Brand Recognition là gì? Cách Brand Recognition hoạt động mang lại hiệu quả

02/08/2022
2127

Một trong những tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp chắc hẳn chính là thương hiệu, là những gì khách hàng nhớ đến khi nhắc đến một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó. Và Brand Recognition chính là một trong những khía cạnh chính để đo lường sự thành công của một thương hiệu trên thị trường. Cùng MISA AMIS tham khảo ngay thông tin về Brand Recognition và cách Brand Recognition hoạt động hiệu quả qua thông tin bài viết dưới đây.

I. Brand Recognition (Nhận diện thương hiệu) là gì?

Brand Recognition là một trong những thuật ngữ rất quen thuộc đối với một Marketers. Brand Recognition chất lượng sẽ là nền tảng vững chắc để tối ưu hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp, tiếp sau đây sẽ là những thông tin bạn cần nắm khi tìm hiểu về Brand Recognition.

Brand Recognition (Nhận diện thương hiệu) là gì?
Brand Recognition (Nhận diện thương hiệu) là gì?

1. Khái niệm về brand recognition

Brand Recognition hay còn gọi là nhận diện thương hiệu, là những gì khác biệt của một thương hiệu so với những tên tuổi khác trên thị trường. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, Brand Recognition là khả năng nhận diện ra một thương hiệu từ tagline, logo hay một âm thanh nào đó.

Đây là một kiểu nhận diện thương hiệu không cần yêu cầu khách hàng phải nhớ lại tên thương hiệu mà chỉ cần tập trung vào vấn đề liệu rằng khách hàng có nhận ra được thương hiệu đó khi được giới thiệu hoặc khi nhìn vào bao bì sản phẩm hay không. 

2. Phân biệt Brand Awareness và Brand Recognition

Brand Recognition là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng Brand Awareness. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, Brand Awareness bao gồm cả Brand Recognition. Brand Awareness bao gồm cả nhận thức của khách hàng khi chỉ cần nhìn thấy tên hay hình ảnh đặc trưng là có thể nhận biết ngay về sản phẩm và thương hiệu đó.

Phân biệt Brand Awareness và Brand Recognition
Phân biệt Brand Awareness và Brand Recognition

>> Đọc thêm: Brand Image là gì? Cách Brand Image hình thành như thế nào?

II. Tầm quan trọng của Brand Recognition

Không thể phủ nhận một điều rằng việc xây dựng Brand Recognition là một trong những chiến lược Brand vô cùng cần thiết để thúc đẩy gia tăng sự ảnh hưởng của thương hiệu trên thị trường. 

Một khi khách hàng tiềm năng hiểu được giá trị, ý nghĩa của sản phẩm, dịch vụ mà thương hiệu này cung cấp, về lâu dài, khách hàng sẽ dần bắt đầu nhận ra thương hiệu đó với những điểm nổi bật quen thuộc. 

Ví dụ như, bạn nhìn màu xanh đặc trưng của các hiệu thuốc, thật không khó để nhận ra quầy thuốc này là của Pharmacity hay của Long Châu. 

Một số vai trò cực kỳ quan trọng của Brand Recognition có thể kể đến như:

1. Tăng khả năng tiếp thị của sản phẩm

Thông thường, một sản phẩm sẽ dễ dàng được khách hàng đón nhận bởi nó được cung cấp hay phân phối bởi một thương hiệu uy tín trên thị trường. 

Một khi thương hiệu được biết đến, được công nhận trên thị trường, việc chốt đơn sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi những khách hàng khó tính. Có những khách hàng sẵn sàng chi một mức giá cao hơn cho cùng một nhu cầu ở một thương hiệu tên tuổi, uy tín hơn, đó chính là giá trị đầu tiên của Brand Recognition.

2. Tăng thị phần, gia tăng lợi thế cạnh tranh

Ngày nay, khách hàng ngày càng thông minh với đa dạng sự lựa chọn trên thị trường. Chính vì vậy, bất kỳ một thương hiệu nào cùng cần phải tạo hình ảnh thực sự nổi bật để có thể xây dựng niềm tin với khách hàng. Bạn có thể hiểu vấn đề này một cách đơn giản như sau. Nếu đặt cùng 1 sản phẩm giống nhau trên bàn cân, đương nhiên khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm của thương hiệu họ thấy quen thuộc, và chính lúc này vai trò của Brand Recognition sẽ được phát huy tối đa trong việc giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Tầm quan trọng của Brand Recognition
Tầm quan trọng của Brand Recognition

>> Đọc thêm: Brand Loyalty là gì? 7 bước xây dựng lòng trung thành với thương hiệu

3. Tăng giá trị nhận thức thương hiệu

Khi một thương hiệu được nhiều người biết đến thì giá trị của thương hiệu ngày càng tăng. Giá trị thương hiệu chính là một tài sản vô giá để mang đến lợi nhuận của một doanh nghiệp. Độ nhận diện thương hiệu cao sẽ góp phần xây dựng hình ảnh tốt nhất trong mắt khách hàng.

>> Đọc thêm: Hướng dẫn xây dựng Brand Guideline 

III. Cách hoạt động của nhận diện thương hiệu

Xây dựng Brand Recognition là một quá trình thường xuyên và liên tục. Mục tiêu Brand Recognition hướng đến chính là làm cho thương hiệu trở nên đáng nhớ, hấp dẫn và thu hút khách hàng mục tiêu. 

Điều này được thực hiện bằng cách hiểu được hành vi của người mua cũng như các giai đoạn mà khách hàng nhận biết thương hiệu. Cách Brand Recognition hoạt động dựa trên 5 cấp độ chính:

  • Từ chối thương hiệu: Khách hàng liên tưởng đến những điều không tốt hay thương hiệu chưa xây dựng Brand Recognition để thu hút khách hàng.
  • Chưa thể nhận ra thương hiệu: Khách hàng hiện chưa thể phân biệt được sản phẩm hay dịch vụ của công ty so với các đối thủ cạnh tranh. Một số lý do có thể kể đến như Logo không đặc trưng, tên thương hiệu khó nhận dạng, các chiến lược tiếp thị không mang lại hiệu quả.
  • Giai đoạn nhận diện được thương hiệu: Người tiêu dùng nhận ra được sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu khi nhìn thấy lolo, slogan hay một hình ảnh đặc trưng, một tín hiệu âm thanh đặc trưng của thương hiệu đó.
  • Trung thành: Sau khi đã thu hút được tệp khách hàng mục tiêu, Brand Recognition giúp doanh nghiệp sở hữu được một lượng khách hàng trung thành do sự tin tưởng sau quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Gắn chặt với thương hiệu: Khách hàng cũ sẽ quay trở lại nếu có nhu cầu sử dụng sản phẩm hay dịch vụ để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Lúc này, khách hàng sẽ vẫn nhớ tới doanh nghiệp và chọn ngay thương hiệu của bạn ngay cả khi có cơ hội tiếp xúc với những thương hiệu mới, thậm chí những thương hiệu này có mức giá bán rẻ hơn trên thị trường.

IV. Một số lưu ý về Brand Recognition

Khi xây dựng Brand Recognition bạn cần một số lưu ý sau đây:

1. Hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu

Vẽ chân dung khách hàng là một trong những điều hết sức quan trọng khi một doanh nghiệp bắt đầu thực hiện chiến dịch Marketing. 

Theo đó, Marketer cần hiểu rõ nhân khẩu học và phân tích tâm lý của khách hàng mục tiêu để có một cái nhìn sâu sắc, phù hợp nhất, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu. 

Bạn có thể tham khảo thêm các công tin về chân dung khách hàng mục tiêu thông qua các công cụ hoàn toàn miễn phí như Facebook Insight, Google Analytics. 

