Chiến lược Marketing của IKEA – “Ông trùm” ngành nội thất

31/05/2022
2390

Trong những năm qua, IKEA đã trở thành thương hiệu đồ nội thất được ưa chuộng nhất trên toàn thế giới. Thương hiệu này sở hữu số lượng khách hàng “khủng” với sự đa dạng về tuổi tác và thu nhập. Vậy chiến lược Marketing của IKEA đã sử dụng những điểm gì độc đáo? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này cùng MISA AMIS nhé!

I. Giới thiệu tổng quan về IKEA

IKEA là công ty quốc tế chuyên thiết kế nội thất bán lắp ráp, thiết bị và phụ kiện nhà ở, được thành lập bởi Ingvar Kamprad vào năm 1943 tại Thuỵ Điển khi ông mới 17 tuổi. Từ một cửa hàng nhỏ, IKEA đã nhanh chóng thống trị toàn cầu với 392 cửa hàng tại 48 quốc gia trên khắp thế giới trở thành tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới.

Các thiết kế của IKEA hướng đến sự đơn giản, phù hợp với tinh thần của hãng nội thất số 1 thế giới. Các sản phẩm của thương hiệu này có đầy đủ các phân khúc từ cao cấp đến bình dân, nhưng họ vẫn tập trung vào các thiết kế có thể chạm đến tất cả người tiêu dùng. Khi bước vào các gian hàng của IKEA, dù là người có thu nhập trung bình hay giàu có cũng có thể chọn được cho mình món đồ ưng ý và phù hợp với kinh tế. IKEA có tới hơn 12.000 dòng sản phẩm cho khách hàng lựa chọn, thậm chí khách hàng có thể mua được cả căn nhà với IKEA.

chiến lược marketing của IKEA
Phân tích tổng quan và chiến lược Marketing của IKEA

Ngoài đặc điểm về kiểu dáng, các sản phẩm của IKEA cũng rất dễ dàng lắp đặt với hướng dẫn dễ hiểu. Hơn nữa, khách hàng có thể tìm thấy tất cả các món đồ mà họ cần để lắp ráp trong thùng đồ được IKEA vận chuyển đến tay mình. Các điểm khiến sản phẩm lắp ráp IKEA được khách hàng ưa chuộng như: gọn gàng, không chiếm nhiều diện tích để “chứa”, tháo dỡ và lắp ráp dễ dàng, vận chuyển và thiết kế phù hợp với từng khách hàng.

Có thể nói, với nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, IKEA đã thực sự làm chủ được thị trường nội thất trên toàn thế giới. IKEA luôn có tên trong top 50 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu do tạp chí Forbes bình chọn trong nhiều năm trở lại đây. Với chiến lược kinh doanh gần như không đổi: các sản phẩm đơn giản nhưng có phong cách tinh tế, trang nhã; chức năng luôn được cải tiến phù hợp với cuộc sống; giá thành rẻ và tiện lợi, IKEA đã thực sự khẳng định vị trí top đầu của mình trong “làng” nội thất thế giới.

II. Phân tích mô hình SWOT của IKEA

1. Điểm mạnh (Strengths)

  • Kiến thức khách hàng

Một trong những lợi thế cạnh tranh chính mà IKEA có là kiến ​​thức sâu rộng về khách hàng. Công ty hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng và thực hiện các điều chỉnh hợp lý nhất để khách hàng ra quyết định mua hàng.

IKEA cung cấp đa dạng sản phẩm với giá thành thấp. Các nhà thiết kế liên tục giới thiệu các sản phẩm mới thật độc đáo trong mắt khách hàng. Tất cả các sản phẩm được thiết kế để dễ dàng vận chuyển và lắp ráp. Tất cả những yếu tố này đều phù hợp với những gì khách hàng muốn và cần và dẫn đến doanh số bán hàng cao hơn.

  • Không ngừng cải tiến để tối ưu chi phí

Giá thành thấp là nền tảng của ý tưởng kinh doanh tại IKEA và công ty luôn cố gắng làm mọi thứ để tiết kiệm chi phí nhất có thể. Để tối ưu chi phí mọi lúc, IKEA đã tìm ra những cách thức mới và sáng tạo để thực hiện điều đó và kết hợp chúng vào mô hình kinh doanh của mình. Những đổi mới của doanh nghiệp này bao gồm các vật liệu mới đóng góp nhiều hơn cho môi trường bền vững và ít tốn kém hơn hoặc sử dụng cách đóng gói, xử lý và vận chuyển vật liệu mới nhất.

