Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), kế toán viên cần phảixác định rõ các khoản chi phí không được trừ. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 37 khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC), Hãy cùng xem các khoản chi phí không được trừ này là những khoản nào ở bài viết dưới đây!
1. Chi phí không được trừ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Chi phí không được trừ là các khoản chi phí không đáp ứng đủ các điều kiện của chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Các điều kiện của chi phí được trừ như sau:
1. Các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; |
2. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. |
3. Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. |
2. 37 khoản chi phí không được trừ khi quyết toán thuế TNDN
Dưới đây là danh sách 37 khoản chi không được trừ khi quyết toán thuế TNDN
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại phần 1 nêu trên
Các khoản chi phí không được trừ là các khoản chi phí không đáp ứng đủ 3 điều kiện đã nêu ở phần 1. Trừ trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến giá trị tổn thất do dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp bất khả khác khác không được bồi thường, thì vẫn được tính vào chi phí được trừ.
2.2 Khoản chi phí khấu hao TSCĐ thuộc các trường hợp sau:
- Chi phí TSCĐ không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ ( trừ TSCĐ phục vụ cho NLĐ như nhà nghỉ, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh…)
- Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê mua tài chính).
- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.
- Phần trích khấu hao TSCĐ vượt mức quy định của Bộ Tài Chính
- Khấu hạo TSCĐ đã hết khấu hao giá trị
- Phần khấu hao vượt quá 1,6 tỷ đồng cho ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống, trừ ô tô dùng trong kinh doanh vận tải, du lịch, khách sạn, hoặc làm mẫu, lái thử.
- Phần khấu hao đối với tàu bay dân dụng, du thuyền không dùng để kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách, du lịch, khách sạn.
- Khấu hao của công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh, vừa cho mục đích khác sẽ không được tính vào chi phí được trừ đối với phần giá trị tương ứng với diện tích không dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đọc thêm: Hướng dẫn hạch toán mua xe ô tô và các chứng từ, nghiệp vụ kế toán cần nắm
2.3. Khoản chi phí nguyên vật liệu vượt mức quy định
Các khoản chi phí vượt quá định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa được Nhà nước quy định sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ không lập bảng kê kèm chứng từ thanh toán
Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn và được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ nhưng không lập Bảng kê kèm chứng từ thanh toán sẽ không được tính vào chi phí được trừ. Các trường hợp bao gồm:
- Mua nông, lâm, thủy sản từ người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
- Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre… hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
- Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
- Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
2.5. Khoản chi phí tiền thuê tài sản của cá nhân không có đủ hồ sơ chứng từ
Các khoản chi phí không được trừ cụ thể như sau:
- Khoản chi phí tiền thuê tài sản của cá nhân nhưng không có hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản hợp lệ.
- Doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân, có thỏa thuận nộp thuế thay cho cá nhân trong hợp đồng nhưng không có chứng từ nộp thuế, chứng từ thuê tài sản, và chứng từ trả tiền thuê
Đọc thêm: Tài sản cố định thuê tài chính là gì? Cách hạch toán và một số lưu ý mới theo chuẩn mực IFRS
2.6. Khoản chi phí không được trừ trong chi phí tiền lương, tiền công, tiên thưởng cho người lao động(NLĐ)
- Chi phí tiền lương, tiền công, và các khoản phải trả khác nhưng không chi trả thực tế hoặc không có chứng từ thanh toán hợp lệ.
- Các khoản lương, thưởng, bảo hiểm nhân thọ cho NLĐ nhưng không ghi rõ điều kiện và mức hưởng trong hợp đồng lao động hoặc quy chế lương thưởng của công ty
- Các khoản lương, phụ cấp phải trả cho NLĐ nhưng chưa thực tế đến hết thời hạn quyết toán thuế năm vẫn chưa chi. Trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Múc dự phòng không quá 17% quỹ thực hiện.
- Khoản chi lương, công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH 1 TV hoặc thành viên hội đồng không trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh.
Xem thêm: Thông tin mới nhất về các khoản chi phí bị khống chế
2.7. Khoản chi phí không được trừ trong phần chi trang phục
- Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ.
- Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
2.8. Khoản chi phí không được trừ trong chi tiền thưởng sáng kiến
Các khoản chi không được trừ trong hạng mục chi phí này bao gồm:
- Khoản chi không có quy chế, quy định cụ thể về chi thưởng sáng kiến, cải tiến hoặc không được nghiệm thu bởi hội đồng
- Khoản tài trợ nghiên cứu khoa học nhưng không theo chương trình của nhà nước
- Khoản chi không có chứng từ hợp lệ khi tài trợ hoặc thưởng bằng tiền, hiện vật.
2.9. Khoản chi phí không được trừ trong chi phí phụ cấp tàu xe
Các khoản chi phí phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép nhưng không tuân theo quy định của Bộ Luật Lao động thì không được trừ. Cụ thể các khoản chi phí không được trừ trong trường hợp này là các khoản:
- Không có hóa đơn chứng từ thanh toán hợp lệ
- Không đúng với quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ dủa doanh nghiệp khi khoản tiền đi lại phụ cấp cho NLĐ đi công tác
2.10 Các khoản chi không được trừ nếu chi không đúng đối tượng, mục đích hoặc vượt mức quy định
Các chi phí này có thể được trừ, nhưng nếu không đúng đối tượng, mục đích, và mức chi theo quy định thì chúng sẽ không được trừ. Cụ thể quy định như sau:
- Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.
- Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.
- Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.
- Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.
- Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ sau sinh nếu không nghỉ.
- Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số
2.11. Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người
Các khoản chi vượt mức 1.000.000 VNĐ/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động là chi phí không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.
2.12. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định hiện hành.
2.13. Chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên
2.14. Phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được thành lập theo quy định của pháp luật) vượt quá mức quy định của Hiệp hội.
2.15. Khoản chi phí không được trừ trong hạng mục chi tiền điện, tiền nước
Nếu doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh(SXKD) của hộ gia đình, cá nhân. Hợp đồng điện nước do chủ sở hữu là hộ gia đình, cá nhân ký trực tiếp với đơn vị cung cấp. Có 2 trường hợp chi phí không được trừ như sau:
- Doanh nghiệp trả trực tiếp cho nhà cung cấp điện, nước nhưng không có hóa đơn, thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm SXKD
- Doanh nghiệp thanh toán qua chủ sở hữu địa điểm SXKD là hộ gia đình, cá nhân nhưng không có chứng từ thanh toán phù hợp với lượng điện, nước tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm.
2.16. Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.
2.17. Khoản chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
2.18. Khoản chi phí không được trừ trong hạng mục chi trả lãi tiền vay
- Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư là chi phí không được trừ
- Khoản chi trả lãi vay cho phần vốn điều lệ còn thiếu không được trừ nếu:
– Số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng vốn điều lệ còn thiếu: Toàn bộ lãi vay không được trừ
– Số tiền vay lớn hơn vốn điều lệ còn thiếu. Khoản chi phí không được trừ được xác định theo 2 trường hợp dưới đây
Trường hợp 1: Phát sinh nhiều khoản vay
Khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ | = | Vốn điều lệ còn thiếu x Tổng lãi vay |
Tổng số tiền vay |
Trường hợp 2: Chỉ phát sinh 1 khoản vay
Khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ | = | vốn điều lệ còn thiếu nhân | x | lãi suất của khoản vay nhân | x | thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu |
2.19. Các khoản chi phí không được trừ trong khoản trích lập dự phòng
Các khoản chi phí không được trừ là khoản trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng.
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Không được trừ nếu không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp hoặc không chứng minh được quyền sở hữu hàng tồn kho.
- Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính: Không được trừ nếu không liên quan đến chứng khoán đầu tư hoặc giá trị chứng khoán trên thị trường vẫn cao hơn giá trị ghi sổ.
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi: Không được trừ nếu không có chứng từ gốc hoặc không chứng minh được khách hàng nợ chưa trả (không có hợp đồng, bản đối chiếu công nợ…).
- dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp: Không được trừ nếu không có hợp đồng hoặc hợp đồng không quy định rõ về bảo hành, sửa chữa.
Đọc thêm: Hướng dẫn trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
2.20. Chi phí không được trừ trong các khoản chi phí trích trước
- Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết.
- Không có chứng từ thanh toán hoặc hóa đơn theo quy định khi trích chi phí
- Các khoản chi phí trích trước lớn hơn số chi thực tế trên chứng từ thanh toán hoặc hóa đơn hợp lệ.
Đọc thêm: Chi tiết cách hạch toán sửa chữa tài sản cố định
2.21. Chi phí lỗ do chênh lệch tỷ giá hối đoái
Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế).
2.22. Khoản chi tài trợ cho giáo dục (bao gồm cả chi tài trợ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp)
Khoản chi không được trừ là khoản chi không đúng đối tượng hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ.
2.23. Chi phí không được trừ trong khoản chi tài trợ cho y tế
Các khoản chi phí không được trừ bao gồm
- Chi không đúng đối tượng: Tài trợ cho cơ sở y tế nhưng không phải để góp vốn hay mua cổ phần, hoặc tài trợ thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, các hoạt động của bệnh viện, tài trợ bằng tiền cho người bệnh thông qua 1 cơ quan có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật
- Chi không có hồ sơ xác định khoản tài trợ
2.24. Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ:
2.25. Chi tài trợ làm nhà cho người nghèo
Các khoản chi không được trừ trong trường hợp này là
- Chi không đúng đối tượng thuộc hộ nghèo theo quy định của Nhà Nước
- Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết theo quy định của pháp luật nhưng không có hồ sơ xác định khoản tài trợ.
2.26. Các khoản chi phí không được trừ trong khoản chi tài trợ khác
- Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định;
- chi tài trợ cho các đối tượng chính sách không theo quy định của pháp luật;
- chi tài trợ không theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
2.27. Phần chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức chi phí tính theo công thức sau:
2.28. Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã được chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn.
2.29. Phần chi phí liên quan đến việc thuê quản lý đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino vượt quá 4% doanh thu hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino.
2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế không được trừ, ngoại trừ các khoản chi sau:
- Các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp như đào tạo, truyền thông, khám xét nghiệm, hỗ trợ người nhiễm HIV.
- Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.
- Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm chi phí dạy, tài liệu, thiết bị, và chi phí đào tạo cho người lao động mới
- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như hiếu hỷ, nghỉ mát, hỗ trợ điều trị, bổ sung kiến thức, hỗ trợ thiên tai, khen thưởng con cái, chi phí đi lại lễ tết, bảo hiểm… Tổng số chi phúc lợi không vượt quá 1 tháng lương bình quân thực tế trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
- Các khoản chi khác mang tính chất đặc thù, phù hợp theo từng ngành nghề, lĩnh vực theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2.31. Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định.
Đọc thêm: Các vấn đề chung về đầu tư xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp
2.32. Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện
Chi phí ủng hộ địa phương, đoàn thể, tổ chức xã hội, từ thiện sẽ không được trừ, ngoại trừ các khoản chi tài trợ cho:
- Giáo dục, y tế,
- khắc phục hậu quả thiên tai,
- Làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết;
- Nghiên cứu khoa học,
- Các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật,
- Tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
2.33. Các khoản chi phí không được trừ liên quan đến cổ phiếu
Các khoản chi phí không được trừ bao gồm chi phí liên quan trực tiếp đến:
- Phát hành cổ phiếu (trừ cổ phiếu là nợ phải trả)
- Trả cổ tức của cổ phiếu (trừ cổ tức của cổ phiếu là nợ phải trả)
- Mua bán cổ phiếu quỹ
- Các chi khác liên quan đến việc tăng hoặc giảm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
2.34. Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vượt mức thực tế phát sinh của năm.
2.35. Các khoản chi của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, kinh doanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác không thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính không được trừ
Các khoản chi phí không được trừ trong trường hợp này bao gồm:
- Vi phạm luật giao thông,
- Vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh,
- Vi phạm chế độ kế toán thống kê,
- Vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả (tiền chậm nộp thuế)
- Các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.
Đọc thêm: Thời hạn nộp thuế GTGT và cách xử lý vấn đề chậm nộp thuế GTGT
2.37. Chi phí không được trừ trong các khoản thuế
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế;
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân
Nếu gặp khó khăn trong việc lập tờ khai quyết toán thuế, kế toán có thể áp dụng giải pháp phần mềm kế toán thông minh. Phần mềm MISA AMIS kế toán luôn cập nhật các thông tư, nghị định mới nhất và tự động cảnh báo khi phát hiện chênh lệch, giúp người dùng nhanh chóng kiểm tra, xử lý chênh lệch trước khi nộp tờ khai thuế.
Đăng ký dùng thử phần mềm kế toán online MISA AMIS, giúp tính thuế TNDN nhanh chóng và chính xác. Trải nghiệm miễn phí full tính năng:
3. Tạm kết
Trên đây là 37 khoản chi phí không được trừ mà MISA đã tổng kết lại. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể nắm rõ về các khoản chi phí hợp lệ và không hợp lệ khi tính thuế TNDN. Sắp tới là thời điểm lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm 2024. Kế toán doanh nghiệp lúc này sẽ phải thực hiện thêm nhiều công việc để đảm bảo hoàn thiện các báo cáo cũng như hoàn thiện quyết toán thuế cuối năm.
Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính kế toán đều khuyên doanh nghiệp nên ứng dụng sử dụng phần mềm kế toán hỗ trợ. Phần mềm kế toán online MISA AMIS có thể hỗ trợ tối ưu cho kế toán trong nghiệp vụ lập báo cáo, quyết toán thuế nói riêng và thực thi các nghiệp vụ kế toán nói chung:
- Đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ: Thuế GTGT, Thuế TTĐB, Thuế TNDN, Thuế Nhập khẩu, Thuế Xuất khẩu, Thuế Tài nguyên, Thuế bảo vệ môi trường, Thuế TNCN
- Tự động lập tờ khai cùng các phụ lục và báo cáo thuế có mã vạch theo mẫu biểu mới nhất của cơ quan thuế theo đúng phương pháp kê khai thuế mà đơn vị sử dụng
- Đặc biệt, MISA AMIS Kế toán cho phép doanh nghiệp nộp trực tiếp các báo cáo tài chính và tờ khai thuế qua mạng trực tiếp từ phần mềm thông qua dịch vụ kê khai thuế qua cổng mTAX.
- ….
Ngoài ra, phần mềm còn nhiều tính năng, tiện ích khác giúp bộ phận kế toán doanh nghiệp “nhẹ gánh” trong công việc của mình.
Nhanh tay đăng ký trải nghiệm miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS tại đây.