Điều khoản bảo hành trong hợp đồng là gì? Quy định về thời hạn bảo hành

02/02/2022
3682

Đa số các hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng, vận chuyển, thương mại quốc tế đều bắt buộc phải có điều khoản bảo hành trong hợp đồng được cam kết thực hiện dưới sự thỏa thuận của các bên tham gia. Nếu không có điều khoản này, bên mua/bên đặt xây dựng công trình sẽ gặp rất nhiều bất lợi khi sản phẩm, hàng hóa hay công trình không đạt đủ tiêu chuẩn.

Vậy trong hợp đồng, điều khoản bảo hành có những nguyên tắc, quy định gì cần chú ý? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của MISA để tìm hiểu đầy đủ các thông tin!

điều khoản bảo hành trong hợp đồng

1. Điều khoản bảo hành trong hợp đồng là gì?

Trước khi tìm về hiểu điều khoản trong bảo hành hợp đồng, chúng ta cần biết bảo hành trong hợp đồng là gì. Tùy vào từng loại hợp đồng mà có thể hiểu bảo hành trong hợp đồng là việc bên bán sản phẩm hoặc bên sản xuất / xây dựng cam kết sửa chữa / thay thế miễn phí một phần hoặc toàn bộ các sản phẩm hoặc linh kiện / phần công trình bị hỏng hóc trong một khoảng thời gian nhất định.

Điều khoản bảo hành trong hợp đồng có thể được hiểu là điều khoản để thực hiện việc bảo hành, cụ thể như sau:

Điều khoản bảo hành trong hợp đồng là điều khoản ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về phạm vi, thời gian, trách nhiệm bảo hành của các bên tham gia thực hiện hợp đồng.

2. Các quy định về bảo hành trong hợp đồng mua bán

quy định về bảo hành trong hợp đồng

2.1. Phạm vi bảo hành trong hợp đồng

Phạm vi bảo hành hẹp hay rộng tùy thuộc vào loại hàng hóa và sự thỏa thuận của các bên. Thông dụng nhất có thể kể đến là 4 loại:

– Bảo hành về kỹ thuật: các kỹ thuật gia công, chế biến của hàng hóa, chỉ tiêu kỹ thuật,…

– Bảo hành về nguyên liệu chế tạo, chất lượng của nguyên vật liệu tạo nên hàng hóa.

– Bảo hành về kết cấu, cấu trúc hàng hóa, sản phẩm.

– Bảo hành các thiết bị gồm cả thiết bị chính và phụ tùng.

>>> Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng và những phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

2.2. Thời hạn bảo hành trong hợp đồng

Tùy vào thỏa thuận giữa các bên mà thời hạn bảo hành hợp đồng được thống nhất cho phù hợp. Thông thường có 2 điều sau mà các bên cần chú ý về thời hạn bảo hành:

– Theo điều 446 được quy định tại Bộ luật dân sự 2015, thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận hàng hóa.

– Tùy thuộc vào điều kiện và khả năng đưa hàng vào sử dụng, sự thoả thuận của các bên hay tiêu chuẩn của hàng hóa; Khoảng cách địa lý giữa hai bên mua và bán, hoặc thời hạn bảo hành theo tập quán mua bản hàng hóa mà thời gian bảo hành sẽ được thỏa thuận khác nhau.

>>> Tham khảo: Phạt vi phạm hợp đồng là gì? Mức phạt vi phạm hợp đồng mới nhất theo quy định hiện hành

2.3. Điều kiện bảo hành trong hợp đồng

Theo Điều 445 cùng Bộ luật thì hai bên giao kết hợp đồng phải tuân thủ theo các nội dung sau:

✅ 1 Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện hư hại làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngay cho bên bán và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật bị hư hại để lấy vật khác, giảm giá và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
✅ 2 Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hóa hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn.
✅ 3 Bên bán không chịu trách nhiệm về hư hại của vật trong trường hợp sau đây:
a) Hư hại mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua;
b) Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ;
c) Bên mua có lỗi gây ra hư hại của vật.

điều kiện điều khoản bảo hành trong hợp đồng

Bên cạnh đó tại Điều 448 thì bên bán cũng phải có trách nhiệm sửa chữa vật trong thời hạn bảo hành theo các quy định sau:

✅ 1 Bên bán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết.
✅ 2 Bên bán chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.
✅ 3 Bên mua có quyền yêu cầu bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do các bên thỏa thuận hoặc trong một thời gian hợp lý; nếu bên bán không thể sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó thì bên mua có quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật bị hư hại lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.

2.4. Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành

bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành hợp đồng

Theo Điều 449 Bộ luật dân sự 2015, có 2 quy định bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành:

  • Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.
  • Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

3. Điều khoản bảo hành trong hợp đồng điện tử có đảm bảo giá trị pháp lý không?

điều khoản bảo hành trong hợp đồng điện tử

Hiện nay, chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức chuyển đổi số bằng cách sử dụng hợp đồng điện tử thay vì hợp đồng giấy. Việc sử dụng hợp đồng điện tử đem lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, tổ chức như tiết kiệm thời gian ký kết, tiết kiệm nhiều loại chi phí và đảm bảo việc ký kết diễn ra đúng tiến độ ngay trong đại dịch covid 19.

>>> Bài viết liên quan: Pháp luật hiện hành quy định về hợp đồng điện tử như thế nào?

Tuy đem lại nhiều lợi ích nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn hoài nghi tính pháp lý của các điều khoản, trong đó có điều khoản bảo hành khi ký kết hợp đồng điện tử. Liên quan đến vấn đề này, Điều 34 trong Luật giao dịch điện tử đã quy định:

Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Vậy nên, tất cả những điều khoản, bao gồm cả điều khoản bảo hành trong hợp đồng điện tử đều được pháp luật công nhận giá trị pháp lý, đồng thời được sử dụng làm căn cứ khi có tranh chấp phát sinh.

>>> Tham khảo thêm: Những điều cần biết về Luật giao dịch điện tử 2005

Nếu doanh nghiệp, tổ chức bạn đang cần tìm hiểu một phần mềm hợp đồng điện tử hỗ trợ ký kết hợp đồng thì hãy tham khảo sản phẩm AMIS WeSign tại MISA. AMIS WeSign ra đời và phát triển từ chính khó khăn trong việc trình ký hàng chục ngàn tài liệu hàng năm của MISA. Vậy nên, quý doanh nghiệp có thể tự tin lựa chọn, nghiên cứu về sản phẩm này.

tìm hiểu thêm về phần mềm amis wesign

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về phần mềm bằng cách click vào nút trên hoặc để lại thông tin trong biểu mẫu dưới đây, bộ phận tư vấn của MISA sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất.


Xem thêm các nội dung liên quan

>>> Các loại hợp đồng bảo hiểm hiện nay – Những lưu ý cần biết khi ký kết

>>> Hợp đồng giao nhận hàng hóa là gì? Những lưu ý thường gặp

>>> Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách là gì? Các mẫu HĐ phổ biến

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả