10 chiến lược giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp

31/08/2022
4390

Giữ chân nhân tài là chiến lược và nỗ lực của doanh nghiệp nhằm tạo môi trường làm việc hấp dẫn để nhân viên phát triển và gắn bó lâu dài. Chiến lược giữ chân nhân tài đòi hỏi lãnh đạo cấp cao cần có tầm nhìn xa và những quyết định sáng suốt giúp người lao động thực sự cảm thấy muốn gắn kết với tổ chức.

mindmap

TẢI NGAY MIỄN PHÍ – MINDMAP BIỂU MẪU CHO NHÂN SỰ TỪ A-Z

1. Vì sao doanh nghiệp cần giữ chân nhân tài?

Rất nhiều lãnh đạo công ty đau đầu tìm cách giữ chân nhân tài cho công ty. Bởi lẽ, nhân viên nghỉ việc ít nhiều đều gây xáo trộn trong nội bộ. Khi những người nắm giữ vị trí càng quan trọng rời đi thì tác động đến doanh nghiệp càng lớn và chắc chắn không nhà quản trị nào muốn doanh thu, công việc bị ảnh hưởng bởi vấn đề này.

Vì sao cần giữ chân nhân tài
Giữ chân nhân tài là rất quan trọng để tổ chức có thể đạt được mục tiêu kinh doanh

Phát triển công ty

Chúng ta từng nghe nhiều đến câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, điều này cũng rất đúng trong việc xây dựng và phát triển một doanh nghiệp. Có thể nói, khi công ty có nhiều nhân tài thì sẽ duy trì được năng suất, hiệu quả công việc ở mức tốt, có những lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược hiệu quả hơn.

Giảm chi phí tuyển dụng

Chi phí tuyển dụng, đào tạo một nhân viên mới không hề nhỏ mà chưa chắc doanh nghiệp tìm được người thực sự phù hợp với văn hóa cũng như công việc. Bên cạnh đó, có những vị trí cần đến 1 tháng – 2 tháng, thậm chí nửa năm để tuyển được người. Do đó giữ chân nhân tài sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí tuyển dụng và đào tạo.

Gắn kết nhân viên trong tổ chức

Khi nhân viên tài năng và cống hiến ở lại với công ty thì sẽ gắn kết những người có cùng mục tiêu, chí hướng ở lại. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp ngày một phát triển hơn, tránh tình trạng “chảy máu chất xám“.

Cơ hội để thu hút nhân tài

Một nhân viên tài năng làm việc ở một tổ chức trong thời gian dài đôi khi chính là lý do để ứng viên ứng tuyển vào doanh nghiệp đó. Hay nói cách khác, giữ chân nhân tài cũng chính là cơ hội để doanh nghiệp thu hút thêm nhiều nhân tài mới.

Giữ chân nhân tài có thể giúp lôi kéo nhân tài
Giữ chân nhân tài có thể giúp lôi kéo nhân tài, giảm chi phí tuyển dụng

2. 10 bí quyết giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp

Nhận định nhân tài, tuyển dụng hiệu quả

Việc nhận định nhân tài được bắt đầu ngay ở khâu tuyển dụng nhân sự. Trong quá trình này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được tính cách, năng lực ứng viên cũng như mức độ phù hợp với tổ chức để ra quyết định hợp lý. Những người thực sự xuất sắc nên được đưa vào Talent Pool để quản lý ứng viên hiệu quả hơn.

Ngoài ra, trong quá trình làm việc, lãnh đạo có thể quan sát nhân tài qua kỹ năng thực tế, kết quả làm việc, thái độ trong công việc… Từ đó có thể xác định ai là thành viên chủ chốt công ty nên được trọng dụng và được hưởng chế độ bồi dưỡng, tăng lương, thăng chức phù hợp.

Tối ưu quy trình Onboarding

Trong quá trình thu hút, tuyển chọn và giữ chân nhân tài, onboarding là rất cần thiết. Đào tạo nhân viên mới chính là ấn tượng ban đầu của nhân viên với công ty ngược lại. Nếu onboarding tốt thì doanh nghiệp đã thành công bước đầu trong việc giữ chân nhân tài. Nếu onboarding không tốt thì nhân viên sẽ chán nản, không muốn gắn bó và có thể doanh nghiệp để để mất một nhân tố quan trọng.

Onbroading tốt giúp giữ chân nhân tài
Onbroading tốt giúp gây ấn tượng với nhân viên, giúp họ gắn bó với công ty

Trong thời gian onboarding, hãy hạn chế các thủ tục phức tạp, để nhân viên cảm thấy thoải mái, hòa đồng với mọi người. Bên cạnh đó, nhà quản lý và HR cũng nên hỗ trợ nhân viên hiểu về cách thức, quy trình làm việc của công ty một cách cụ thể nhất. Khi làm tốt onboarding nhân sự thì doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian đào tạo sau này.

Xây dựng hệ thống đánh giá phù hợp

Có hệ thống đánh giá hiệu quả công việc thì doanh nghiệp sẽ biết đội ngũ lao động đang làm việc ở mức độ nào, kết quả làm việc ra sao. Từ đây, nhà quản lý cũng sẽ biết được ai đang làm tốt, ai là nhân tài cần được bồi dưỡng và giữ chân.

Thông qua đánh giá, doanh nghiệp có thể xây dựng được chương trình đào tạo phù hợp với từng vị trí. Đây cũng là cơ hội để nhân viên học tập, trao đổi, nâng cao kỹ năng và trau dồi bản thân. Giờ đây, việc xây dựng hệ thống đánh giá đã đơn giản hơn rất nhiều. Nhờ có phần mềm hiện đại hỗ trợ, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi được năng suất, kết quả làm việc của nhân viên để đưa ra đánh giá chính xác.

Nâng cao hiệu quả giao tiếp với nhân viên

Giao tiếp kém có thể làm phát sinh thêm nhiều vấn đề khác. Là một nhà quản lý, bạn cần hiểu nhân viên của mình muốn gì, cần gì và sử dụng cách thức giao tiếp phù hợp nhất. Khi đã thấu hiểu nhân viên, biết được những khó khăn mà họ đang gặp phải, hãy định hướng cho họ hoặc hỗ trợ họ giải quyết vấn đề. Giao tiếp hiệu quả giúp tăng cường sự thấu hiểu trong nội bộ và cũng tăng sự gắn kết của nhân viên với tổ chức.

Giao tiếp tốt với nhân viên
Giao tiếp tốt với nhân viên cũng là cách để giữ chân nhân tài trong tổ chức

Cải thiện sự hài lòng của nhân viên

Sự hài lòng của nhân viên ảnh hưởng nhiều đến khả năng giữ chân nhân tài cũng như tỷ lệ lao động nghỉ việc. Khi theo dõi mức độ hài lòng, nhà quản trị biết được những vấn đề còn tồn đọng và cách xử lý chúng. Qua đây nhà lãnh đạo cũng sẽ đưa ra biện pháp để nâng cao sự hài lòng bằng các chính sách phúc lợi, đãi ngộ tốt hơn và các hoạt động gia tăng trải nghiệm nhân viên.

Một số câu hỏi khảo sát sự hài lòng của nhân viên mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

  • Nhân viên hài lòng với mức độ quản lý nào và mức độ hài lòng là bao nhiêu?
  • Các thử thách trong công việc thế nào, bạn có thấy khó khăn không?
  • Khi tham gia những hoạt động đào tạo, huấn luyện, bạn cảm thấy thế nào?
  • Bạn có hài lòng với mức lương cũng như chế độ đãi ngộ, phúc lợi của công ty không?

Cung cấp chế độ phúc lợi, môi trường làm việc tốt

Chế độ phúc lợi và môi trường làm việc là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp giữ chân nhân tài. Với những tổ chức có phúc lợi không rõ ràng, không tương xứng với năng lực của nhân viên thì tỷ lệ nghỉ việc cao là điều tất yếu.

Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhân viên cũng mong muốn được làm việc trong môi trường hiện đại, tự động. Chính vì vậy, thay vì giữ nguyên cách thức làm việc thủ công và các thủ tục phức tạp, doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm quản trị nhân sự, quản lý công việc.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững chắc

Công ty có văn hóa riêng biệt cũng là yếu tố để giữ chân nhân viên. Nếu nền tảng văn hóa không vững chắc, hình ảnh công ty không uy tín thì ngay từ khâu tuyển dụng đã rất khó khăn và không thể giữ được người tài.