  • Tích hợp chuỗi cung ứng

IKEA cam kết có mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp của mình. Bằng cách này, công ty có thể đặt hàng với khối lượng lớn và được hưởng lợi từ giá thấp hơn và chất lượng tốt hơn trong khi các nhà cung cấp được đảm bảo về các đơn hàng. IKEA tìm nguồn nguyên liệu gần các nhà cung cấp để giảm chi phí vận chuyển. Công ty cũng sử dụng phương pháp tiếp cận IWAY để tích hợp chặt chẽ các nhà cung cấp với chuỗi cung ứng của mình. Tất cả những nỗ lực tích hợp các chuỗi cung ứng dẫn đến chi phí thấp hơn và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

  • Uy tín thương hiệu

Theo Interbrand, IKEA là thương hiệu bán lẻ đồ nội thất giá trị nhất thế giới. Doanh nghiệp này vận hành 392 cửa hàng tại 48 quốc gia và có mặt tại các thị trường lớn trên thế giới. Hơn 600 triệu khách hàng ghé thăm các cửa hàng IKEA mỗi năm. Sự hiện diện trên thị trường toàn cầu và uy tín thương hiệu mạnh đảm bảo rằng khách hàng sẽ thường chọn IKEA hơn các đối thủ cạnh tranh của nó.

  • Danh mục sản phẩm đa dạng

IKEA có các lĩnh vực kinh doanh khá đa dạng. Ngoài các sản phẩm nội thất, công ty còn kinh doanh nhà hàng, nhà ở và căn hộ. Mặc dù, hoạt động kinh doanh chính của công ty là thiết kế, sản xuất và bán đồ nội thất nhưng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự thay đổi của thị trường này như các nhà bán lẻ đồ nội thất khác.

điểm mạnh chiến lược marketing của ikea
Điểm mạnh chiến lược marketing của IKEA

2. Điểm yếu (Weaknesses)

  • Các vấn đề tiêu cực

IKEA đã nhiều lần bị chỉ trích vì các vấn đề như đối xử tệ với nhân viên, các hoạt động quảng cáo có vấn đề hoặc các vấn đề liên quan đến chính quyền. Các vấn đề tiêu cực làm giảm uy tín thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng.

  • Vấn đề về chất lượng sản phẩm/ dịch vụ

IKEA không thể tìm ra sự thỏa hiệp giữa việc giảm chi phí liên tục trong khi vẫn giữ nguyên chất lượng sản phẩm. Theo báo cáo Insights khách hàng của Vương quốc Anh trên IKEA by Verdict, khách hàng của IKEA ít hài lòng với chất lượng sản phẩm và dịch vụ hơn so với mua hàng tại các cửa hàng khác. Việc cắt giảm chi phí của doanh nghiệp dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm, kéo theo đó là số lượng sản phẩm bị trả lại và thương hiệu bị tổn thất nhiều hơn.

điếm yếu chiến lược marketing của ikea
Điếm yếu chiến lược marketing của IKEA
  • Sản phẩm tiêu chuẩn

Lợi thế cạnh tranh chính của IKEA đến từ chi phí thấp, một phần là do các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa. Các sản phẩm tiêu chuẩn hóa thu hút ít phân khúc khách hàng hơn. Do đó, việc doanh nghiệp không có khả năng cung cấp các sản phẩm tùy chỉnh chất lượng tốt hơn sẽ cho phép các đối thủ cạnh tranh lấp đầy thị trường ngách đó và củng cố vị trí của họ trong đó.

3. Cơ hội của IKEA (Opportunities)

  • Mở rộng kinh doanh sang các nền kinh tế đang phát triển

Trong năm ngoái, tại các thị trường đang phát triển ghi nhận mức tăng trưởng của thị trường bán lẻ ít nhất là 5%, mở ra cơ hội lớn cho IKEA. Công ty hiện đang hoạt động ở hầu hết các nền kinh tế phát triển nhưng chưa lấn sân sang các nền kinh tế đang phát triển. Khi IKEA mở rộng sang Brazil, Mexico, Indonesia và Malaysia sẽ tăng cường sự hiện diện của mình tại các thị trường này nhằm duy trì tăng trưởng trong tương lai.

  • Doanh số bán hàng trực tuyến ngày càng tăng

Tại thị trường Anh và Mỹ, doanh thu bán lẻ trực tuyến được ghi nhận lần lượt chiếm 17% và 4% tổng doanh thu. Doanh số bán hàng trực tuyến tăng trưởng không ngừng và với 870 triệu khách truy cập vào trang Web của họ, IKEA có thể khai thác cơ hội này và hưởng lợi từ việc tăng doanh số bán hàng và chi phí thấp hơn.

  • Mở rộng thị trường tạp hoá

Xu hướng thực phẩm lành mạnh đã dẫn đến nhu cầu cao hơn của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thực phẩm ở nhiều nền kinh tế phát triển. IKEA có cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh tạp hóa bằng cách giới thiệu thêm các cửa hàng tạp hóa tại các địa điểm bán lẻ hiện tại của mình. Công ty đã quản lý thành công các cửa hàng thực phẩm, vì vậy cơ hội mở rộng này sẽ phù hợp tốt với các hoạt động hiện tại.

cơ hội phát triển chiến lược marketing của ikea
Cơ hội phát triển chiến lược marketing của IKEA

4. Thách thức của IKEA (Threats)

  • Tăng cường cạnh tranh từ các thương hiệu khác

Nhiều nhà bán lẻ chi phí thấp như Walmart, ASDA hoặc Tesco đã và đang tham gia thị trường chuyên về đồ gia dụng. Các nhà bán lẻ lớn này có các đặc điểm cụ thể tương tự như IKEA, bao gồm chi phí thấp, chuỗi cung ứng được quản lý tốt và sự hiện diện trên thị trường rộng lớn và có thể dễ dàng giành được một số thị phần từ IKEA.

  • Sự tăng trưởng thu nhập bình quân của người tiêu

Thu nhập trung bình của người tiêu dùng tăng lên đồng nghĩa với việc mọi người ít mua các sản phẩm giá rẻ và chất lượng thấp, đây chính là điều mà IKEA cung cấp tại các cửa hàng của mình. Với thu nhập tăng, mọi người sẽ ít bị thu hút bởi IKEA hơn và sẽ chuyển sang các nhà bán lẻ cung cấp các sản phẩm đồ gia dụng chất lượng cao hơn.

Bộ công cụ tối ưu hoạt động Marketing doanh nghiệp – MISA AMIS aiMarketing 

MISA AMIS aiMarketing cung cấp tất cả các modules cần thiết trên một nền tảng giúp các Marketers triển khai các chiến dịch Marketing hiện đại thành công theo các tệp khách hàng riêng biệt, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, gia tăng chuyển đổi, bứt phá doanh thu.

  • Customer Profile – Thấu hiểu hành vi, nhu cầu khách hàng nhờ sự lưu trữ tập trung toàn bộ data khách hàng ở từng điểm chạm.
  • Email Marketing – Thiết kế & gửi email số lượng lớn chuyên nghiệp, dễ dàng, nhanh chóng để tiếp cận nhiều tệp khách hàng tiềm năng.
  • Landing page – Tạo trang đích chuyên nghiệp, đẹp mắt, thao tác dễ dàng dù không có kiến thức về lập trình chỉ với vài phút.
  • Workflow – Tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng theo luồng thiết lập sẵn để không bỏ lỡ bất kỳ khách hàng tiềm năng nào.
  • Liên thông dữ liệu giữa Sales & Marketing giúp doanh nghiệp hạn chế sai sót nhập liệu thủ công, chăm sóc tốt khách hàng tiềm năng, tối ưu chất lượng cơ hội.
  • Tổng hợp 30+ loại báo cáo đa chiều về hiệu quả Marketing đầy đủ, tự động và chính xác giúp theo dõi hiệu quả và tối ưu các chiến dịch tiếp thị kịp thời.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 1-1 & DÙNG THỬ MIỄN PHÍ MISA AMIS AIMARKETING:

 

III. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của IKEA

1. Triết lý kinh doanh của IKEA

Triết lý kinh doanh từ những ngày đầu thành lập IKEA của Ingvar Kamprad là “Tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người và cung cấp các loại sản phẩm trang trí nội thất chất lượng với mức giá hợp lý nhất để càng nhiều người có khả năng mua được càng tốt“.

Bằng những cải thiện về thiết kế, tối ưu chi phí sản xuất và phân phối đồ nội thất và phụ kiện nhà ở, IKEA đã giúp hàng triệu gia đình được sống trong những căn nhà tiện lợi được trang bị thông minh, đơn giản nhưng cũng không kém phần thẩm mỹ.

2. Mục tiêu chiến lược Marketing của IKEA

The leader of life at home” là mục tiêu trong các chiến lược Marketing của IKEA, chính vì vậy mọi nhân tố trong IKEA cần hiểu rõ và vận dụng được khái niệm “life at home”.

Đội ngũ của IKEA thường có những chuyến thăm các gia đình, quan sát, chụp ảnh và lập báo cáo hàng quý từ những thông tin thu thập được về cuộc sống hàng ngày của các gia đình. Nhờ cách tiếp cận lạ mà quen này đã cho phép IKEA hiểu được những hoạt động nhỏ nhất, thói quen sinh hoạt và những mong muốn của người tiêu dùng. Từ đó Customer Insight được xác định một cách có cơ sở và đáng tin cậy.

Khi kết hợp điều này với những kết quả thu được từ điều tra trực tuyến và các nghiên cứu khác, IKEA có thể đưa ra những chính sách và chiến lược Marketing phù hợp trong hoạt động quảng bá thương hiệu của mình.

chiến lược marketing của IKEA
Chiến lược marketing của IKEA

3. Lợi thế cạnh tranh của IKEA

  • Hoạt động cung ứng

IKEA thu mua nguyên vật liệu thô từ hơn 1.800 nhà cung cấp ở 55 quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó, công ty có 42 văn phòng thương mại được đặt gần với nhà cung cấp nhằm quản lý chặt chẽ việc thu mua từ chất lượng đến giá cả. Bằng cách ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp đáng tin cậy, IKEA có thể thu mua nguyên vật liệu thô ở mức giá phải chăng nhất để phục vụ sản xuất.

  • Hệ thống vận hành

Hệ thống vận hành IKEA được kiểm soát bởi INGKA Holding B.V, là một cơ cấu tổ chức theo cấp bậc, hoạt động thông qua các cửa hàng có quy mô lớn, gồm các bộ phận chính:
– Public Affairs – Bộ phận thông cáo báo chí
– Hệ thống các Nhà cung cấp
– Các phòng thí nghiệm
– Quy trình thử nghiệm sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng
– Bộ phận Tài chính

  • Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn được IKEA quan tâm và đầu tư khi công ty này đã chi ra các khoản đầu tư phù hợp trong việc đào tạo và phát triển nhân viên. Các chính sách nhân sự từ IKEA luôn được đảm bảo cũng như minh bạch khen thưởng cho người lao động đạt mục tiêu, đồng thời tại đây vấn đề về cân bằng giới tính ở các vị trí lãnh đạo cũng được quan tâm.

Các chương trình đào tạo và phát triển nhân sự hiệu quả luôn được đề xuất và thực hiện. Chính vì vậy, số lượng nhân viên được đào tạo và gắn bó lâu dài với công ty ngày càng nhiều. Họ là những người hiểu rõ văn hoá công ty nhất và biết cách làm thế nào để thúc đẩy doanh thu cho công ty.

mục tiêu chiến lược marketing của ikea
Nguồn nhân lực luôn được IKEA quan tâm và đầu tư

4. Phạm vi chiến lược Marketing của IKEA

Toàn cầu hoá là mục tiêu hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp lớn nào, IKEA cũng không nằm ngoài “cuộc chơi” ấy. Những chiến lược Marketing của IKEA nhắm tới các quốc gia mới, đặc biệt là các nước châu Á ngay từ đầu đã xác định được lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác trong tương lai.

Các chương trình quảng bá được triển khai với tần suất liên tục nhằm nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu trong tâm trí khách hàng tại các quốc gia này.

Bản địa hoá cũng cho phép các sản phẩm và các hoạt động Marketing của IKEA phù hợp hơn với văn hoá địa phương của từng vùng miền, từng quốc gia mà họ đặt chân tới.

Cuối cùng, chiến lược định giá cho phép IKEA cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường trong khi chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo. Hoạt động kinh doanh đặc biệt cùng với chiến lược kinh doanh cấp độ công ty của IKEA đã cho phép công ty đạt được mức tăng trưởng ấn tượng suốt quãng thời gian vừa qua.

5. Hoạt động chiến lược Marketing

  • Tạo trải nghiệm, không chỉ với sản phẩm

Khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ hoàn toàn khác với các cửa hàng nội thất khác khi dạo quanh kho nội thất của IKEA. Điều này làm mô hình kinh doanh của IKEA trở thành điểm ấn tượng và ghi điểm trong lòng khách hàng.

Khách hàng của IKEA đến từ nhiều nơi khác nhau và có xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội, nên việc tạo ra một không gian chung phù hợp với đa dạng đối tượng khách hàng giúp thương hiệu này “gần gũi” hơn với khách hàng.

  • Có bản sắc thương hiệu riêng và rõ ràng

Lối quảng bá của IKEA rất “sạch sẽ” với sự nổi bật đến từ màu sắc thương hiệu của họ (xanh, cam, vàng). Những hình ảnh của IKEA cho thấy những không gian gọn gàng, sạch sẽ cùng phong cách trang trí hiện đại.

  • Đầu tư vào nội dung tiếp thị

Các nội dung được IKEA đăng tải từ các video trong series Home Tour cho đến các bảng cảm hứng trên Pinterest cho thấy IKEA đã làm chủ nghệ thuật chế tạo nội dung trực tuyến khiến khách hàng vô cùng thích thú với những ấn phẩm này của họ.

  • Chọn kênh truyền thông hợp lý

Một doanh nghiệp mới thành lập thường bỏ qua khá nhiều kênh phương tiện truyền thông hiệu quả. Nhưng một khi doanh nghiệp đã phát triển hơn, thì đây là phương tiện vô cùngquan trọng để tiếp cận tới khách hàng.

IKEA đã xác định được khách hàng của họ thường truy cập vào các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram và Pinterest. Họ thường xuyên đăng tải các chương trình khuyến mãi, giảm giá, quà tặng độc đáo, sự kiện và tin tức trên các kênh chính thức của mình trên các nền tảng này. IKEA cũng sử dụng nó như một phương tiện để chia sẻ nội dung của họ. Tốc độ phản hồi của IKEA giúp việc giải quyết các vấn đề của người theo dõi được xử lý một cách dễ dàng và nhanh chóng.

  • Giữ cho sản phẩm luôn mới mẻ, bắt mắt

IKEA liên tục giới thiệu tới người tiêu dùng những sản phẩm mới và nó thường sẽ trở thành mặt hàng trong bộ sưu tập “vĩnh cửu” của họ. Mỗi khi sản phẩm mới được ra mắt hay thay đổi đều tạo ra sự hứng thú cho khách hàng, kích thích sự tò mò và khiến khách hàng tới khám phá.

Trên hết, họ điều hành các chương trình khuyến mãi, sự kiện và các chiến dịch tiếp cận cộng đồng để thu hút sự chú ý của mọi người.

các sản phẩm của ikea luôn có sự độc đáo
Các sản phẩm của IKEA luôn có sự độc đáo

IV. Tối ưu hiệu quả các chiến dịch Marketing với bộ công cụ MISA AMIS AIMARKETING

Làm Marketing mà không có công cụ, muôn vàn vấn đề khó khăn:
  • Nhà quản lý khó theo dõi hiệu quả các hoạt động Marketing, khó đo đếm kết quả của từng kênh, hiệu suất nhân viên
  • Nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ triển khai các chiến dịch: vật lộn dựng Landing page, không thể bắn chiến dịch Email Marketing với data lớn, ngày ngày làm báo cáo thủ công…

Bộ giải pháp MISA AMIS aiMarketing được phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp có đầy đủ bộ công cụ để làm Marketing hiệu quả. Các tính năng của MISA AMIS aiMarketing được phát triển theo đúng nhu cầu của các Marketers giúp nhân viên có công cụ triển khai các chiến dịch Marketing, nhà quản lý có công cụ theo dõi & đánh giá hiệu quả các hoạt động Marketing dễ dàng & chính xác.

  • Nhà quản lý dễ dàng theo dõi hiệu quả hoạt động của Marketing, thể hiện qua hệ thống báo cáo đa chiều như tình hình doanh số, doanh số đem về theo sản phẩm, kênh nguồn, số lương & chất lượng các cơ hội kinh doanh/ khách hàng tiềm năng…
báo cáo kết quả marketing từ aiMKT
Báo cáo hiệu quả hoạt động Marketing từ MISA AMIS aiMarketing

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ của MISA AMIS aiMarketing TẠI ĐÂY:

  • Cung cấp công cụ giúp Nhân viên Marketing thực hiện các nghiệp vụ Marketing như: thu thập quản lý & lưu trữ thông tin khách hàng, xây dựng Landing page, bắn Email Marketing hàng loạt bằng phần mềm Email Marketing, nuôi dưỡng khách hàng bằng Workflow, làm báo cáo tự động, Tự động chuyển khách hàng tiềm năng và Đồng bộ dữ liệu về khách hàng tiềm năng với bộ phận Sales.
giao diện phần mềm email marketing gửi mail hàng loạt
Giao diện phần mềm Email Marketing gửi email hàng loạt
>> Có MISA AMIS aiMarketing, triển khai chiến dịch Marketing hiệu quả, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng & gia tăng chuyển đổi.

V. Tổng kết 

Trên đây là những chiến lược giúp IKEA trở thành “đế chế” trong thị trường bán lẻ đồ nội thất. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, có thể rút ra những bài học từ chiến lược Marketing của IKEA và áp dụng thành công cho doanh nghiệp của mình.

Tin bài liên quan:

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả