Hợp đồng có thể hiểu là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc quy định các quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự, cùng các điều khoản làm thay đổi hay chấm dứt chúng.
Tuy nhiên, trên thực tế có không ít trường hợp xảy ra mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia dẫn đến việc tranh chấp hợp đồng. Vậy tranh chấp hợp đồng là gì? Làm thế nào để giải quyết tranh chấp hợp đồng? Bài viết sau đây sẽ giúp các Doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vấn đề này.
>>> Xem thêm: Hợp đồng là gì? Hỏi đáp về các loại hợp đồng phổ biến nhất hiện nay.
I. Khái quát về tranh chấp hợp đồng
1. Tranh chấp hợp đồng là gì?
Hiện tại, pháp luật chưa có quy định về khái niệm tranh chấp hợp đồng, tuy nhiên theo thực tiễn, chúng ta có thể hiểu như sau:
Tranh chấp hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng chủ yếu liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.
Tranh chấp hợp đồng có thể xảy ra ở các giai đoạn của hợp đồng nhưng thường phát sinh sau khi hợp đồng có hiệu lực hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2. Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng
Tranh chấp hợp đồng có 04 đặc điểm chính sau:
- Tranh chấp hợp đồng phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng giữa các bên.
- Tranh chấp hợp đồng thuộc quyền định đoạt của các bên tham gia.
- Tranh chấp hợp đồng mang yếu tố tài sản và gắn liền với lợi ích của các bên.
- Có sự vi phạm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ của một hoặc các bên, sự vi phạm này làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên còn lại.
II. Các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, tranh chấp có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân đó có thể thuộc yếu tố chủ quan hoặc khách quan, cụ thể là:
Nguyên nhân tranh chấp hợp đồng | |
✅Nguyên nhân chủ quan |
|
✅Nguyên nhân khách quan |
|
>>> Xem thêm: Sự kiện bất khả kháng là gì? Dẫn chứng từ bối cảnh dịch Covid 19
III. Các loại tranh chấp hợp đồng
Về cơ bản, có 02 loại tranh chấp hợp đồng là: tranh chấp hợp đồng dân sự và tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại.
Tranh chấp HĐ dân sự | Tranh chấp HĐ kinh doanh, thương mại | |
✅Định nghĩa |
|
|
✅Nội dung tranh chấp |
|
|
>>> Bài viết liên quan: Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là gì? Bồi thường thiệt hại hợp đồng thương mại
IV. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng
Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp hợp đồng phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật. Quyết định giải quyết các tranh chấp hợp đồng phải có tính khả thi cao, thi hành được và quá trình giải quyết phải đảm bảo tính dân chủ và quyền tự định đoạt của các bên với chi phí giải quyết thấp.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng | |
✅Đối với HĐ dân sự |
|
✅Đối với HĐ thương mại |
|
>>> Xem thêm bài viết liên quan: Điều khoản bảo hành trong hợp đồng là gì? Quy định về thời hạn bảo hành
V. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
Tranh chấp hợp đồng đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng bằng một phương thức phù hợp nhằm mục đích vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, vừa đảm bảo trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội, giáo dục được ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần ngăn chặn các trường hợp vi phạm hợp đồng.
Hiện nay, có 04 phương phức giải quyết tranh chấp hợp đồng thông dụng đó là: Thương lượng, Hòa giải, Trọng tài và Tòa Án.
Định nghĩa | Ưu điểm | Nhược điểm | |
✅Thương lượng | Là việc các bên cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào. |
|
|
✅Hòa giải | Là phương thức giải quyết với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh. |
|
|
✅Trọng tài |
Là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với kết quả cuối cùng là các bên phải tôn trọng và thực hiện theo các phán quyết của trọng tài. |
|
|
✅Tòa án | Là phương thức giải quyết tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. |
|
|
>>> Xem thêm: Phạt vi phạm hợp đồng là gì? Mức phạt vi phạm hợp đồng mới nhất cho từng trường hợp
Trên đây là các thông tin quan trọng mà Doanh nghiệp cần biết về tranh chấp hợp đồng. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế số như hiện nay, phần mềm hợp đồng điện tử đang dần trở thành phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thay thế cho hợp đồng giấy truyền thống bởi một số lợi ích đáng kể như:
MISA tự hào là đơn vị cung cấp nền tảng hợp đồng điện tử AMIS WeSign tiên phong và uy tín nhất, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về giải pháp hỗ trợ ký kết hợp đồng điện tử ưu việt này, doanh nghiệp hãy click ngay vào nút dưới đây để đến với bài viết. Ngoài ra, bạn cũng có thể để lại thông tin trong biểu mẫu bên dưới để được tư vấn trực tiếp. Bộ phận tư vấn của MISA sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất. |
Xem thêm các nội dung liên quan
>>> Hợp đồng thương mại là gì? Đặc điểm pháp lý của hợp đồng thương mại