Marketing Inbound Marketing Top 5 chỉ số đo lường hiệu quả chiến dịch Event Marketing 

Việc xác định những chỉ số để đo lường hiệu quả của chiến dịch Event Marketing ngay từ ban đầu sẽ giúp các nhà tiếp thị có thể đo lường mức độ hoàn thành mục tiêu và đưa ra những giải pháp giúp cải thiện hiệu quả cho những chiến dịch trong tương lai. Tùy thuộc vào mục đích của các chiến dịch Event Marketing, chúng ta sẽ có những chỉ số đo lường khác nhau. Hãy cùng khám phá 2 nhóm chỉ số chính  để đo lường hiệu quả chiến dịch Event Marketing qua bài viết sau đây:

I. Nhóm chỉ số về Brand Marketing

Nhóm chỉ số về Brand Marketing sẽ phù hợp để đo lường hiệu quả của các hình thức sự kiện có mục đích chính là làm tăng nhận diện thương hiệu, kết nối và xây dựng mối quan hệ như: Sự kiện nội bộ trong công ty; Sự kiện tri ân khách hàng, đối tác; Sự kiện phi lợi nhuận, từ thiện,… Với các hình thức Event Marketing này, chúng ta có thể xem xét các chỉ số để đo lường hiệu quả chiến dịch Event Marketing sau đây:

1. Số người đăng ký và tham dự sự kiện

Số người đăng ký và tham dự sự kiện là một trong những chỉ số quan trọng khi mục tiêu của chiến dịch Event Marketing là tăng nhận diện thương hiệu. Theo báo cáo của EMI & Mosaic đây cũng là một trong ba chỉ số chính được các nhà tiếp thị quan tâm nhiều nhất khi tổ chức Event Marketing.

Với mục đích giúp các doanh nghiệp tối ưu hiệu quả hoạt động sales & marketing, vào tháng 10/2021, MISA kết hợp cùng Vinalink Academy tổ chức thành công chương trình hội thảo trực tuyến “CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO SALE & MARKETING”.Nhờ nội dung hữu ích cùng cách tổ chức chuyên nghiệp, hội thảo thành công thu hút hơn 300 khách mời tham dự qua zoom và giúp MISA kết nối sâu sắc hơn tới khách hàng, lắng nghe những khó khăn, trăn trở trong bối cảnh sống chung cùng dịch bệnh từ đó đưa ra các giải pháp công nghệ giúp giải quyết bài toán cho doanh nghiệp.

Hội thảo trực tuyến về chuyển đổi số cho Sale & Marketing do Misa đồng tổ chứcHội thảo trực tuyến về chuyển đổi số cho Sale & Marketing do Misa đồng tổ chức
Hội thảo trực tuyến về chuyển đổi số cho Sale & Marketing do Misa đồng tổ chức

Bên cạnh chỉ số về số lượng người đăng ký và tham dự sự kiện, tỷ lệ người thực sự tham dự kiện kiện trên số người đăng ký cũng là một tiêu chí cần phải quan tâm. Theo một nghiên cứu năm 2021 của Bizzabo cho thấy tỷ lệ chuyển đổi trung bình từ người đăng ký tới người thực sự tham dự sự kiện là 50% trong khi đó 80% sự kiện là miễn phí. Tỷ lệ này sẽ cho chúng ta biết sức hút của sự kiện và hiệu quả truyền thông trước sự  kiện là như thế nào.

Ngoài ra, số lượng khách hàng tham dự lần đầu có thể là chỉ số giúp chỉ ra hiệu quả của việc truyền thông cho sự kiện. Nếu có một lượng lớn khách hàng mới tham dự sự kiện thì có thể nỗ lực truyền thông cho sự kiện đã thành công và thu hút thêm nhiều khách hàng mới quan tâm đến thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của công ty.aimarketing

2. Sự hài lòng của khách hàng tham dự sự kiện

Nếu khách hàng hài lòng, họ sẽ có ấn tượng tốt hơn về doanh nghiệp của bạn và có thể trở thành những khách hàng tiềm năng cũng như mang lại những lời giới thiệu tích cực về thương hiệu. Cách đơn giản nhất để xác định mực độ hài lòng của khách hàng là trực tiếp hỏi họ qua các  khảo sát trước,trong và sau sự kiện. 

Trước sự kiện bạn có thể hỏi khách hàng về những điều họ kỳ vọng sẽ có trong sự kiện. Trong và sau sự kiện bạn có thể hỏi khách hàng về những điều khiến họ hài lòng và chưa hài lòng để ngay lập tức khắc phục hoặc cải thiện cho các sự kiện lần tới. 

Một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất để đo lường sự hài lòng là  Net Promoter Score (NPS). NPS giúp đo lường sự sẵn sàng của một người để giới thiệu một sản phẩm hoặc dịch vụ cho mạng lưới quan hệ của họ.

Với một Event Marketing, chỉ số này sẽ giúp bạn nhận biết về khả năng những người tham gia sự kiện sẽ giới thiệu sự kiện cho những người khác.

Chỉ số NPS giúp đo lường mức độ hài lòng của khách hàng với sự kiện.
Chỉ số NPS giúp đo lường mức độ hài lòng của khách hàng với sự kiện.

Để đo lường chỉ số NPS, hãy hỏi người tham dự câu hỏi “Trên thang điểm từ 1 đến 10, bạn có khả năng giới thiệu sự kiện này cho bạn bè hoặc đồng nghiệp như thế nào?”

  • Những người đánh giá thang điểm 9 hoặc 10 sẽ là “người quảng bá” của bạn – Họ những khách hàng đang rất hài lòng và sẵn sàng giới thiệu sự kiện tới bạn bè và người thân , từ đó mang lại nguồn khách hàng mới.
  • Những người có điểm đánh giá là 7 hoặc 8 được coi là “người thụ động”- Họ khá thờ ơ và chưa thực sự hài lòng về sự kiện. Những khách hàng này có thể giới thiệu thêm khách hàng mới hoặc chuyển sang tham dự sự kiện của đối thủ cạnh tranh.
  • Những người có điểm đánh giá từ 6 trở xuống là “kẻ gièm pha” – Họ là những khách hàng không hài lòng. Công ty không chỉ có khả năng đánh mất nhóm khách hàng này mà họ có thể gây tổn hại cho thương hiệu khi họ chia sẻ những trải nghiệm không tích cực của mình

Cách tính chỉ số NPS là:  % người quảng bá – % những người gièm pha.

Nếu kết quả chỉ số NPS > 0 là khá tốt vì nhìn chung khách hàng không hài lòng về sự kiện ít hơn nhóm khách hàng hài lòng về sự kiện. Hãy sử dụng chỉ số này để so sánh giữa các phiên trong sự kiện hoặc để tự đánh mình so với công ty khác trong ngành.

Ngoài ra số lượng khách hàng rời bỏ trước khi sự kiện kết thúc cũng là một chỉ số để đanh giá mức độ hài lòng của khách hàng. Nếu tỷ lệ khách hàng rời bỏ trước khi sự kiện kết thúc cao thì có thể bạn nên xem lại về chất lượng của sự kiện, điều gì đã khiến khách hàng chưa hài lòng về sự kiện?

Tải bộ 12 mẫu tổ chức sự kiện (checklist công việc, kế hoạch truyền thông, kịch bản)

3. Sự quan tâm của khách hàng và truyền thông đến thương hiệu trước và sau sự kiện

Một sự kiện thành công có thể mang đến sự quan tâm nồng nhiệt của khách hàng tới thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn. Hãy để ý những bài báo, lượt nhắc, thảo luận về thương hiệu hay sự tăng trưởng về lượt theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội cũng như việc tăng traffic của website. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã có một sự kiện thành công và gây ấn tượng tốt đến khách hàng.

Một casestudy thành công trong việc thu hút sự quan tâm của khách hàng và truyền thông là các sự kiện ra mắt sản phẩm mới  của Apple. Các sự kiện ra mắt sản phẩm của Apple đã trở thành huyền thoại, thu hút sự chú ý của khán giả, giới truyền thông toàn cầu và xác định lại toàn bộ ngành công nghiệp.

Sự kiện ra mắt sản phẩm mới của Apple
Sự kiện ra mắt sản phẩm mới của Apple

Trước sự kiện, Apple thành công trong việc thu hút sự chú ý của giới truyền thông và khách hàng bằng cách luôn giữ kín thông tin về sản phẩm và chỉ chia sẽ những ý tưởng quan trọng nhất tới một nhóm nhỏ các nhà báo, người thực sự có sức ảnh hưởng trong ngành công nghệ. Những lời đồn và thông tin ít ỏi đã khiến công chúng thực sự tò mò về sự kiện, từ đó những thông tin về sự kiện luôn được xuất hiện trên báo, blog và mạng xã hội giúp thông tin về sự kiện ra mắt sản phẩm mới được lan truyền nhanh chóng.

