Nghiệp vụ Công nợ Công nợ tiếng anh là gì và các từ vựng liên quan...

Công nợ là thuật ngữ quen thuộc trong mảng Tài chính – Kế toán. Kế toán doanh nghiệp quen thuộc với nghiệp vụ công nợ trong công việc hàng ngày của họ. Song nếu được hỏi công nợ tiếng anh là gì thì không phải kế toán doanh nghiệp nào cũng nắm được. Vậy công nợ tiếng anh là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Công nợ tiếng anh là gì?

Trong tiếng Anh có nhiều thuật ngữ được sử dụng để chỉ nợ như debt, mortgage, liabilities,… Trong đó, debt là thuật ngữ phổ biến nhất. Công nợ bao gồm công nợ phải thu và công nợ phải trả, trong tiếng anh lần lượt là:

  • Công nợ phải thu: Receivable
  • Công nợ phải trả: Payable

Kế toán doanh nghiệp sẽ theo dõi công nợ phải thu trên tài khoản phải thu – tiếng anh là Account Receivable và công nợ phải trả trên tài khoản phải trả – tiếng anh là Account Payable.

2. Một số thuật ngữ liên quan đến công nợ trong tiếng Anh cần biết

  • Kiểm tra công nợ – auditing account: Hoạt động kiểm tra lại công nợ phải thu khách hàng và công nợ phải trả người bán của kế toán trong công việc hàng ngày.
  • Đối chiếu công nợ – Debt comparison: Hoạt động so sánh các khoản công nợ phải thu và phải trả trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp với số liệu có trên hợp đồng hoặc số liệu thực tiễn trong giao dịch. 
  • Kế toán công nợ – Accounting liabilities: Là vị trí kế toán đảm nhận các công việc về các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp. Xem chi tiết về công việc của kế toán công nợ tại bài viết công việc của kế toán công nợ trong doanh nghiệp từ A tới Z.
  • Báo cáo công nợ – Debt report: Là báo cáo được lập để giúp doanh nghiệp theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả từ đó lên kế hoạch kiểm soát, quản lý chặt chẽ công nợ doanh nghiệp nhằm quản lý tài chính một cách chính xác, giảm thiểu tối đa rủi ro và quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp. 

>>> Đọc thêm: File theo dõi công nợ phải thu, phải trả bằng Excel chi tiết nhất

  • Thu hồi công nợ – Recover public debts: Hoạt động yêu cầu khách hàng thanh toán nợ phải trả cho doanh nghiệp, tức hoạt động quản lý thu hồi nợ phải thu.
  • Cấn trừ công nợ – Clearing debt:  Hoạt động diễn ra giữa hai hoặc nhiều đơn vị kinh doanh bởi họ vừa mua và vừa cung cấp hàng hóa lẫn nhau; khi đó giao dịch thanh toán được thực hiện bằng cách cấn trừ, bù trừ công nợ giữa các bên.

  • Tên tiếng Anh của các khoản công nợ phải thu:
    • Phải thu nội bộ – Intra-company receivables:  Các khoản phải thu của doanh nghiệp với đơn vị cấp trên và cấp dưới hoặc giữa các đơn vị cấp dưới trực thuộc với nhau.
    • Các khoản phải thu theo từng giai đoạn của tiến độ hợp đồng xây dựng – Receivables based on stages of construction contract schedule.
    • Phải thu khách hàng – Account receivable from customer.
    • Phải thu khác – Other account receivable.
  • Tên tiếng Anh của các khoản công nợ phải trả
    • Phải trả người lao động – Payables to employees: Các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
    • Chi phí phải trả – Payable expenses: Là chi phí chưa phát sinh nhưng có kế hoạch cụ thể ( sẽ phát sinh trong tương lai), chắc chắn phải thanh toán và thời gian thanh toán.
    • Phải trả nội bộ – Intra-Company current payables: Các khoản phải trả của doanh nghiệp với đơn vị cấp trên và cấp dưới hoặc giữa các đơn vị cấp dưới trực thuộc với nhau.
    • Thuế và các khoản phải trả Nhà nước – Tax and payables to the State: Nghĩa vụ thuế, nộp phí lệ phí của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước.
    • Các khoản phải trả theo từng giai đoạn của tiến độ hợp đồng xây dựng – Payables based on stages of construction contract schedule.

Ngoài ra vẫn còn nhiều thuật ngữ chuyên ngành về công nợ mà kế toán doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm. Lưu ý, các thuật ngữ chuyên ngành thường khó, cần tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh sai sót trong quá trình làm việc.

3. Có cần biết công nợ tiếng anh là gì không?

Kế toán khi còn là sinh viên theo học tại chuyên ngành Kế toán trong các trường Đại học sẽ được đào tạo bộ môn Tiếng Anh chuyên ngành, trong đó có đề cập đầy đủ các thuật ngữ chuyên ngành kế toán cần biết. Việc nắm rõ công nợ tiếng anh là gì bản chất chỉ là nắm kiến thức bài học đã được giảng dạy tại trường.

Trong công việc, tại những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty liên doanh, liên kết có một bên là doanh nghiệp nước ngoài hoặc những hình thức doanh nghiệp tương tự hay doanh nghiệp có đối tác làm ăn là doanh nghiệp quốc tế có thể phải trình bày báo cáo tài chính và các loại báo cáo bằng tiếng Anh. 

>>> Đọc thêm về IFRS tại bài viết: IFRS là gì? Tầm quan trọng và lộ trình áp dụng tại Việt Nam

Ngoài ra, trong tiến trình áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS tại Việt Nam, việc am hiểu ngôn ngữ kế toán quốc tế – được trình bày bằng tiếng Anh là điều cần thiết dù cho tại Việt Nam, chuẩn mực IFRS sẽ được dịch sang tiếng Việt. Những điều này cho thấy kế toán doanh nghiệp nói chung nên nắm được công nợ tiếng anh là gì và các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành kế toán. 

4. Phần mềm kế toán nhập liệu và báo cáo đa ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh…

Hiện nay, các phần mềm kế toán trên thị trường tiêu biểu có phần mềm kế toán online MISA AMIS đã cho phép kế toán nhập liệu đa ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Kế toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc những doanh nghiệp cần lập báo cáo tài chính bằng tiếng Anh nếu nắm rõ công nợ tiếng anh là gì, các thuật ngữ chuyên ngành và cách sử dụng phần mềm là có thể lên được báo cáo tài chính bằng tiếng Anh giúp hỗ trợ tối đa cho công việc. Hơn nữa, điều này cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí chuyển đổi ngôn ngữ (dịch thuật) cho báo cáo tài chính. 

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Ngoài đáp ứng nhập liệu và báo cáo đa ngôn ngữ, phần mềm kế toán online MISA AMIS còn có nhiều tính năng, tiện ích giúp kế toán doanh nghiệp thực hiện tốt công việc của mình, giúp nhà quản trị doanh nghiệp nắm bắt sớm và chính xác tình hình doanh nghiệp để đưa ra những quyết định phù hợp, kịp thời.

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS tại đây

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]