Chuyển đổi số Hợp đồng số Luật giao dịch điện tử 2005 số 51/2005/QH ban hành bởi Quốc...

Hợp đồng điện tử là phương thức ký kết mà nhiều doanh nghiệp đang hướng tới trong thời đại chuyển đổi số. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu hết những quy định về luật khi sử dụng hình thức ký kết này. Vậy nên, bài viết này của MISA AMIS sẽ đưa ra những quy định về luật giao dịch điện tử mới nhất mà các doanh nghiệp cần chú ý.

I. Luật giao dịch điện tử là gì?

Luật giao dịch điện tử 2005 là bộ luật được ban hành nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện những giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật và đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia.

Đến hiện tại, đã có 4 văn bản pháp luật về giao dịch điện tử được Quốc hội ban hành, trong đó 3 văn bản đầu tiên chứa những thông tin quan trọng cho các doanh nghiệp. Dưới đây là những văn bản đã được ban hành:

II. Những điều khoản cần chú ý của các văn bản luật giao dịch điện tử mới nhất

Việc đọc hết toàn bộ các văn bản trên để nắm được tính pháp lý của hợp đồng điện tử trong các giao dịch sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian, chưa kể những văn bản luật này còn được sửa đổi và bổ sung thường xuyên. Các doanh nghiệp chỉ cần nắm những điều luật sau đây để biết mình cần phải lưu ý gì.

1. Luật giao dịch điện tử 2005 (51/2005/QH11)

Luật giao dịch điện tử 512005QH11

1.1. Khái niệm về hợp đồng điện tử

Theo như Điều 33 của văn bản 51/2005/QH11 quy định: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.”

1.2. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử

Theo như Điều 34 của văn bản 51/2005/QH11 quy định: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.”

1.3. Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử

Theo như Điều 35 của văn bản 51/2005/QH11 quy định:

– Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng;

– Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng;

– Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.

1.4. Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

Theo như Điều 38 của văn bản 51/2005/QH11 quy định:

– Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống.

Nếu vẫn muốn tìm hiểu tường tận về văn bản luật này, các doanh nghiệp có thể tải xuống file PDF trong bảng sau:

Chi tiết cụ thể về văn bản luật giao dịch điện tử 2005
Số ký hiệu 51/2005/QH11
Nội dung văn bản Luật giao dịch điện tử 2005
Ngày ban hành 29/11/2005
Ngày hiệu lực 01/03/2006
Hình thức Văn bản luật
Cơ quan ban hành Quốc hội
Người ký duyệt Nguyễn Văn An
Tài liệu đính kèm Luatgiaodichdientu2005.pdf

>>> Tham khảo thêm những thông tin chi tiết về hợp đồng điện tử

2. NĐ 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật 51/2005/QH11 về giao dịch điện tử chữ ký số, chứng thực chữ ký số.

giao dịch điện tử chữ ký số

2.1. Khái niệm chữ ký số và chứng thư số

Theo như Điều 3 của NĐ 130/2018/NĐ-CP quy định:

– “Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác.

– “Chứng thư số” là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.

2.2. Giá trị pháp lý của chữ ký số

Theo như Điều 8 của NĐ 130/2018/NĐ-CP quy định:

– Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

– Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

– Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.

3. NĐ 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

3.1. Khái niệm về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

– Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là giao dịch điện tử giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các loại hoạt động nghiệp vụ: ngân sách nhà nước, ngân quỹ nhà nước, thuế, phí, lệ phí, thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ nhà nước, tài sản công, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã, hải quan, kế toán, quản lý nhà nước về giá, chứng khoán, dịch vụ tài chính, dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán, kinh doanh bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ này theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3.2. Nguyên tắc giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

Theo như Điều 4 của NĐ 165/2018/NĐ-CP đã quy định:

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 5 của Luật giao dịch điện tử; quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định pháp luật liên quan.

– Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính thuộc thủ tục hành chính phải tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến.

– Việc sử dụng chứng thư số và chữ ký số trong giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính phải tuân thủ quy định của pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

 

Luật sư Nguyễn Xuân Nhất

Các thông tin trong bài viết được tham khảo từ Luật sư Nguyễn Xuân Nhất.

Tôi là luật sư Nguyễn Xuân Nhất. Tôi tốt nghiệp chuyên ngành luật tổng hợp và có hơn 5 năm kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp về lĩnh vực luật dân sự, luật lao động, luật kinh tế.

 

Xem thêm các nội dung liên quan

>>> Hợp đồng thuê khoán là gì? Mẫu hợp đồng thuê khoán mới nhất hiện nay

>>> Tranh chấp hợp đồng là gì? 4 Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

>>> Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Những quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]