Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thời hiện đại, có rất nhiều phương thức khác nhau để một khách hàng tiếp cận với hình ảnh thương hiệu của một doanh nghiệp. Trong đó thuật ngữ Brand Image được xem là yếu tố hàng đầu trong việc tạo ra những trải nghiệm, tương tác tốt nhất của khách hàng đối với một thương hiệu. Vậy Brand Image là gì? Vai trò của Brand Image và cách Brand Image được hình thành như thế nào? Cùng MISA AMIS tham khảo ngay qua thông tin dưới đây!
I. Brand Image là gì?
Hiện tại, bạn có thể tham khảo nhiều thông tin về Brand Image trên các website hay các kênh truyền thông của nhiều doanh nghiệp, về cơ bản, thuật ngữ này được hiểu như sau:
1. Khái niệm Brand image
Brand Image hay còn được gọi là hình ảnh thương hiệu, là những cảm nhận về ý tưởng, các ấn phẩm truyền thông hoặc là niềm tin của khách hàng đối với một thương hiệu nào đó. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, Brand Image chính là nhận thức của khách hàng về một thương hiệu nào đó trên thị trường.
Tuỳ thuộc vào từng nhóm khách hàng khác nhau mà họ sẽ có những cảm nhận riêng biệt về Brand Image của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, bạn có thể dễ dàng hình dung rằng, mỗi doanh nghiệp đều có một bản màu đặc trưng, một logo, một slogan, một bản hiệu…Tất cả sẽ được nhất quán với nhau, tạo nên hình ảnh gợi nhớ của thương hiệu mỗi khi khách hàng cần tìm mua sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu đó.
>> Đọc thêm: Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và những điều cần biết
2. Sự khác nhau giữa Brand Image và Brand Imagery?
Hai thuật ngữ Brand Image và Brand Imagery thường khiến nhiều người hay nhầm lẫn.
Về bản chất hai thuật ngữ này đều mang ý nghĩa là hình ảnh của một thương hiệu đối với nhận thức của khách hàng.
Tuy nhiên, Brand Image và Brand Imagery cũng có một số điểm khác nhau cơ bản. Cụ thể, Brand Image là hình ảnh tồn đọng trong lòng khách hàng về một thương hiệu, còn Brand Imagery được hiểu là những hình ảnh mà thương hiệu sử dụng để quảng bá với khách hàng.
Từ việc tạo ra những hình ảnh đặc sắc, tạo nên điểm nhấn cho doanh nghiệp, Brand Imagery sẽ dần dần góp phần tạo nên bản sắc riêng cho từng doanh nghiệp.
II. Brand Image quan trọng như thế nào đối với thương hiệu?
Trong thời đại công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, Brand Image đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của một thương hiệu.
Tuỳ vào từng thời kì, từng mục tiêu kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một cách xây dựng Brand Image riêng biệt. Không thể phủ nhận một điều rằng, Brand Image chính là một trong những yếu tố thúc đẩy quyết định mua hàng nhanh chóng, góp phần tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
Về cơ bản, Brand Image có một số vai trò chính sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng.
- Thu hút khách hàng tiềm năng, góp phần tăng lợi nhuận một cách đáng kể.
- Tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Tạo mối quan hệ thân thiết giữa khách hàng và doanh nghiệp, củng cố vị trí thương hiệu trong lòng khách hàng.
>> Đọc thêm: Cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu cho doanh nghiệp
III. Brand Image hình thành như thế nào?
Cách 1 Brand Image hình bao gồm rất nhiều những khía cạnh khác nhau, dưới đây sẽ là 4 khía cạnh cơ bản nhất mà Brand Image hình thành trong lòng khách hàng.
1. Xác định sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của bạn
Một trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành Brand Image đó chính là doanh nghiệp cần xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị mình đang hướng đến. Việc đảm bảo giới thiệu đến khách hàng sứ mệnh, tầm nhìn và những giá trị cốt lõi đang hướng đến sẽ góp phần thúc đẩy sự nhất quán trong các chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp.
>> Đọc thêm: Hướng dẫn xây dựng Brang Guideline cho Doanh nghiệp
2. Tạo tuyên bố định vị thương hiệu
Tuyên bố định vị thương hiệu là một trong những cách giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.
Tuyên bố định vị thương hiệu là một trong những đặc điểm độc nhất trong các loại hình sản phẩm, dịch vụ của một thương hiệu. Thông qua đó, tuyên bố định vị thương hiệu sẽ giúp người dùng thấy được cách một doanh nghiệp giải quyết nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Và đương nhiên, để có một tuyên bố thương hiệu độc đáo đi sâu vào lòng khách hàng, Marketer cần nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt cần nghiên cứu kỹ lưỡng điểm mạnh của thương hiệu để tạo nền tảng định vị thương hiệu độc đáo, mới mẻ nhất trong phân khúc ngành.
3. Tạo tính cách thương hiệu
Một thương hiệu cũng giống như một cá thể, nó cần phải có tính cách, giọng nói, hình dáng riêng biệt để làm điểm nổi bật hơn những thương hiệu còn lại.
Để làm được điều này, Marketer phải xác định được những thuộc tính cùng với tính cách mà thương hiệu đang hướng đến. Ví dụ như thương hiệu của bạn mang phong cách trẻ trung, năng động, hiện đại, cổ điển, hay nhí nhảnh… Tất cả sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc hình thành và phát triển thương hiệu.
4. Xác định đối tượng chính qua nghiên cứu cá tính
Mỗi một sản phẩm, dịch vụ đều sẽ hướng đến một hoặc một nhóm khách hàng. Nhiệm vụ của Marketer là cần phải vẽ ra chân dung khách hàng một cách cụ thể nhất. Việc tạo Brand Image sẽ rất khó khăn nếu như bạn không biết đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng đến là ai. Cụ thể, vẽ chân dung khách hàng bao gồm tuổi tác, vị trí địa lý, cá tính, tâm lý học, nhân khẩu học… Phân tích rõ ràng chân dung khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp hướng đến một insight cụ thể và hoàn chính nhất để tạo ra Brand Image ấn tượng.
IV. Case Study về Brand Image
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần đầu tư cho Brand Image để thu hút khách hàng tiềm năng. Nếu đã dành thời gian và công sức để làm điều này, bạn cần đầu tư một cách chỉn chu để tránh những thiếu sót gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của thương hiệu.
Để dễ dàng hình dung về Brand Image, dưới đây là một số thương hiệu đã vẽ được Brand Image cụ thể, có tầm ảnh hưởng và mang đến nhiều thành công cho doanh nghiệp.
Một số case study về Brand Image bạn có thể tham khảo như:
- Apple: Có thể nói rằng, Apple là một trong những thương hiệu hàng đầu trong việc cung cấp sản phẩm công nghệ hiện đại. Do đó, Brand Image của thương hiệu này là dòng sản phẩm công nghệ cao.
- Colgate: Một thương hiệu kem đánh răng hết đỗi quen thuộc đối với mọi nhà. Brand Image mà thương hiệu này đang hướng đến đó là: Niềm tin và sự tin cậy.
- Coca Cola: Thương hiệu nước giải khát hàng đầu với Brand Image là loại thức uống gắn liền với những khoảnh khắc tươi mới, tràn đầy hạnh phúc.
Nếu bạn là người bắt đầu tìm hiểu về Brand Image hãy đọc thật kỹ những thông tin ở trên, nắm vững những thuật ngữ và kiến thức liên quan để xây dựng hình ảnh thương hiệu thật đặc sắc trong lòng khách hàng. Hy vọng rằng, MISA AMIS đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Brand Image là gì và áp dụng nó thật thành công trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp.