Việc sử dụng mẫu biên bản phù hợp là điều cần thiết để đảm bảo quyền lợi và tránh tranh chấp trong quá trình chuyển giao tài sản. Trong doanh nghiệp, biên bản bàn giao tài sản là một trong những giấy tờ quan trọng thường xuyên được sử dụng. Dưới đây sẽ là một vài mẫu biên bản bàn giao tài sản mới nhất. Quý doanh nghiệp có thể tham khảo.
1. Biên bản bàn giao tài sản là gì?
Biên bản bàn giao tài sản là văn bản được sử dụng trong các trường hợp cụ thể khi bàn giao tài sản là nhà, vật kiến trúc và các tài sản gắn liền với nhà cửa, đất đai hoặc các tài liệu, vật dụng, phương tiện, máy móc và thiết bị.
Thông qua biên bản này, hai bên liên quan có thể kiểm tra và xác nhận các thông tin số liệu chính xác, cụ thể và là căn cứ xác thực khi xảy ra các tranh chấp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên.
Mục đích
Biên bản bàn giao tài sản thể hiện sự chuyển giao giữa tài sản cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức này cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác. Thông qua biên bản, hai bên thống kê các tài sản, phương tiện, công cụ dụng cụ bàn giao, từ đó quá trình bàn giao sẽ diễn ra thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Đây là chứng từ có giá trị pháp lý để làm căn cứ trong các trường hợp xảy ra tranh chấp. Trường hợp nếu việc bàn giao tài sản không xác lập bằng văn bản sẽ rất khó để chứng minh số lượng và chất lượng thực tế đã bàn giao khi có mâu thuẫn và tranh chấp xảy ra.
Việc bàn giao tài sản phải có chữ ký đầy đủ của các bên liên quan, chỉ khi xác lập thành văn bản đối với các tài sản bàn giao thì khi xảy ra tranh chấp mới được toàn án và các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp.
Xem thêm: Tải ngay mẫu biên bản bàn giao hàng hóa chi tiết nhất
Vấn đề bàn giao tài sản liên quan đến cả công tác quản lý tài sản, đặc biệt là khi xảy ra các vấn đề sai lệch sổ sách kế toán cần kiểm tra lại hoặc khi có tranh chấp giữa các bên.
Do đó, giấy bàn giao TS phải được lưu giữ lại. Đồng thời, tại doanh nghiệp, khi phát sinh giao dịch giao-nhận với nhà cung cấp/khách hàng, kế toán cũng cần cập nhật ngay lên hệ thống phần mềm để đảm bảo việc theo dõi tài sản kịp thời, chính xác. Hiện nay, việc quản lý tài sản đã được hỗ trợ luôn bằng phần mềm kế toán nên khá thuận tiện. Chẳng hạn như Phần mềm kế toán MISA AMIS có thể quản lý tăng, giảm tài sản chi tiết theo từng phòng ban, bộ phận; tự động phân bổ khấu hao và cho phép đánh giá lại TSCĐ dễ dàng.
2. Các trường hợp cần làm biên bản bàn giao tài sản
Mẫu biên bản bàn giao tài sản được sử dụng nhằm xác nhận việc bàn giao tài sản khi:
- Hoàn thành việc xây dựng, mua sắm… tài sản
- Được người khác viện trợ, tặng, thuê, nhận góp vốn… và đưa vào sử dụng, bảo quản tại đơn vị khác.
- Biên bản bàn giao khi kế toán nghỉ việc
- Khi thế chấp tài sản thế chấp
- Bảo vệ tài sản của nhà nước, trường học, bệnh viện…
Đọc thêm: Tài sản cố định là gì? Điều kiện ghi nhận và cách phân loại TSCĐ
3. Lưu ý khi lập biên bản bàn giao tài sản
Biên bản bàn giao tài sản có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên, do đó khi lập biên bản cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Nêu rõ thời gian và địa điểm tiến hành bàn giao, lập biên bản bàn giao
- Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin liên hệ giữa bên giao và bên nhận;
- Ghi đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu những thông tin quan trọng của tài sản: Tên gọi, số lượng, thông số nhận dạng, tình trạng thực tế, giá trị của tài sản…
- Nêu cụ thể điều kiện cũng như trách nhiệm và cam kết đối với tài sản sau khi bàn giao…
- Chữ ký của cả hai bên (nếu cần thiết có thể có cả chữ ký của người làm chứng).
Ngoài ra, người lập biên bản cũng cần tham khảo thể thức văn bản hành chính tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP:
Điều 8. Thể thức văn bản
1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định. 2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ. b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. c) Số, ký hiệu của văn bản. d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản. đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản. e) Nội dung văn bản. g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền. h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức. i) Nơi nhận. |
4. Mẫu biên bản bàn giao tài sản mới nhất
Mẫu số 1:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN
Hôm nay, ngày…/…../….., tại……………………………………………………………..
Chúng tôi gồm:
- Bên giao:
Ông/Bà: ………………………………………………………………………….
Chức danh:……………………………….. Bộ phận: …………………………
- Bên nhận:
Ông/Bà: ………………………………………………………………………….
Chức danh:……………………………….. Bộ phận: …………………………
III. Nội dung bàn giao
Vì lý do ………………… nên bên …………. đã tiến hành bàn giao tài sản cho bên ……………… tại: ………………………………………… theo bảng thống kê chi tiết sau:
STT | Tên tài sản | Đơn vị | Số lượng | Tình trạng | Thành tiền | Chữ ký nhận |
Bên giao cam đoan rằng toàn bộ tài sản đã được bàn giao đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng. Kể từ ngày ………………… số tài sản trên sẽ do bên ………………………. chịu trách nhiệm quản lý..
Biên bản được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ một bản./.
Bên giao Bên nhận Bên làm chứng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu số 2:
TÊN CƠ QUAN
………………… ………………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: …../BB | ……………, ngày …… tháng …..năm …… |
BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN
Giữa …………………………(bên giao) và
………………………….(bên nhận)
Hôm nay ngày …. tháng ….. năm …. tại …………………….. đã tiến hành cuộc họp bàn giao tài sản giữa …………. (bên giao) và…… (bên nhận) thực hiện theo …………… của ………… ngày ……………..
I/ THÀNH PHẦN THAM DỰ:
1/ Bên giao:
Ông: ………………………………………… Chức vụ: …………………….
Ông: ………………………………………… Chức vụ: …………………….
Bà: …………………………………………….Chức vụ: ……………………
2/ Bên nhận:
Ông: ………………………………………….. Chức vụ: ……………………
Ông: ………………………………………….. Chức vụ: …………………….
Bà: ……………………………………………..Chức vụ: ……………………..
Chủ tọa: Ông ……………………………………………………………..
Thư ký: Ông ……………………………………………………………….
II/ NỘI DUNG BÀN GIAO:
Bên…………….. đã tiến hành bàn giao tài sản cho bên ……………………..theo biểu thống kê sau:
Bảng thống kê tài sản bàn giao
Số TT | Tên tài sản | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Ghi chú |
Cộng |
Tổng giá trị: Bằng số ……………………………………………….
Bằng chữ ……………………………………………………………….
Kể từ ngày …………………… số tài trên do bên ……………..chịu trách nhiệm quản lý.
Biên bản này lập thành 4 bản có giá trị như nhau. Bên giao giữ 2 bản, bên nhận giữ 2 bản.
CHỮ KÝ BÊN GIAO | CHỮ KÝ BÊN NHẬN |
Thư ký cuộc họp Chủ tọa cuộc họp |
Lưu ý: Các mẫu biên bản chỉ mang tính chất tham khảo, với đặc thù của từng doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và yêu cầu bàn giao cụ thể trong từng trường hợp, kế toán có thể tham khảo thêm các mẫu bàn giao tài sản khác.
Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng ứng dụng phần mềm để quản lý kho hàng, quản lý TSCĐ hiệu quả. Quản lý kho bằng phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý chính xác số lượng hàng hóa nhập vào, xuất ra và số lượng hàng hóa tồn kho, sắp hết hạn, bị trả về,… một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Bên cạnh đó, sử dụng các phần mềm như phần mềm kế toán online MISA AMIS với đầy đủ tính năng nghiệp vụ hỗ trợ theo dõi tài sản cố định như:
- Mua mới, thanh lý, nhượng bán, đánh giá, kiểm kê, khấu hao TSCĐ; mang đi đầu tư, góp vốn; điều chuyển TSCĐ giữa các bộ phận
- Tài sản tăng từ xây dựng cơ bản hoàn thành
- Chuyển tài sản thuê tài chính thành tài sản của đơn vị
- Xuất kho thành phẩm, hàng hoá làm TSCĐ
- Nhận tài sản từ cấp trên điều chuyển, từ góp vốn, từ cho, biếu, tặng; nhận TSCĐ thuê tài chính
Phần mềm kế toán online MISA AMIS sẽ giúp kế toán doanh nghiệp dễ dàng hơn khi thực hiện nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định. Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp hãy đăng ký ngay phần mềm kế toán MISA AMIS để tham khảo và trải nghiệm một giải pháp quản lý công tác tài chính – kế toán hiệu quả hơn.