Cách deal lương với ứng viên là một “nghệ thuật” mà nhà tuyển dụng cần phải nắm. Điều đó giúp nhà tuyển dụng tránh được những trường hợp bất hợp lý xảy ra giữa nhân viên cũ và ứng viên mới. Doanh nghiệp có thể có được nhân lực tiềm năng mà không bị họ chi phối hay bị vụt mất. MISA AMIS giới thiệu đến bạn cách deal lương hợp lý nhất qua bài viết sau.
Tải miễn phí – Tải miễn phí – Báo cáo đo lường và Chi phí nhân sự
1. Các tiêu chí dùng để deal lương
1.1. Đặc thù của ngành nghề
Mỗi ngành nghề đều sẽ có những yêu cầu công việc riêng và mỗi ứng viên sẽ có những kỹ năng riêng để phù hợp với yêu cầu đó. Nhà tuyển dụng có thể dựa vào đặc thù ngành nghề của công ty và khả năng kinh nghiệm của ứng viên để deal lương phù hợp.
Những ngành nghề đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật tay nghề thì việc deal lương sẽ phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm trong ngành. Thông thường, các công ty này sẽ có cách deal lương với ứng viên đúng với mức lương đăng tuyển hoặc bằng mức lương cũ của nhân viên ở công ty trước đó.
Những ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo, nhạy bén thì việc deal lương khá khó khăn. Các công ty này chủ yếu sẽ để lương bằng mặt bằng chung của ngành và thêm phúc lợi nếu muốn giữ ứng viên. Ngoài ra, các công ty này sẽ có deal lương lại sau thời gian thử việc để phù hợp với mong muốn ứng viên.
Ví dụ: Nếu công ty bạn làm trong ngành du lịch cần tuyển một nhân viên sale thị trường, mà bạn đang có ứng viên chuyên làm sale bất động sản ứng tuyển thì bạn cần cân nhắc. Mức lương công ty đưa ra là 5 triệu lương cơ bản, ứng viên có kinh nghiệm 2 năm nhưng ngành khác deal lương đến 7 triệu lương cơ bản.
Tuy ứng viên trái ngành nhưng khả năng sale trong bất động sản khá tốt, hơn nữa họ có một lượng nhỏ data khách hàng là doanh nghiệp. Bạn có thể dựa vào lợi thế đó deal lương cho họ là 5 triệu nhưng sẽ có thưởng nóng khi ký được hợp đồng, sau thời gian thử việc lương sẽ lên 7 triệu.
1.2. Kiến thức chuyên môn
Việc deal lương cho một nhân viên còn dựa trên những yếu tố sau đây:
- Trình độ học vấn cao nhất.
- Chứng chỉ chuyên môn phù hợp.
- Kiến thức về ngoại ngữ (chứng chỉ tiếng Anh, Hàn, Trung,… tùy công ty).
Kiến thức chuyên môn là một điều quan trọng trong việc deal lương cho nhân viên. Tuy nhiên, nó không ảnh hưởng nhiều việc nhà tuyển dụng đưa ra mức lương tương đương với mức lương mà ứng viên đang tìm kiếm. Các công ty thường ít chú trọng đến bằng cấp mà cần tìm những người phù hợp với văn hóa và tính chất của công việc.
Vì vậy, nhà tuyển dụng có thể sử dụng bằng cấp là cơ sở để đưa ra cách deal lương với ứng viên mức lương cơ bản chung. Mức lương này sẽ bằng với mức lương cơ bản cũ của nhân viên cũ, hoặc nó có thể nhỏ hơn mức lương của nhân cũ hiện tại 80%. Một số công ty cần trình độ về ngoại ngữ nên việc deal lương này có thể cao hơn một chút để giữ ứng viên, vì trình độ ngoại ngữ của các ứng viên hiện nay vẫn còn hơi kém.
Lưu ý nhỏ đối với các công ty là không nên để mức lương của người trình độ cao đẳng/đại học nhỏ hơn người có bằng trung cấp hoặc không có bằng cấp. Điều đó dễ khiến ứng viên cảm thấy chế độ của công ty không thỏa đáng và họ không muốn đồng hành cùng.
1.3. Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định mức lương mà nhà tuyển dụng sẽ trả cho ứng viên. Đối với nhà tuyển dụng, cái gọi là kinh nghiệm làm việc của một người thường được tính bằng năm, bằng thành tích cá nhân ở công ty trước đó.
Một ứng viên có kinh nghiệm làm việc dày dặn ở một công ty nhiều năm, họ có nhiều thành tích hoàn thành công việc thì công ty nên có mức lương tốt giữ chân họ. Công ty có thể dựa vào mức lương trước của họ và mức lương họ mong muốn để deal lương. Bạn có thể cân bằng giữa hai mức lương đưa ra mức lương ở giữa nếu nhận thấy kinh nghiệm của ứng viên là điều công ty bạn cần. Đây cũng là một cách deal lương với ứng viên hiệu quả.