Nhiều thống kê đã chỉ ra rằng ứng viên, nhân viên mong muốn làm việc trong những doanh nghiệp có văn hóa phù hợp với giá trị cá nhân của họ. Những nhân viên không hợp văn hóa công ty sẽ dễ bị lạc lõng, làm việc không hiệu quả và có xu hướng nghỉ việc sớm. Vì vậy doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng văn hóa riêng cho tổ chức mình và thể hiện rõ các giá trị đó để các ứng viên trên thị trường lao động hay các nhân viên chính thức đều hiểu rõ.

Trao cơ hội đào tạo và phát triển

Được đào tạo và phát triển thêm nhiều kỹ năng là mong muốn chính đáng của người lao động. Chính vì thế nếu doanh nghiệp không có kế hoạch đào tạo, nhân viên không nhìn thấy cơ hội phát triển bản thân thì họ có xu hướng rời đi nhiều hơn.

Có thể thấy, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã chú trọng vào công tác nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn cho nhân viên. Tuy nhiên để thực sự mang đến hiệu quả thì cần một thời gian dài, đôi khi còn cần sự tham gia của những cố vấn chuyên ngành, các chuyên gia giàu kinh nghiệm để việc đào tạo đạt kết quả tốt nhất.

Chế độ khen thưởng rõ ràng

Để giữ chân nhân tài, lãnh đạo cần ghi nhận kịp thời đóng góp của cá nhân xuất sắc và tiến hành khen thưởng. Thực tế, nhân viên nào cũng muốn được khen khi làm tốt bởi chính cấp trên của mình, và cũng sẽ có những nhân tài rời đi vì cảm thấy không được công nhận xứng đáng.

Doanh nghiệp nên xây dựng một chính sách khen thưởng mang tính khích lệ và thực hiện công tác khen thưởng thường xuyên, định kỳ. Bên cạnh việc làm nhân viên cảm thấy hài lòng thì điều này cũng là cách để doanh nghiệp trở nên minh bạch, công bằng, tiến bộ hơn.

Lãnh đạo cần ghi nhận kịp thời đóng góp của cá nhân xuất sắc và tiến hành khen thưởng
Để giữ chân nhân tài, lãnh đạo cần ghi nhận kịp thời đóng góp của cá nhân xuất sắc và tiến hành khen thưởng

Lộ trình thăng tiến rõ ràng

Nhiều người cho biết họ cảm thấy không có tâm trạng làm việc, không muốn cống hiến nếu cứ làm mãi một công việc mà không thấy hướng phát triển.

Một công việc với lộ trình thăng tiến hợp lý sẽ là động lực để nhân viên chuyên tâm cống hiến hết mình. Công khai lộ trình, trao đổi với nhân viên về nguyện vọng của họ và chỉ rõ họ có thể phát triển sự nghiệp như thế nào trong 1 năm, 5 năm tới – đây là cách để tổ chức có thể giữ chân nhân tài và thúc đẩy nhân viên làm việc hết công suất.

MISA AMIS HRM – Hệ thống quản trị nguồn nhân lực toàn diện giúp giữ chân nhân tài

Nhìn chung việc quản lý và giữ chân nhân tài không phải chuyện một sớm một chiều, mà đòi hỏi cả một chiến lược toàn diện, từ lúc bắt đầu tuyển dụng cho tới cả quá trình công tác của nhân viên.

Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải có một công cụ đủ mạnh, để quản lý suốt “vòng đời” của các nhân viên. Để hỗ trợ cho công tác quản lý nhân sự toàn diện, giữ chân nhân tài, phần mềm AMIS HRM đã được phát triển với nhiều tính năng thông minh.

tối ưu vòng đời nhân viên - phần mềm nhân sự misa amis hrm

Dùng thử miễn phí ngay

4. Kết luận

Có thể nói, con người chính là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành bại của một tổ chức. Vậy nên doanh nghiệp cần chú trọng, có những chính sách phù hợp để giúp nhân viên gắn bó lâu hơn. Hy vọng 10 chiến lược giữ chân nhân tài trên có thể giúp nhà quản trị áp dụng ngay cho tổ chức của mình.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả