Chuyển đổi số Hợp đồng số Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định...

Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động gồm có những nội dung nào? Mời doanh nghiệp tham khảo phần giải đáp các thắc mắc xoay quanh quy định về chấm dứt hợp đồng lao động trong viết sau đây của MISA AMIS.

mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động

I. Nội dung cần có trong mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động

Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những văn bản pháp lý được sử dụng nhiều nhất trong quan hệ lao động. Dưới đây mà một mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động thông dụng, doanh nghiệp có thể tham khảo và TẢI VỀ.

CÔNG TY …. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——–o0o——–

Số:_/20…/QĐ-…
…………., ngày ___ tháng __ năm

QUYẾT ĐỊNH

V/V: Chấm dứt hợp đồng lao động

——————–

GIÁM ĐỐC/TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY…………………………..

Căn cứ Bộ Luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được sửa đổi, bổ sung năm 20….;

Căn cứ Hợp đồng lao động số …………………………………….;

Căn cứ Quyết định ……………………………………………………..;

Căn cứ Quyết định xử lý vi phạm/bản án số của ………, đối với Ông Nguyễn Văn A;

Theo đề nghị của Phòng Tổ chức & Nhân sự.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay chấm dứt hợp đồng lao động với Ông Nguyễn Văn A, là cán bộ/công nhân viên thuộc phòng:
………………………………………………………………….…………………………………………….……………………. ………………………………………………………………………………………..;

Lý do: (Bị xử lý vi phạm hoặc bị kết án theo quyết định của tòa án, hết thời gian theo Hợp đồng lao động đã ký mà không gia hạn…) ……………………………………………………………………
…………………………………………………………………..……………………………………………

Kể từ ngày ___/___/___

Điều 2: Lương và các khoản phụ cấp (nếu có) của Ông Nguyễn Văn A được chi trả tính đến ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Điều 3: Các Ông (bà) Trưởng phòng Tổ chức & Nhân sự, trưởng các Phòng Ban liên quan và Ông Nguyễn Văn A căn cứ quyết định thi hành.

Nơi nhận:
– Cá nhân…………………………………
– Công đoàn Công ty;
– Phòng TC & NS;
– P21 (Đăng tin);
– Lưu VP, HS……………………………

GIÁM ĐỐC/TỔNG GIÁM ĐỐC

(Ký tên và đóng dấu)

II. Quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Quy định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Thưa luật sư Nguyễn Xuân Nhất, từ ngày 01/01/2014, tôi vào công ty làm việc và có ký hợp đồng lao động không thời hạn với chức danh trưởng phòng kinh doanh.

Vấn đề tôi gặp phải là, công ty nợ lương doanh số của tôi đến hết năm 2014, sau khi tôi đòi rất nhiều lần thì đến đầu tháng 03/2015, công ty chỉ trả được 1/4 số tiền nợ.

Cho tới ngày 01/04/2015 tôi nhận được email thông báo từ giám đốc công ty với nội dung là: mặc dù năm 2014, tôi đạt chỉ tiêu khách hàng, nhưng công ty xét cách thức và tư duy công việc sẽ không có chiều hướng phát triển tích cực nên yêu cầu tôi tự viết đơn xin nghỉ việc và tiến hành bàn giao công việc ngay nếu không công ty sẽ ra quyết định cho thôi việc.

Vậy tôi muốn hỏi luật sư:

– Công ty yêu cầu tôi tự viết đơn nghỉ việc như thế có đúng luật không?

– Tôi có phải tiến hành bàn giao ngay không?

– Số tiền công ty còn nợ lương năm 2014 được giải quyết như thế nào?

– Tôi không đồng ý việc tự viết đơn, vậy nếu công ty vẫn ra quyết định cho tôi thôi việc thì trong trường hợp đi kiện tôi sẽ nộp đơn tại Đà Nẵng nơi công ty đặt trụ sở chính hay tại Hà Nội nơi đặt văn phòng chi nhánh tôi đang làm việc?

– Nếu phải nộp tại Đà Nẵng thì tôi có thể ủy quyền luật sư thay mặt tôi đi kiện không?

– Trong trường hợp Tòa án giải quyết khiếu nại thì mức bồi thường sẽ như thế nào và sẽ căn cứ trên thư chào việc + lương thực nhận (số tiền chuyển ngân hàng mỗi tháng) hay theo hợp đồng chính thức + lương theo bảo hiểm xã hội.

Trả lời hỏi đáp bởi luật sư Nguyễn Xuân Nhất

Đối với các câu hỏi của bạn, luật sư Nguyễn Xuân Nhất xin phản hồi như sau:

Thứ nhất: việc bạn bị công ty yêu cầu viết đơn xin thôi việc với lý do xét cách thức và tư duy công việc sẽ không có chiều hướng phát triển tích cực là trái với quy định của pháp luật lao động hiện hành. Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động:

Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.

12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Và người lao động được chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật này như sau:

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Như vậy, lý do mà công ty đưa ra để chấm dứt hợp đồng lao động không thời hạn với bạn hoàn toàn không được Bộ luật Lao động quy định. Thế nên việc công ty yêu cầu bạn thôi việc là trái pháp luật.

Thứ hai: việc công ty yêu cầu bạn viết đơn nghỉ việc với lý do xét cách thức và tư duy công việc sẽ không có chiều hướng phát triển tích cực là không có căn cứ, do đó bạn có quyền không đồng ý với quyết định này và không phải bàn giao công việc.

Thứ ba: việc công ty nợ lương năm 2014 của bạn đã là một việc làm trái với quy định của pháp luật lao động hiện nay, bởi Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tại Điều 94 về 02 nguyên tắc trả lương như sau:

1. Người lao động có quyền được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn từ người sử dụng lao động. Nếu người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người ủy quyền hợp pháp của người lao động nhận thay.

2. Người sử dụng lao động không có quyền hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không có quyền ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của tổ chức khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Vì vậy, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu công ty thanh toán cho bạn số tiền lương mà công ty còn nợ của bạn trong mọi trường hợp và tiền lãi tính theo lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước áp dụng tại thời điểm trả lương tính trên thời gian nợ lương.

Thứ tư: nếu khởi kiện công ty, bạn có thể nộp đơn khởi kiện tại Hà Nội, nơi văn phòng chi nhánh bạn đang làm việc.

Thứ năm: khi vụ việc của bạn được Tòa án giải quyết, các nghĩa vụ tài chính mà công ty phải thực hiện với bạn được tính dựa trên mức lương được ghi nhận trong hợp đồng lao động. Xem thêm một số quy định tại văn bản sau: Nghị định số 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

III. Hỏi về trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Tôi vào làm việc tại một công và ký hợp đồng lao động có thời hạn với mức lương 3.100.000 đồng. Lương được trả vào ngày 30 dương lịch hàng tháng. Tuy nhiên, tiền lương hàng tháng tôi lãnh được bị trễ so với thỏa thuận trong hợp đồng, vì vậy sau 03 tháng làm việc, tôi quyết định gửi đơn xin nghỉ việc và sau 03 ngày làm việc tôi chấm dứt hợp đồng lao động.

Vậy việc tôi chấm dứt hợp đồng lao động như vậy là đúng hay sai? Vì sao? Căn cứ pháp lý để giải quyết trường hợp này có lợi nhất cho người lao động là như thế nào?

Trả lời bởi luật sư Nguyễn Xuân Nhất:

Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng không đúng các quy định tại Điều 35 của Bộ luật Lao động 2019 thì căn cứ theo Điều 41 sẽ được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật.

Theo đó, bạn sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được quy định tại Điều 40 của Bộ luật này bao gồm:

1. Không được hưởng quyền lợi trợ cấp thôi việc.

2. Bồi thường 50% tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước cho người sử dụng lao động.

3. Hoàn trả chi phí đào tạo, chi phí học nghề theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Trên đây là các nội dung về mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và những quy định liên quan. Người sử dụng lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tuân theo những quy định này để chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật.

Xem thêm các bài viết trước đó

1. Quy định về mức bồi thường hợp đồng lao động khi chấm dứt trước thời hạn

Xem thêm các bài viết tiếp theo

Xem thêm các bài viết khác

1. Mẫu hợp đồng lao động theo quy định hiện hành

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]