Đã có rất nhiều bài báo nói về sự bùng nổ của thế hệ Y đối với nền kinh tế, vậy còn thế hệ X thì sao? Họ là ai và có tầm ảnh hưởng như thế nào với sự phát triển của các doanh nghiệp. Cùng theo chân MISA AMIS HRM tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z
1. Thế hệ X là ai?
Thế hệ X là thuật ngữ dùng để miêu tả những người sinh ra ở giai đoạn 1965-1980. Ranh giới nhân khẩu học của thế hệ X không được xác định rõ ràng, phụ thuộc vào ai sử dụng thuật ngữ, ở đâu và khi nào. Ở nước ta, thế hệ X thường dùng để chỉ những người sinh ra ở những năm 80.
Đặc trưng của đội ngũ lao động thế hệ X bao gồm:
• Tôn sùng chủ nghĩa cá nhân
• Sở hữu tư duy mở, sẵn sàng tiếp cận công nghệ
• Linh hoạt với yếu tố việc làm
• Coi trọng việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhân viên trong thế hệ X là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực của họ và có mong muốn được đề bạt thăng chức hoặc được hưởng những quyền lợi ưu tiên vì sự gắn bó trung thành của họ với công ty.
Việc giữ chân những nhân viên thế hệ X ở lại công ty có khó không?
Dưới đây là 1 số cách đơn giản, doanh nghiệp có thể áp dụng ngay vào hệ thống để đảm bảo những nhân sự giỏi chuyên môn, vững tay nghề và trung thành với công ty sẽ gắn bó với công ty dài lâu.
2. Khen thưởng lòng trung thành và kỹ năng của thế hệ X
Báo cáo của Metlife đã chỉ ra thế hệ X có mức độ hài lòng với công việc thấp nhất so với với các thế hệ nhân viên khác. Liệu đây có phải là sự đối xử phân biệt với các nhân viên thế hệ này?
Như đã nói ở trên, nhân viên sinh vào những năm 1980 ngoài kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc họ còn có lòng trung thành đáng kể với công ty. Và họ hoàn toàn xứng đáng được tuyên dương vì những điều đó.
Là chủ doanh nghiệp, khi thấy nhân viên thế hệ X làm việc tốt, sẵn sàng cạnh tranh với nhân viên các nhóm tuổi khác thì đừng ngần ngại bày tỏ sự khích lệ bằng các phần thưởng, lời tuyên dương trước toàn bộ công ty. Đây sẽ là một chất xúc tác khiến nhân viên thế hệ X ngày càng gắn bó, làm việc hết mình vì lợi ích doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp trên Thế giới còn tạo ra nhiều đặc quyền cho những nhân viên này ngoài cơ hội thăng tiến đó là: giờ làm việc linh hoạt, cộng thêm ngày nghỉ phép, cung cấp gói bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho nhân viên và người thân,…Điều này khiến nhân viên thế hệ X cảm thấy hạnh phúc hơn là chỉ đơn thuần thăng tiến trong công việc.
Xem thêm:
>> Cách quản lý và khen thưởng nhân viên chỉ có ở Vingroup
>> 10 sai lầm phổ biến trong lãnh đạo và quản trị nhân sự
>> Phần mềm quản lý nhân sự và hiệu quả như thế nào với doanh nghiệp?
3. Thúc đẩy thế hệ X đóng góp, tham gia vào công ty nhiều hơn nữa
Công ty sẽ không cơ cơ hội phát triển, mở rộng nếu thiếu vắng sự đóng góp ý kiến, tham gia của các nhân viên, không riêng gì nhân viên thế hệ X. Khuyến khích sự đóng góp ý kiến trong văn hóa công ty có thể là chìa khóa cho sự phát triển tiếp theo của doanh nghiệp.
Khi để nhân viên được phép tham gia sâu hơn vào đường lối phát triển của công ty sẽ vô hình chung làm tăng ý thức sở hữu của họ với công ty. Điều đó giúp họ thấy có trách nhiệm hơn với công ty, từ đó ra sức làm việc và cống hiến.
4. Tạo cơ hội cho thế hệ X nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ
Nhân viên của thế hệ X rất mong muốn có nhiều cơ hội phát triển chuyên nghiệp. Chỉ có 37% nhân viên gen X cho biết họ đang tìm kiếm cơ hội thăng tiến bên ngoài công ty hiện tại của mình còn tới 80% số nhân viên được hỏi bày tỏ sự quan tâm đến các khóa huấn luyện, đào tạo chuyên môn trong chính doanh nghiệp họ đang làm việc.
Một trong những điều cơ bản khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc với môi trường làm việc là được cung cấp nhiều cơ hội phát triển chuyên nghiệp hơn. Điều này tạo cho họ không gian để cảm thấy gắn kết và được trao quyền hơn trong công việc.
Đối với doanh nghiệp, việc đào tạo những nhân viên đang làm việc để chuẩn bị cho các chức vụ cao hơn sẽ đỡ tốn chi phí rất nhiều so với việc tuyển mới một người về giữ chức vụ đó; đồng thời cũng ít rủi ro hơn.
Xem thêm:
>> Dự án Oxygen giúp Google đào tạo nên những nhà quản lý đẳng cấp thế giới
>> Tải miễn phí mẫu kế hoạch đào tạo nội bộ doanh nghiệp
5. Lưu ý khi tuyển dụng và thăng chức nhân viên
Khi tuyển dụng những vị trí quản lý cấp cao, điều quan trọng là đảm bảo doanh nghiệp chọn đúng người cho công việc mới và hãy chắc chắn không bỏ qua những tài năng sẵn có trong đội ngũ.
Ngày nay, chủ doanh nghiệp và bộ phận HR hoàn toàn có thể theo dõi toàn bộ quá trình công tác, đóng góp của từng cá nhân với công ty để đưa ra các quyết định thăng chức hay không dựa vào những dữ liệu về nhân sự được lưu trữ trong các phần mềm. Những dữ liệu này là khách quan và có độ tin cậy cao nên sẽ là căn cứ để công ty ra quyết định với bất cứ nhân viên thế hệ X nào.
Tóm lại, với bất cứ nhân viên thế hệ nào, doanh nghiệp cũng cần có chiến lược đúng đắn để tuyển dụng và giữ họ gắn bó lâu dài với công ty. Và đừng quên, những nhân viên thế hệ X có thể nắm giữ rất nhiều “bí mật” của công ty, là linh hồn của công ty nên cần các chính sách đặc biệt hơn với họ.
Nguồn tham khảo: Entrepreneur
Anh/ chị có thể để lại email để nhận thêm các thông tin hữu ích, kinh nghiệm quản lý nhân sự từ các công ty hàng đầu Thế giới và Việt Nam!