Sau khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ theo nội dung đã thỏa thuận. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên liên quan dẫn đến tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa.
Vậy tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Khi phát sinh tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên thì giải quyết như thế nào? MISA mời doanh nghiệp tham khảo các thông tin liên quan trong bài viết sau đây.
I. Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Dựa trên quy định về mua bán hàng hóa của Luật thương mại 2005, có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Để đảm bảo an toàn về kinh tế mỗi giao dịch thường được các bên soạn thảo và ký kết các điều khoản hợp đồng mua bán, các bên quy định cụ thể nội dung cũng như dự trù được những rủi ro có thể xảy ra.
>>> Xem thêm: Hợp đồng mua bán hàng hóa được pháp luật quy định như thế nào?
II. Thế nào là tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa?
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia hợp đồng mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.
Tranh chấp có thể phát sinh từ nội dung của hợp đồng, giải thích hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng,…
III. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Để có cái nhìn tổng quát về nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, chúng ta cần xét để cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Cụ thể như sau:
Các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa | |
Nguyên nhân chủ quan |
|
Nguyên nhân khách quan |
|
IV. Các trường hợp tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thường gặp
1. Tranh chấp do chủ thể ký kết hợp đồng
Nguyên nhân xảy ra tranh chấp liên quan đến người ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa của các bên không có thẩm quyền ký: Không phải là người đại diện theo pháp luật, không được ủy quyền hoặc là người đại diện theo pháp luật nhưng không có thẩm quyền ký kết.
Khi đó, hợp đồng được ký bởi người không có thẩm quyền của doanh nghiệp về nguyên tắc sẽ vô hiệu. Tùy từng trường hợp cụ thể mà hợp đồng có thể vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.
Để phòng ngừa tranh chấp hợp đồng phát sinh do chủ thể hợp đồng, doanh nghiệp cần kiểm tra các thông tin sau:
– Kiểm tra trong Giấy đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương trước khi giao kết hợp đồng cần phải để xem ai là người đại diện theo pháp luật, có thẩm quyền ký kết hợp đồng hay không?
– Yêu cầu cung cấp văn bản ủy quyền cho nhân viên khi giao dịch hoặc người ký không phải người đại diện theo pháp luật và kiểm tra trong giấy ủy quyền xem người ký có thuộc phạm vi được ủy quyền không (điều kiện ủy quyền, quyền của người được ủy quyền).
2. Tranh chấp liên quan đến hàng hóa (giao không đúng hàng, sai số lượng, chất lượng không như thỏa thuận)
Một trong những tranh chấp các bên thường gặp nhất trong hợp đồng mua bán chính là tranh chấp liên quan đến đối tượng của hợp đồng – hàng hóa.
Cụ thể, các bên tham gia tranh chấp về hàng hóa không đúng đối tượng, số lượng, chất lượng đã thỏa thuận, không đáp ứng được theo tiêu chuẩn, tranh chấp đơn vị tính. Điều này có thể do nội dung các điều khoản trong hợp đồng không rõ ràng và chi tiết dẫn đến hiểu lầm hoặc do một bên lợi dụng sơ hở để không thực hiện nghĩa vụ.
Để hạn chế tình trạng, ngay từ khi tham gia ký kết hợp đồng, các bên cần phải đọc kỹ từng điều khoản quy định của hợp đồng về: đối tượng của hợp đồng; chất lượng; số lượng; trọng lượng; đơn vị tính (m, kg);… của hàng hóa và thống nhất về cách hiểu các điều khoản của hợp đồng để tránh trường hợp mỗi bên hiểu một ý khác nhau.
Đồng thời phải quy định rõ mức phạt hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên bán khi vi phạm quy định về đối tượng hợp đồng.
3. Tranh chấp liên quan đến giá cả, phương thức thanh toán
Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng, đồng thời tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Tuy nhiên, tranh chấp vẫn có thể xảy ra nếu bên mua chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán do ý chí chủ quan của mình. Hậu quả của vi phạm này có thể dẫn đến việc bên bán đơn phương chấm dứt hợp đồng, thu hồi hàng hóa đã giao hoặc phạt bên mua chịu lãi do chậm thanh toán,…
Ngoài ra, thực tế vẫn xảy ra một số rủi ro khác như giá khi thị trường biến động, đồng tiền làm phương thức thanh toán, tranh chấp về chi phí bốc dỡ, vận chuyển lưu kho bãi, cách thức giao nhận tiền, phương thức bảo đảm hợp đồng bằng phương thức bảo lãnh.
Theo quy định của Luật Thương mại, bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra. Dù vậy, cũng có không ít mâu thuẫn xảy ra do trường hợp này.
4. Tranh chấp do bên bán vi phạm thời gian giao hàng
Trong quan hệ thương mại, việc giao hàng đúng thời hạn là nghĩa vụ quan trọng. Trong một số hợp đồng, giao hàng đúng hạn còn được xác định là nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng. Tuy nhiên, vì lý do chủ quan hay khách quan mà bên bán (có nghĩa vụ giao hàng) không thực hiện đúng việc giao hàng đúng thời điểm theo giao kết giữa các bên.
Tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa xảy ra việc giao hàng không đúng thời gian làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua.
Thực tế, ngoài những trường hợp vi phạm nghĩa vụ giao hàng do ý chí chủ quan của bên bán thì có những trường hợp vi phạm nhưng được miễn trách nhiệm. Đó là khi giao hàng chậm do sự kiện bất khả kháng, xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (theo Điều 302 Bộ Luật dân sự 2005).
Theo Điều 294 Luật Thương mại 2005 thì bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, điều khoản về bất khả kháng chính là giúp cho các bên lường trước được các trường hợp miễn trách nhiệm nếu vi phạm nghĩa vụ hợp đồng khi điều kiện bất khả kháng xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
5. Tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng
Khác với vấn đề phạt vi phạm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng phát sinh ngay cả trong trường hợp các bên không có thỏa thuận nào về vấn đề này. Điều 302 Luật thương mại 2005: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”.
Có ba điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường hợp đồng thương mại (Điều 303 Luật Thương Mại) như sau:
– Có hành vi vi phạm hợp đồng;
– Có thiệt hại thực tế xảy ra;
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra.
Mức bồi thường thiệt hại mà căn cứ vào lỗi của các bên và mức thiệt hại thực tế xảy ra. Khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các bên thường xảy ra tranh chấp trong vấn đề xác định mức bồi thường cho bên bị vi phạm, đặc biệt là khi phát sinh trách nhiệm với bên thứ ba.
Bởi vậy, trước khi giao kết hợp đồng, các bên cần phải xem xét các rủi ro có thể xảy ra để tránh những thiệt hại trong mua bán hàng hóa và đưa ra các căn cứ định mức bồi thường trong một số trường hợp cụ thể.
V. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định
Để không làm cản trở quá trình kinh doanh cũng như phát sinh thêm các rủi ro không có, giải quyết tranh chấp là việc tất yếu phải làm khi phát sinh xung đột giữa các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa.
Giải quyết tranh chấp được hiểu là làm mất đi những mâu thuẫn; bất đồng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa bằng những hình thức phù hợp với quy định của pháp luật.
Sau đây là 04 hình thức giải quyết tranh chấp thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng đã được pháp luật dự liệu trong trường hợp phát sinh tranh chấp trong quá trình các bên giao kết hợp đồng:
Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa | |
Nhóm các phương thức giải quyết không mang tính tài phán |
|
Nhóm các phương thức giải quyết mang tính tài phán |
|
Các thông tin trong bài viết được tham khảo từ Luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi là luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành luật tổng hợp và có hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp về lĩnh vực luật dân sự, luật lao động, luật kinh tế. |
Xem thêm các nội dung liên quan
>>> Mẫu thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa – Cập nhật mới nhất
>>> Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa tiếng Anh được cập nhật
>>> Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa – Nguyên nhân và cách giải quyết
>>> Mẫu hủy hợp đồng mua bán hàng hóa & Các quy định cần biết
>>> [Cập nhật] Mẫu hợp đồng cung cấp hàng hóa mới nhất hiện nay
Lưu ý: Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vẫn cần tham khảo chuyên gia để có được ý kiến tư vấn chính xác nhất khi đưa ra quyết định.