Top 5 Kênh Truyền Thông Sự Kiện (Event Marketing) Chi Phí Thấp 

II. Nhóm chỉ số về Performance Marketing

Nhóm chỉ số về Performance Marketing sẽ phù hợp để đo lường hiệu quả của các hình thức sự kiện có mục đích chính là thúc đẩy doanh số:  Triển lãm thương mại, Hội nghị khách hàng, Sự kiện thu phí…Với các hình thức Event Marketing này chúng ta có thể xem xét các chỉ số để đo lường hiệu quả chiến dịch Event Marketing sau đây:

1. Số lượng khách hàng tiềm năng và đơn đặt hàng.

Nếu mục tiêu của sự kiện là để tạo ra các cơ hội bán hàng thì các chỉ số về số lượng khách hàng tiềm năng và số đơn đặt hàng là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của Event Marketing. Ngoài ra bạn cũng cần quan tâm đến chi phí để tạo ra mỗi khách hàng mới là bao nhiêu? Qua đó, bạn có thể đánh giá hiệu quả của Event Marketing so với các hình thức tiếp thị khác.

Như một ví dụ, các sự kiện ra mắt sản phẩm mới đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cơn sốt về các sản phẩm của Apple trên toàn cầu từ đó giúp Apple đạt được các mục tiêu về thúc đẩy doanh số:

  • Với màn ra mắt ấn tượng, chỉ trong một tuần đầu tiên iphone 3G đã có hơn 1 triệu người đăng ký mua hàng.
  • Trong 3 ngày đầu sau sự kiện ra mắt, đã có hơn 1,7 triệu chiếc IPhone 4 được bán ra thị trường.
  • Vào năm 2010 khi Ipad lần đầu tiên được giới thiệu, ngay trong sự kiện  đã có hơn 300,000 đơn đặt hàng chiếc IPad thế hệ đầu tiên.aimarketing

2. Chỉ số ROI (Return On Investment) – Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư.

Sau khi có đầy đủ dữ liệu về sự kiện, hãy bắt đầu tính chỉ số ROI. Chỉ số này sẽ giúp bạn đo lường được hiệu quả của chiến dịch Event Marketing trên mục tiêu về thúc đẩy doanh số.

Bạn có thể tính ROI sự kiện bằng cách so sánh chi phí của sự kiện với kết quả mang lại từ sự kiện như: số người tham dự, khách hàng tiềm năng và cơ hội hội bán hàng,…

Chỉ số ROI giúp bạn đo lường hiệu quả trên mục tiêu về thúc đẩy doanh số.
Chỉ số ROI giúp bạn đo lường hiệu quả trên mục tiêu về thúc đẩy doanh số.

Chỉ số ROI giúp bạn đo lường hiệu quả trên mục tiêu về thúc đẩy doanh số.

Cách tính chỉ số ROI là: ROI (%) = Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư X 100%

Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư

Theo báo cáo từ Statista, 44% nhà tiếp thị nhận thấy chỉ số ROI trung bình cho các sự kiện của họ là 300% trong khi đó một báo cáo khác của EMI & Mosaic cho biết 48% nhà tiếp thị có chỉ số ROI trung binh là từ 300% – 500%. Điều này cũng lý giải vì sao trong một báo cáo của BIZZABO năm 2020 có tới 95% các nhà tiếp thị tin rằng các chiến dịch Event Marketing có tác động lớn đến việc đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty.

III. Tải bộ mẫu 12 templates tổ chức sự kiện

Giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch mục tiêu, ngân sách và các công việc cụ thể để tổ chức thành công một sự kiện. Tuỳ thuộc vào loại hình sự kiện, mục đích tổ chức, quy mô và kinh phí, khâu chuẩn bị và triển khai tổ chức sự kiện sẽ có thể thay đổi để phù hợp với hoạt động thực tế.

Mẫu tổ chức sự kiện

Bộ checklist bao gồm: Mẫu checklist theo dõi tổ chức sự kiện, mẫu kịch bản chi tiết, mẫu kế hoạch truyền thông, sơ đồ chỗ ngồi….


IV. TỔNG KẾT

Event Marketing là một phần không thể thiếu trong kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp chính vì vậy qua bài viết này, MISA AMIS hi vọng đã cung cấp cho các bạn các chỉ số để đo lường hiệu quả của chiến dịch Event Marketing và từ đó đưa ra giải pháp để cải thiện hiệu quả của các chiến dịch Event Marketing trong tương lai.

Tác giả: Thùy Linh

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]