Quản trị nhân sự – quản trị con người là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp muốn vững mạnh, đội ngũ nhân sự phải giỏi. Không những giỏi, các thành viên trong công ty cũng cần am hiểu văn hóa, gắn kết với tổ chức. Vậy quản trị nhân sự doanh nghiệp nên làm gì? Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị nguồn nhân lực là gì? Bài viết dưới đây MISA AMIS HRM sẽ cung cấp những thông tin ấy cho bạn.
1. Bản chất của quản trị nhân sự là gì?
Quản trị nhân sự hay còn gọi là quản lý nguồn nhân lực, là công tác quản lý các lực lượng lao động trong doanh nghiệp. Quản trị nhân sự bao gồm các nhiệm vụ thu hút, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, lương thưởng cho người lao động, đồng thời đánh giá, giám sát hiệu quả lao động, lãnh đạo và xây dựng văn hóa của tổ chức, bảo đảm phù hợp với luật lao động & việc làm.
2. Vai trò của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp muốn vận hành thì con người là yếu tố tiên quyết, cấu thành doanh nghiệp. Cũng bởi vậy, mọi thành bại của doanh nghiệp đều phụ thuộc vào con người, từ người lãnh đạo, nhà quản lý đến cấp nhân viên. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh mạnh trên thị trường, tất yếu có đội ngũ nhân sự giỏi về cả chuyên môn và tinh thần gắn kết. Để nói đến vai trò cụ thể nhất, chúng tôi xin được chi tiết hóa 3 vai trò chính yếu của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp như sau:
2.1 Đảm bảo đủ nhân sự để doanh nghiệp vận hành liên tục và hiệu quả
Quản trị nhân sự là hoạt động có nhiệm vụ tuyển dụng, tìm kiếm người tài và sử dụng chính sách đãi ngộ, đào tạo, đánh giá… để giúp những nhân sự được tuyển có đủ khả năng, tố chất, tinh thần gắn bó với doanh nghiệp trên chặng đường dài. Hoạt động quản trị nguồn nhân lực tốt, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có đủ số nhân sự chất lượng để việc kinh doanh, sản xuất được diễn ra liên tục, hiệu quả.
Nếu không có hoạt động quản lý nhân sự hoặc có nhưng không được tổ chức hiệu quả, doanh nghiệp có khả năng gặp phải những vấn đề như:
- Thiếu nhân sự cần có để vận hành doanh nghiệp
- Hoạt động tuyển dụng không hiệu quả
- Tỷ lệ biến động nhân sự lớn, chảy máu chất xám, đội ngũ không ổn định…
2.2 Hỗ trợ hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Tất cả những hoạt động liên quan đến quản trị con người đều góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Giữa mối liên hệ giữa con người với con người, con người với tổ chức, quản trị nhân lực doanh nghiệp đóng vai trò chọn lọc những người phù hợp với văn hóa, định hướng và gắn kết mọi người.
Nếu quản trị nguồn nhân lực không tốt, doanh nghiệp khó có thể tạo dựng một môi trường làm việc lành mạnh, đoàn kết và chuyên nghiệp. Chẳng hạn như:
- Tuyển dụng những người mới không phù hợp với văn hóa, tố chất phù hợp, khiến việc hòa nhập và thích ứng với tổ chức khó khăn.
- Không có chính sách đãi ngộ để giữ chân nhân sự, khiến họ rời bỏ tổ chức, gây tâm lý hoang mang, thiếu ổn định trong tổ chức…
2.3 Là hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển bền vững
Quản trị nhân sự doanh nghiệp tốt góp phần xây dựng tổ chức ổn định hơn. Những nhân sự phù hợp là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Nhờ có họ, doạnh nghiệp mới có thể tăng trưởng và phát triển theo thời gian.
Nếu có một đội ngũ thông tuệ, gắn kết, doanh nghiệp có thể nhanh chóng thích ứng với mọi biến động của thị trường để tìm ra cơ hội mới. Đây cũng là điều mà doanh nghiệp hướng đến trong quản trị nguồn nhân lực: đội ngũ nhân sự đổi mới sáng tạo, thích ứng nhanh trong thời kỳ 4.0.
3. Bắt đầu quản trị nhân sự tại doanh nghiệp từ đâu?
Để bắt đầu quy trình khởi tạo và xây dựng một hệ thống quản trị nhân sự cho doanh nghiệp sẽ cần 4 hoạt động cơ bản sau:
3.1 Phân tích công việc quản trị nhân sự
Để quản trị nhân sự, bước đầu tiên doanh nghiệp cần phân tích công việc dựa trên mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp tại thời điểm đó và trong ngắn hạn. Dựa vào đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng được những việc cần làm:
- Doanh nghiệp sẽ phát triển mảng/sản phẩm/lĩnh vực nào?
- Cần những phòng ban gì?
- Cần những vị trí nào? Bao nhiêu nhân sự trong phòng ban đó để đảm bảo công việc được thực hiện?
Sau khi phân tích những nội dung trên, lúc này doanh nghiệp cũng cần phân tích thêm mô tả công việc của các bộ phận, vị trí, quy chế tổ chức, hướng phát triển của quản trị nhân sự phù hơp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
3.2 Tuyển dụng nhân sự
Tuyển dụng nhân sự là hoạt động tiếp theo sau bước phân tích công việc quản trị nguồn nhân lực. Với những phân tích trước đó, doanh nghiệp cần thực hiện tuyển dụng đủ số lượng nhân viên tương ứng, đảm bảo phù hợp với vị trí công việc và những tố chất cần có của ứng viên thích hợp với văn hóa doanh nghiệp theo đuổi.
Bạn có thể tham khảo thêm: Quy trình tuyển dụng chuẩn 4.0 cho chuyên viên nhân sự
3.3 Đào tạo nhân sự để nâng cao năng lực đội ngũ
Quản trị nhân sự bao gồm cả các vấn đề liên quan đến đào tạo. Trong thời kỳ 4.0, lực lượng lao động không chỉ đơn thuần muốn tìm kiếm một công việc, mà họ còn mong muốn được tôn trọng, nâng cao năng lực khi làm việc tại một tổ chức. Bởi vì thế, doanh nghiệp cần xây dựng những chương trình đào tạo nhân sự cho nhân viên mới, nhân viên đang làm việc để năng lực đội ngũ luôn được nâng cao, cũng là cách nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các chương trình đào tạo tại doanh nghiệp thường được triển khai bao gồm:
- Đào tạo về văn hóa tổ chức
- Chương trình đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ phục vụ công việc: quản trị dự án, chuyên môn kế toán, nghiệp vụ marketing,…
- Chương trình đào tạo kỹ năng mềm: thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm, cân bằng công việc và cuộc sống, quản lý thời gian…
- Chương trình đào tạo đổi mới sáng tạo, phát triển tư duy…
Công tác đào tạo nhằm mục đích tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực, giúp người lao động hiểu hơn về vị trí công việc, phát huy hết khả năng làm việc và nâng cao năng lực thích ứng trong việc giải quyết vấn đề.
3.4 Chính sách đãi ngộ: lương, khen thưởng, tạo động lực cho nhân viên
Một hoạt động không thể thiếu trong quản trị nhân sự doanh nghiệp là những chính sách đãi ngộ, lương, thưởng, tạo động lực cho nhân viên để họ nỗ lực cống hiến hơn, gắn bó với doanh nghiệp dài lâu hơn.
Hoạt động này bao gồm việc xây dựng quy chế lương thưởng, khung đánh giá năng lực nhân viên để có quyết định về đãi ngộ phù hợp, các hình thức khen thưởng khác ngoài lương, thưởng bằng vật chất như tuyên dương, trao tặng khóa học,…
Chính sách đãi ngộ cũng là yếu tố quyết định lớn đến việc nhân sự có gắn bó với doanh nghiệp hay không. Chính vì thế, khi xây dựng quy chế lương thưởng liên quan, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng để vừa cân bằng được tình hình tài chính của doanh nghiệp, vừa đáp ứng những kỳ vọng của nhân viên.
Quản trị toàn bộ nghiệp vụ nhân sự trên một nền tảng, kết nối trọn vẹn các tính năng với MISA AMIS HRM
4. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị nhân sự doanh nghiệp
Để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị nhân sự trong doanh nghiệp, bộ những chỉ tiêu sau sẽ phản ánh rõ công tác quản lý có hiệu quả hay không để có những giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, bao gồm:
- Đủ số lượng nhân sự đáp ứng hoạt động vận hành và quản lý doanh nghiệp theo mục tiêu kinh doanh của công ty hay không?
- Tỷ lệ biến động nhân sự
- Chi phí tuyển dụng/nhân viên đi làm
- Chi phí cho người lao động là nhỏ nhất
- Năng suất nhân viên liên tục được cải thiện, giá trị mỗi nhân viên tạo ra cho công ty luôn được nâng cao theo thời gian
- Thu nhập của nhân viên tăng
- Nhân viên am hiểu văn hóa doanh nghiệp, những quy trình quy định của công ty, hòa đồng, gắn kết
- Tỷ lệ nhân sự hài lòng với môi trường làm việc
- Tỷ lệ nhân sự sẵn sàng giới thiệu người thân, bạn bè vào làm việc tại doanh nghiệp…
Trên đây là những thông tin về quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin nền tảng nhất giúp bạn hiểu được vai trò của quản trị nhân sự doanh nghiệp và các hoạt động liên quan.