1.4. Khả năng đáp ứng công việc
Nhiều công ty thường có các bài kiểm tra đầu vào để xác định kỹ năng công việc phù hợp của ứng viên. Do đó, họ sẽ hiểu trình độ thực sự của ứng viên đang ở đâu.
Ứng viên có khả năng đáp ứng công việc cao, công ty nên có mức lương tốt có thể giữ 85% mức lương nhân viên chính thức và rút ngắn thời gian thử việc. Nhưng ứng viên mức đáp ứng công việc còn chưa ổn cần đào tạo nhiều bạn chỉ nên để 70 -75% mức lương chính thức và tăng dần sau quá trình thử việc.
1.5. Mức độ cần thiết của vị trí
Khi một dự án đang ở giai đoạn đầu, các công ty có thể trả rất nhiều tiền để thuê nhân viên một cách nhanh chóng. Mục đích nhằm có đủ nguồn nhân sự để vận hành công ty một các tốt nhất.
Vị trí công việc nếu quan trọng hãy để một mức lương hấp dẫn kèm phúc lợi tốt để thu hút ứng viên. Vì vị trí cần thiết nên cần một ứng viên lâu dài để công ty vận hành trơn tru nên mức lương tốt giữ chân nhân viên hơn là việc thay đổi nhân viên liên tục. Bạn có thể trả đúng mức lương ứng viên mong muốn hoặc 90% miễn ứng viên đáp ứng được những yếu tố trên.
Vị trí công việc nếu ngắn hạn hoặc không quá quan trọng, việc thay thế nhân sự không ảnh hưởng nhiều công ty, thì bạn có thể để mức lương phổ thông trong ngành.
2. 4 cách deal lương với ứng viên dành cho nhà tuyển dụng
2.1. Đưa khung lương rõ ràng
Công ty phải đảm bảo có mức lương “sàn” và “trần” cho từng vị trí được tuyển dụng. Mức thấp nhất vẫn cần phù hợp với tiêu chuẩn ngành và đủ hấp dẫn đối với người nộp đơn.
Các ứng viên thường so sánh mức lương của công ty bạn với mức lương của các đối thủ cạnh tranh. Công ty sẽ thông qua nhiều nguồn khác nhau để xác định mức lương cơ bản và mức lương thương lượng với ứng viên.
2.2. Đàm phán lương một cách minh bạch
Các ứng viên thường muốn biết mức lương, muốn biết đánh giá của công ty về giá trị mà họ mang lại. Người sử dụng lao động phải hiểu rõ liệu mức lương mà ứng viên đưa ra có được công ty chấp nhận hay không. Ngược lại, mức lương công ty đưa ra cho ứng viên có hài lòng hay không.
Đặc biệt, “làm thế nào để đáp ứng được nguyện vọng của ứng viên mà không vượt quá khả năng tài chính của công ty? Đây là “bài toán” cho các nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng cần biết rõ những gì họ đang tìm kiếm, những lợi ích mà họ mong đợi và mức thu nhập có thể trả là bao nhiêu cho ứng viên. Hầu hết các ứng viên đều cởi mở về những gì họ thực sự muốn. Dựa vào đây, bạn có thể ước tính mức lương và đưa ra cách deal lương với ứng viên.
2.3. Ngoài lương thì cũng cần quan tâm đến thưởng, phụ cấp
Nếu ứng viên thực sự chất lượng, nhà tuyển dụng không được phép “phá” lương công ty, nhà tuyển dụng có thể cân nhắc một lời đề nghị hấp dẫn không liên quan đến lương cơ bản. Đây là phần thưởng hiệu suất hoặc hoa hồng của công ty cho các mốc quan trọng. Bạn nên xem xét khả năng này trước khi đàm phán lương với ứng viên, có thể cả với giám đốc.
Một lưu ý nhỏ cho nhà tuyển dụng có thể xem xét những yếu tố chưa hài lòng ở công ty trước của ứng viên, hoặc bạn nên xem tình hình thực tế của ứng viên như: tình trạng gia đình, nhà ở,… để đưa ra mức hỗ trợ họ.
2.4. Đặt yếu tố con người lên hàng đầu
Làm thế nào để làm cho vị trí ứng tuyển trở nên hấp dẫn đối với ứng viên trước khi bắt đầu đàm phán lương? Để trả lời câu hỏi này, nhà tuyển dụng cần hiểu điều gì là quan trọng đối với ứng viên của bạn. Ngoài mức lương cố định, có những ứng viên quan tâm đến: thưởng, nghỉ lễ, bảo hiểm y tế hay sự linh hoạt trong môi trường làm việc…
Nhà tuyển dụng nên tạo ra một “gói đãi ngộ” đủ để thu hút người nộp đơn. Ví dụ, cho phép ứng viên có một số vị trí làm việc tại nhà miễn là không ảnh hưởng đến lợi ích của công ty. Một số công ty sử dụng gói chăm sóc sức khỏe cao cấp như một lợi ích bổ sung cho quản lý cấp cao hoặc nhân viên chủ chốt. Một số công ty khác sử dụng các gói du lịch cao cấp trong và ngoài nước để thưởng cho nhân viên của họ có thành tích tốt.
3. Một số kịch bản khi deal lương với ứng viên
3.1. Ứng viên không muốn nói đến lương
Nếu bạn gặp một ứng viên do dự khi nói về tiền bạc, bạn hãy gợi ý cho ứng viên đó lý do tại sao bạn lại nói về vấn đề đó: “Tôi muốn hiểu rõ hơn về mức lương xác định của bạn như thế nào?”. Nếu điều đó vẫn không thay đổi suy nghĩ ứng viên, hãy bắt đầu một cuộc trò chuyện thay vì tranh luận.
Giả sử bạn đang phỏng vấn một ứng viên hàng đầu trong ngành thay vì hỏi về mức lương trong quá khứ hoặc kỳ vọng hiện tại của họ, bạn hãy kể một câu chuyện chung về ngành của công ty “Trong ngành này các nhân tài như bạn tôi thấy khá khó khăn tìm việc ưng ý, bạn nghĩ có hẳn do mức thu nhập chưa đảm bảo?”.
3.2. Ứng viên quan tâm đến các vấn đề khác ngoài lương
Một số ứng viên có thể không phải thu nhập chính của gia đình nên mức lương chưa phải yếu tố hàng đầu với họ. Bạn có thể tìm hiểu xác định vấn đề họ đang quan tâm, mong muốn nhất với những câu chuyện cởi mở.
Như ứng viên nữ có gia đình và con nhỏ nên họ chỉ quan tâm tới thời gian làm việc, chế độ bảo hiểm, nghỉ con ốm. Bạn có thể tỏ sự đồng cảm thấu hiểu đưa ra thời gian làm việc phù hợp mong muốn, ưu tiên họ nghỉ khi con ốm dựa trên hoạt động công việc của công ty. Ngoài ra, nếu bạn muốn giữ ứng viên hãy thêm phúc lợi con ốm nghỉ nhà làm online được hưởng 90% lương, quà tặng lễ tết.
Một số ứng viên nam thì lo ngại khá nhiều đến vấn đề đi lại. Nhà ở của họ khá xa công ty. Bạn có thể cân nhắc hỗ trợ xăng xe hoặc hỗ trợ nhà ở cho ứng viên. Việc hỗ trợ tùy khả năng của công ty, bạn có thể hỗ trợ khoảng 50%.
Khi bạn biết họ bỏ lỡ điều gì, bạn có thể nghĩ về những thứ khác mà bạn có thể cung cấp cho ứng viên ngoài tiền lương. Điều đó sẽ giúp bạn thành công hơn khi có được ứng viên tiềm năng.
3.3. Ứng viên deal một mức lương quá cao
Đây là tình huống hay gặp nhất khi tuyển dụng. Nếu bạn biết rằng mức lương mà ứng viên đưa ra là quá cao so với thị trường, bạn hãy đảo ngược tình thế bằng những câu hỏi sau: “Hãy giúp tôi biết bạn nghĩ mức lương này đáng giá bao nhiêu?”, “Tôi muốn hiểu bạn đã làm gì để có được mức lương đó?”.
Sau đó, bạn chỉ cần im lặng và chờ đợi câu trả lời của ứng viên. Hầu hết các ứng viên đều có những câu trả lời còn nhiều vấn đề, nên bạn có thể lấy đó là căn cứ để deal lại một mức lương phù hợp.
4. Lời kết
Đàm phán lương thường là giai đoạn cuối cùng của cuộc phỏng vấn, được cả ứng viên và nhà tuyển dụng đều quan tâm. Cách deal lương với ứng viên hiệu quả là một nghệ thuật, nhà tuyển dụng phải thông minh và nhạy bén trong việc xử lý để không mất đi những ứng viên tiềm năng, nhưng nó vẫn đảm bảo mức lương hợp lý với ngân sách lương mà công ty sẵn sàng trả cho vị trí đó. MISA AMIS hy vọng với bài viết trên sẽ giúp các nhà tuyển dụng có deal lương thành công và tuyển dụng được nhân sự cho Doanh nghiệp của mình.