kênh phân phối chính và tiềm năng để tập trung nguồn lực đầu tư.

>> Xem thêm: Marketing ngành nội thất – Giải pháp thúc đẩy tăng 50% doanh số

Trong kinh doanh không thể nào thiếu các chiến lược quảng bá truyền thông, sử dụng các chiến lược quảng bá thương hiệu với các sản phẩm chất lượng, mẫu mã bắt mắt sẽ thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng tiềm năng. 

Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều hình thức marketing khác nhau, từ marketing online đến marketing truyền thống, mỗi hình thức đều có những ưu đặc điểm riêng nhưng bạn không nên sử dụng một cách dàn trải. Tùy theo nhu cầu và mục đích của doanh nghiệp mà lựa chọn ra hình thức marketing phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp, để có thể có được hiệu quả tốt nhất.

Bạn chưa biết cách lập kế hoạch kinh doanh nội thất?Tải ngay 10 mẫu kế hoạch kinh doanh cho công ty nội thất

III. Tổng kết

Bài viết trên đây là những chia sẻ về cách lập kế hoạch kinh doanh nội thất mang lại hiệu quả cao trong quá trình kinh doanh. Hy vọng với những thông tin mà MISA AMIS chia sẻ ở trên sẽ giúp các doanh nghiệp định hướng được hướng đi đúng đắn nhất, đạt được nhiều thành tựu trong kinh doanh.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả