Quản lý - điều hành Kiến thức quản trị Mô hình Waterfall: Ưu nhược điểm của mô hình thác nước

Mô hình Waterfall đang được sử dụng ngày càng rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Tuy nhiên, mô hình này chưa được nhiều người biết đến. Trong bài viết dưới đây, MISA  sẽ tổng hợp tất cả các thông tin cơ bản nhất về để giúp bạn hiểu thêm về Waterfall model.

MISA TẶNG BẠN BỘ EBOOK 10 KỸ NĂNG QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH CÔNG

I. Mô hình Waterfall là gì?

Mô hình Waterfall hay mô hình thác nước là một mô hình dùng để mô tả các bước phát triển phần mềm theo trình tự và logic chặt chẽ. Đây là mô hình đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp phần mềm và được chia thành các giai đoạn, đầu ra của giai đoạn trước sẽ trở thành đầu vào của giai đoạn tiếp theo.
mô hình thác nước
Waterfall model – mô hình thác nước trong quản lý công việc, dự án

Các giai đoạn trong mô hình thác nước được chuyển từ cao xuống thấp, lần lượt không thể thay đổi hoặc xáo trộn thứ tự. Cách bố trí theo hình bậc thang giống như thác nước này chính là nguồn gốc của tên gọi Waterfall model.

Trong những năm gần đây, các phương pháp linh hoạt hơn như Agile được ưa chuộng hơn nên mức độ phổ biến của mô hình thác nước đã giảm sút. Tuy nhiên, nó vẫn là quy trình quản lý công việc mà các nhà quản lý doanh nghiệp cần biết.

>> Xem thêm: Top 10 phần mềm quản lý dự án hiệu quả nhất 2022 – MISA AMIS

II. Các giai đoạn của mô hình Waterfall

Việc áp dụng mô hình Waterfall trong dự án không bao gồm nhiều quy trình phức tạp. Tùy thuộc vào nhà phát triển hoặc từng thời điểm mà xuất hiện một số khác biệt nhỏ về số lượng và chi tiết của các bước trong mô hình thác nước. Song nhìn chung, mô hình này có 6 bước cơ bản như sau:

1. Chuẩn bị kỹ thuật 

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải thu thập các yêu cầu, thấu hiểu mong muốn thực sự của đối tượng mục tiêu. Sau đó, đội ngũ chuyên môn tiến hành thảo luận, phân tích tính khả thi, chuẩn bị tài liệu và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Những hoạt động trên giúp doanh nghiệp xác định hướng đi cho quá trình phát triển trong tương lai.

2. Thiết kế 

Khi có các yêu cầu cụ thể, doanh nghiệp sẽ bắt đầu thiết kế hoàn chỉnh theo mô tả. Các bản thiết kế giúp mọi người hình dung sản phẩm thực tế và kịp thời chỉnh sửa trước khi công bố ra ngoài.

3. Thực hiện

Nếu thiết kế được duyệt, các chủ đầu tư sẽ bắt đầu triển khai dự án sản xuất. Đây là bước đòi hỏi độ chính xác cao về thông số kỹ thuật nhưng không tiêu tốn nhiều thời gian.

các giai đoạn của mô hình thác nước
Các giai đoạn của mô hình Waterfall

4. Tích hợp và Kiểm tra

Giai đoạn kiểm tra hoặc xác minh là lúc doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm đã đáp ứng các yêu cầu và không có sai sót. Tại đây, nhóm kiểm định chất lượng sẽ quét kỹ lưỡng sản phẩm để có thể phân phối đến với khách hàng.

Trong trường hợp doanh nghiệp phát hiện ra các lỗi lớn hoặc các yêu cầu không được đáp ứng, dự án sẽ phải quay lại giai đoạn một. Việc lặp lại bắt buộc giai đoạn thiết kế chịu trách nhiệm lớn hơn và cải tiến tốt hơn.

5. Phát hành và bảo trì 

Giai đoạn bảo trì bắt đầu ngay khi doanh nghiệp phát hành sản phẩm và nhận lại phản hồi từ khách hàng sử dụng. Trên thực tế, đây là nhiệm vụ bắt buộc bởi không có sản phẩm nào hoàn hảo ngay từ lần ra mắt đầu tiên.

Do đó, doanh nghiệp cần sẵn sàng một nhóm chuyên gia xử lý sự cố, bảo trì nhanh chóng để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Giai đoạn này sẽ kết thúc khi sản phẩm thực sự hoàn thiện hoặc thay đổi công nghệ nên đơn vị sản xuất không thể sửa chữa, nâng cấp thêm.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý chỉ nên áp dụng mô hình Waterfall hiệu quá nhất khi sở hữu đầy đủ các yếu tố dưới đây:

  • Các dự án triển khai không quá phức tạp.
  • Các yêu cầu đã được làm rõ, ổn định theo thời gian.
  • Doanh nghiệp có nguồn tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực được đào tạo bài bản.

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

IV. Những thuận lợi và bất lợi của mô hình Waterfall

1. Thuận lợi

1.1. Đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng

Mô hình thác nước thường phù hợp với các dự án vừa và nhỏ. Đặc điểm của dự án nhỏ là thường xuyên thay đổi về nhân sự, hình thức thực hiện… Bởi vậy, Waterfall model sẽ giúp mọi người nhanh chóng làm quen và bắt kịp tiến độ làm việc khi có tài liệu soạn thảo từ trước, giữ nguyên cấu trúc các bước, và ưu tiên khâu kiểm tra, bảo trì cẩn thận.

2. Độ chính xác cao

Như đã đề cập ở trên, các giai đoạn của mô hình thác nước không thể thay đổi, nhiệm vụ của từng giai đoạn phải được hoàn thành chính xác trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
lợi ích của mô hình waterfall
Những lợi ích của mô hình waterfall
Vì lý do đó, mô hình thác nước luôn đạt độ chính xác cao, tuân thủ nghiêm ngặt thiết kế và quy trình sản xuất. Đồng thời, đặc điểm này cũng giúp người đứng đầu dễ dàng quản lý toàn bộ dự án từ khâu thiết kế đến thử nghiệm, đánh giá sản phẩm.

3. Tính linh hoạt

Với mô hình Waterfall , việc điều chỉnh và sửa đổi thiết kế sẽ linh hoạt nhất trong những bước đầu tiên (trước khi đến giai đoạn 4).

4. Sự rõ ràng

Sự rõ ràng là yếu tố nổi bật nhất của mô hình thác nước. Nhờ công việc diễn ra lần lượt qua từng giai đoạn mà các thao tác không bị chồng chéo, không gây quá tải lên bộ máy của doanh nghiệp.

5. Phù hợp với các dự án định hướng theo từng mốc

Khi áp dụng cấu trúc tuần tự của mô hình Waterfall, người quản lý có thể tổ chức tốt mọi công việc liên quan dựa trên các thời hạn về thời gian. Đồng thời, các thành viên cũng nhanh chóng nắm được từng giai đoạn cụ thể để chuẩn bị nguồn lực và làm việc đúng tiến độ. 

>> Đọc ngay: Scrum là gì? Quy trình Scrum vận hành như thế nào?

2. Bất lợi

Bên cạnh những ưu thế trên, mô hình Waterfall vẫn tồn tại một số nhược điểm khiến cho các doanh nghiệp khó ứng dụng thực tiễn.

2.1. Quá cứng nhắc

Như đã đề cập ở trên, mô hình thác nước không cho phép sửa đổi mà phải quay vòng lại từ đầu. Sự cứng nhắc này không thích hợp với những dự án lớn cần linh hoạt trong từng giai đoạn. Việc lặp lại quy trình cũng khiến doanh nghiệp tiêu tốn nhiều thời gian, ngân sách và gây áp lực lớn lên cả người quản lý và đội ngũ nhân viên.

2.2. Không có kế hoạch dự phòng

Nếu ứng dụng Waterfall model, doanh nghiệp thường không lập kế hoạch dự phòng mà chỉ kiểm tra, phát hiện vấn đề khi đã gần hoàn thành dự án. Cách làm này dẫn đến tình trạng nhiều sự cố phát sinh mà doanh nghiệp không thể giải quyết kịp thời, ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình chung.

ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN TỐI ƯU NHẤT VỚI PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC

V. Sự khác biệt giữa giữa mô hình Waterfall và Agile 

Waterfall và Agile là hai mô hình quản lý dự án tiêu biểu nhất được các doanh nghiệp ưa chuộng. Trong đó, Agile là một phương pháp thử nghiệm liên tục xuyên suốt quá trình phát triển sản phẩm. Hình thức này cho phép các hoạt động diễn ra đồng thời, khách hàng được tiếp cận và đưa ra phản hồi nhiều hơn.

Cụ thể, mô hình Waterfall và Agile có những điểm khác biệt như sau:

Mô hình Waterfall Mô hình Agile
Waterfall luôn xác định một mốc thời gian cố định, quá trình thực hiện công việc từ khi bắt đầu đến khi kết thúc đều được lên kế hoạch rõ ràng. Agile hướng đến việc thử nghiệm các hướng khác nhau. Thay vì một mốc thời gian cố định, lịch trình dự án điều chỉnh theo tiến độ công việc.
Khi mục tiêu cuối cùng được thiết lập, Waterfall không còn liên kết với đến khách hàng trong những giai đoạn còn lại.  Khách hàng và người quản lý dự án phải tham gia và đưa ra phản hồi cho nhóm phát triển sản phẩm liên tục xuyên suốt thời gian triển khai các giai đoạn của dự án.
Ngân sách cho các dự án sử dụng phương pháp Waterfall thường được dự toán cố định. Ngân sách của các dự án sử dụng phương pháp Agile có tính linh hoạt, dự toán đề phòng những trường hợp phát sinh chi phí. 
Việc phát triển phần mềm sẽ được hoàn thành như một dự án duy nhất. Agile là tập hợp của nhiều dự án khác nhau.
Mô hình thác nước đòi hỏi một kế hoạch dài hạn, các yêu cầu rõ ràng. Mô hình Agile thường lập kế hoạch ngắn hạn do thời gian hoàn thiện sản phẩm nhanh chóng.
Thành công của dự án phụ thuộc vào việc thực hiện các yêu cầu một cách chặt chẽ. Thành công của dự án dựa trên việc cung cấp giá trị kinh doanh cho khách hàng.
Các yêu cầu hoàn chỉnh được ghi lại rõ ràng để bắt đầu thiết kế, sản xuất. Các yêu cầu tiếp tục phát triển xuyên suốt dự án và được xác định khi cần thiết tùy từng thời điểm.
Các thành viên trong nhóm phụ trách vai trò và trách nhiệm khác nhau. Các thành viên chia sẻ trách nhiệm bình đẳng như nhau. 
Sự thay đổi không được khuyến khích và đội ngũ nhân sự thường phản ứng chậm trước các thay đổi thay đổi. Các dự án Agile luôn sẵn sàng thay đổi, cải tiến theo những phản hồi khách quan. 
Các hoạt động kiểm soát chất lượng được thực hiện vào cuối dự án. Các hoạt động kiểm soát chất lượng được thực hiện xuyên suốt dự án.

Đăng ký trải nghiệm phần mềm MISA AMIS giúp doanh nghiệp quản trị công việc: Đa chiều, Thông minh, Chính xác, An toàn.

CTA MGM 01

VI. Kết luận

Từ những thông tin trên, có thể thấy để ứng dụng mô hình Waterfall doanh nghiệp cần xem xét quy mô, đặc điểm của dự án. Nếu dự án đơn giản, rõ ràng và không quá phức tạp, phương pháp này giúp doanh nghiệp quản lý quy trình công việc hiệu quả.

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]