Thông qua các công cụ đo lường này, Marketer có thể xác định được khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình có độ tuổi từ bao nhiêu đến bao nhiêu, phân bổ vị trí địa lý ở đâu, giờ nào là khoảng thời gian họ quan tâm đến sản phẩm, nhóm khách hàng này là nam hay nữ…

Hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu
Hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu

2. Tận dụng Influencer Marketing

Mạng xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự ảnh hưởng không hề nhỏ qua các phát ngôn của KOL, COL. Chính vì vậy, những người có tầm ảnh hưởng này được xem như là vũ khí tối thượng để góp phần tăng phạm vi tiếp cận của một sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng.

 Việc chọn đúng nhóm đối tượng Influencer có sức ảnh hưởng thông qua các bài post, caption, hashtag, video, hình ảnh… sẽ là một trong những chiến lược Marketing vô cùng hiệu quả, góp phần tăng lượt tiếp cận, gia tăng tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng.

>> Đọc thêm: 5 bước triển khai chiến dịch Influencer Marketing

3. Phát triển bao bì, mẫu mã độc đáo

Việc thiết kế bao bì sản phẩm với những hình ảnh bắt mắt sẽ góp phần tăng khả năng chuyển đổi với khách hàng. Bạn hãy đặt mình trong một tình huống, khi khách hàng có nhu cầu mua hàng nhưng hiện chưa thể nhớ ra tên của thương hiệu, khách hàng có thể diễn tả hình ảnh trên bao bì cho người bán, đương nhiên điều này thật tốt đúng không nào? 

4. Xây dựng dấu ấn thương hiệu độc đáo

Một logo đặc sắc, một slogan chân thực, sâu sắc sẽ tạo nên Brand Recognition với những giá trị thiết thực. Tận dụng bất kỳ cơ hội nào để thiết lập logo trên các sàn thương mại điện tử hay trên các kênh truyền thông sẽ là cách giúp khách hàng nhớ về thương hiệu, tần suất xuất hiện càng nhiều sẽ càng giúp cho khách hàng nhớ đến thương hiệu đó nhiều hơn. Ví dụ, khi nhắc đến Bitis, bạn sẽ nhớ đến slogan: Nâng niu bàn chân Việt.

Slogan của Bitis - Nâng niu bàn chân Việt
Slogan của Bitis – Nâng niu bàn chân Việt

5. Tạo ra những chiến dịch quảng cáo độc đáo.

Không thể phủ nhận vai trò của hoạt động quảng cáo trong việc góp phần tăng tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng. 

Một quảng cáo ấn tượng sẽ giúp khách hàng thỏa mãn bởi sản phẩm này chính là những gì mà họ đang tìm kiếm, hay quảng cáo này được sinh ra là để dành cho mình. Điều này sẽ có kết quả tốt nhất khi Marketer nghiên cứu thật kỹ về chân dung khách hàng mục tiêu, thông qua đó sẽ truyền tải thông điệp qua những chiến dịch quảng cáo.

Và cuối cùng, bạn đừng quên lấy ý kiến của khách hàng sau khi trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đây sẽ là nguồn tài sản quý giá nhất để bạn tối ưu cho những điều còn tồn tại khiến khách hàng chưa hài lòng.

Brand Recognition là kết quả của việc một thương hiệu được công nhận thông qua dấu ấn của thương hiệu đó đối với khách hàng. Đây là bước đầu tiên rất quan trọng và là mục tiêu cơ bản mà bất kỳ một chiến dịch truyền thông nào cũng đều muốn hướng tới. Hy vọng rằng, MISA AMIS đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về Brand Recognition, chúc bạn áp dụng thành công cho doanh nghiệp của mình nhé!

Tối ưu hiệu quả chiến dịch Marketing với MISA AMIS aiMarketing

Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:

  • Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động Marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
  • Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng Landing page, không thể bắn chiến dịch Email Marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…

Bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Tính năng nổi bật trên AiMarketing bao gồm:

  1. Báo cáo doanh thu, chi phí marketing
  2. Gửi email marketing hàng loạt
  3. Dựng landing page
  4. Workflow
  5. Lưu trữ data tập trung và chuyển tự động cho sale

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM NGAY 15 NGÀY MIỄN PHÍ

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả