Công thức xây chính sách chiết khấu cho đại lý vững mạnh

07/01/2025
28

Trong kinh doanh B2B, việc thiết kế chính sách chiết khấu cho đại lý không chỉ là một công cụ khuyến khích doanh số mà còn là chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ đối tác bền vững và mở rộng thị trường.

Một chính sách chiết khấu hiệu quả cần được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu thị trường, năng lực của đại lý và mục tiêu tài chính của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giúp đội ngũ khám phá quy trình xây dựng chính sách chiết khấu vững mạnh cùng các công thức tính toán linh hoạt, minh bạch, đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích đối tác và lợi nhuận doanh nghiệp.

Chính sách chiết khấu là gì?

Chính sách chiết khấu bán hàng là tập hợp các quy định mà doanh nghiệp đưa ra nhằm giảm giá, trả hoa hồng hoặc cung cấp các lợi ích tài chính khác cho đại lý hoặc đối tác khi họ đạt được một số điều kiện nhất định. Mục tiêu chính là khuyến khích đại lý tăng doanh số, duy trì hợp tác lâu dài, và đảm bảo phân phối sản phẩm một cách hiệu quả.

Có thể nói, chính sách chiết khấu bán hàng cho đại lý là “chất keo dính” gắn bó và thúc đẩy mối quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất và các nhà phân phối trung gian.

Những chính sách hấp dẫn, thông minh và minh bạch sẽ tạo nên lợi thế vững chắc cho doanh nghiệp:

  • Thúc đẩy doanh số và mở rộng thị trường: Thu hút và khuyến khích các đại lý tích cực bán hàng, giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng.
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ đối tác: Sự minh bạch, công bằng tạo nên lòng tin với các đại lý, duy trì hợp tác dài hạn.
  • Tối ưu hóa chi phí và gia tăng lợi nhuận: Thay vì chi mạnh tay cho marketing truyền thống, chiết khấu giúp giảm chi phí quảng bá trực tiếp. Doanh nghiệp chỉ cần trả chiết khấu dựa trên doanh số thực tế mà đại lý đạt được.

Những sai lầm phổ biến khi xây dựng chính sách chiết khấu cho đại lý

Trên thị trường đã có không ít doanh nghiệp từng phải hứng chịu hậu quả nhãn tiền vì không nghiên cứu cách xây dựng chính sách đại lý bài bản ngay từ đầu, dẫn đến việc phải mất thời gian để điều chỉnh lại sau này, gây gián đoạn trong mối quan hệ với đại lý. Thêm vào đó là phải bỏ ra những chi phí bổ sung các chương trình kích cầu hoặc marketing để bù đắp thiệt hại.

Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến mà các nhà hoạch định chiến lược phân phối cần nắm lòng để tránh “dẫm vào vết xe đổ” khi xây dựng chính sách chiết khấu cho đại lý:

chính sách chiết khấu cho đại lý
5 sai lầm phổ biến khi xây dựng chính sách chiết khấu bán hàng cho đại lý.

1. Không phân khúc đối tác rõ ràng

  • Áp dụng cùng một chính sách chiết khấu cho tất cả các đại lý mà không xem xét quy mô, năng lực, hay mức độ đóng góp của từng đại lý.
  • Đại lý lớn không cảm thấy được ưu tiên, dễ mất động lực hợp tác.
  • Đại lý nhỏ khó cạnh tranh, dẫn đến tình trạng không đồng đều trong mạng lưới phân phối.
  • Ví dụ: Một doanh nghiệp ngành FMCG từng gặp vấn đề khi áp dụng chính sách chiết khấu cố định 5% cho tất cả đại lý, khiến các đại lý lớn chuyển sang hợp tác với đối thủ cung cấp mức chiết khấu linh hoạt hơn.

2. Thiếu minh bạch trong chính sách chiết khấu bán hàng cho đại lý

  • Không truyền tải rõ ràng điều kiện và cách tính chiết khấu cho đại lý.
  • Đại lý hiểu sai, dẫn đến tranh chấp hoặc mất lòng tin.
  • Khó quản lý và kiểm soát hiệu quả chiết khấu, gây thiệt hại tài chính.
  • Ví dụ: Công ty Hoa Linh vấp phải phải phản đối gay gắt từ các đại lý phân phối vì áp dụng mức chiết khấu sâu cho kênh livestream cùng KOL nhưng không truyền thông rõ ràng, khiến các đại lý dễ bị khách hàng hiểu sai là bán giá chênh quá cao.

3. Chiết khấu quá cao hoặc không kiểm soát

  • Đưa ra mức chiết khấu hấp dẫn nhưng không tính toán đến lợi nhuận tổng thể.
  • Doanh nghiệp mất kiểm soát chi phí, dẫn đến thâm hụt ngân sách.
  • Không thể tái đầu tư vào các hoạt động phát triển kinh doanh khác.

4. Không điều chỉnh theo biến động thị trường

  • Chính sách chiết khấu cho đại lý cứng nhắc, không linh hoạt để thích nghi với các yếu tố như mùa cao điểm, cạnh tranh, hoặc thay đổi nhu cầu của khách hàng.
  • Đại lý cảm thấy thiếu hỗ trợ khi thị trường biến động.
  • Đối thủ cạnh tranh có cơ hội vượt lên nhờ chính sách thích nghi tốt hơn.

5. Không tích hợp công nghệ quản lý

  • Quản lý thủ công hoặc không sử dụng công cụ đo lường hiệu quả của chính sách.
  • Dữ liệu thiếu chính xác, gây khó khăn trong việc tối ưu hóa chiết khấu.
  • Tốn thời gian và nguồn lực để kiểm soát thủ công các giao dịch.
Anh/chị đang tìm kiếm giải pháp công nghệ vận hành phân phối toàn diện?Tìm hiểu ngay MISA AMIS CRM & DMS 2 trong 1 tối ưu cho doanh nghiệp B2B

Phần mềm hỗ trợ quản lý – vận hành phân phối từ lâu đã trở thành công cụ đắc lực không thể thiếu của các doanh nghiệp B2B. Một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp khắp cả nước tin dùng nhiều nhất chính là MISA AMIS CRM & DMS 2 trong 1.

Nổi bật trên thị trường công nghệ với bộ tính năng toàn diện, tinh gọn toàn bộ quy trình phân phối & bán hàng trên một nền tảng tập trung, MISA AMIS CRM còn là phần mềm hỗ trợ kinh doanh đầu tiên tích hợp trợ lý trí tuệ nhân tạo (AI). Nhờ đó, đội ngũ doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng phần mềm, tra cứu nhanh thông tin và số liệu chỉ với những câu lệnh.

chính sách chiết khấu cho đại lý

Dùng thử miễn phí

Quy trình xây dựng chính sách chiết khấu cho đại lý vững mạnh

chính sách chiết khấu cho đại lý
6 bước quy trình xây dựng chính sách chiết khấu cho đại lý

1. Phân tích và đánh giá thị trường

Để xây dựng được bảng chiết khấu cho đại lý phù hợp, doanh nghiệp cần hiểu rõ thị trường và nhu cầu của đại lý, có thể thực hiện dựa theo trình tự:

  • Nghiên cứu hành vi và động lực của đại lý (doanh số trung bình, mặt hàng ưa chuộng, khả năng thanh khoản).
  • Đánh giá mức chiết khấu của đối thủ cạnh tranh.
  • Xác định sản phẩm cần ưu tiên (sản phẩm mới, hàng tồn kho, sản phẩm chủ lực).

2. Phân khúc và phân loại đại lý

Phân loại phân khúc rõ ràng để thiết kế chính sách phù hợp với từng nhóm đại lý:

  • Theo doanh thu: Đại lý nhỏ, trung bình, lớn.
  • Theo loại hình kinh doanh: Bán lẻ, bán buôn, kênh trực tuyến.
  • Theo khu vực: Thành thị, nông thôn, vùng miền đặc thù.

Ví dụ:

  • Đại lý lớn (doanh thu trên 500 triệu/tháng): Hưởng chiết khấu cao hơn và được hỗ trợ quảng cáo.
  • Đại lý nhỏ: Hưởng chiết khấu thấp nhưng được đào tạo bán hàng miễn phí.

3. Xây dựng các tiêu chí chính sách chiết khấu cho đại lý

Những điều kiện để hưởng chiết khấu cần được xác định rõ ràng để có sự minh bạch và phục vụ mục đích cụ thể cho doanh nghiệp. Những tiêu chí phổ biến bao gồm:

  • Theo doanh số bán hàng: Chiết khấu lũy tiến khi đạt các mốc doanh thu.
  • Theo số lượng đơn hàng: Mức chiết khấu tăng khi số lượng đơn hàng lớn.
  • Theo sản phẩm: Chiết khấu cao cho sản phẩm mới hoặc hàng tồn kho.
  • Theo thời gian: Chiết khấu đặc biệt vào mùa cao điểm (Tết, lễ hội).
Ví dụ về bảng chiết khấu đại lý gạo theo doanh số bán hàng
Doanh số (triệu) >=40 >=100 >=200 >=500
Thưởng chiết khấu 8% 10% 12% 15%

4. Tính toán mức chiết khấu cho đại lý

Để đảm bảo mức chiết khấu cho đại lý hấp dẫn nhưng không ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận, doanh nghiệp nên tính toán mức chiết khấu dựa trên:

  • Phân tích chi phí sản xuất, giá vốn, và biên lợi nhuận.
  • Cân nhắc giá trị gia tăng từ chiết khấu (tăng doanh số, mở rộng thị trường).
  • Kiểm tra khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Chi tiết về công thức tính toán mức chiết khấu cho đại lý sẽ được trình bày ở mục dưới.

5. Thử nghiệm và tối ưu chính sách chiết khấu cho đại lý

  • Thử nghiệm chính sách trên một nhóm đại lý nhỏ.
  • Thu thập phản hồi từ đại lý và điều chỉnh chính sách (nếu cần).
  • Đánh giá tác động đến doanh thu và lợi nhuận.

6. Triển khai chính sách chiết khấu cho đại lý và theo dõi hiệu quả

  • Thông báo rõ ràng chính sách đến đại lý (qua hợp đồng, tài liệu).
  • Sử dụng phần mềm quản lý để theo dõi doanh số, chiết khấu, và hiệu quả.
  • Định kỳ đánh giá và cải tiến chính sách dựa trên phản hồi và dữ liệu thị trường.

Tìm hiểu thêm: Tham khảo chính sách đại lý mỹ phẩm

Công thức tính mức chính sách chiết khấu cho đại lý

Công thức tính chiết khấu cần linh hoạt và phù hợp với đặc thù kinh doanh. Dưới đây là một số công thức phổ biến:

chính sách chiết khấu cho đại lý
3 công thức phổ biến để tính mức chiết khấu cho đại lý.

1. Công thức chiết khấu lũy tiến theo doanh số

Chiết khấu = Doanh thu x Tỉ lệ chiết khấu

Trong đó:

  • Doanh thu: Tổng doanh số mà đại lý đạt được trong kỳ.
  • Tỷ lệ chiết khấu: Thay đổi theo mốc doanh thu đạt được.

Ví dụ:

  • Doanh thu 0 – 100 triệu: Tỷ lệ chiết khấu 5%.
  • Doanh thu 100 – 300 triệu: Tỷ lệ chiết khấu 10%.
  • Doanh thu trên 300 triệu: Tỷ lệ chiết khấu 15%.

Nếu đại lý đạt doanh thu 200 triệu:

Chiết khấu = 200,000,000 x 10% = 20,000,000 VNĐ

2. Công thức chiết khấu theo số lượng sản phẩm

Chiết khấu = Số lượng sản phẩm x Chiết khấu đơn vị

Trong đó:

  • Số lượng sản phẩm: Tổng sản phẩm bán được.
  • Chiết khấu đơn vị: Mức chiết khấu áp dụng cho từng sản phẩm.

Ví dụ:

Mỗi sản phẩm chiết khấu 10,000 VNĐ và đại lý bán được 1,000 sản phẩm:

Chiết khấu = 1,000 x 10,000 = 10,000,000 VNĐ

3. Công thức chiết khấu đặc biệt theo thời gian

Áp dụng vào mùa cao điểm hoặc sản phẩm cần đẩy mạnh tiêu thụ:

Chiết khấu = Doanh thu x Tỉ lệ chiết khấu đặc biệt

Ví dụ:

Tỷ lệ chiết khấu đặc biệt là 20% cho doanh thu trong tuần lễ khuyến mãi, đại lý đạt doanh thu 500 triệu trong tuần:

Chiết khấu = 500,000,000 x 20% = 100,000,000 VNĐ

Mẫu chính sách bán hàng cho đại lý dành cho doanh nghiệp B2B

Mời anh/chị bấm vào ảnh dưới để tải bộ biểu mẫu chính sách bán hàng cho đại lý được xây dựng dành cho các doanh nghiệp B2B dựa trên các yếu tố bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp như: thị trường, khách hàng, phân tích cạnh tranh,… Các doanh nghiệp có thể tham khảo, áp dụng ngay hoặc dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu, mục tiêu của mình.

Bộ biểu mẫu bao gồm:

  • Mẫu chính sách giá, mẫu chính sách chiết khấu bán hàng
  • Mẫu chính sách thanh toán và công nợ
  • Mẫu chính sách bảo hành
  • Mẫu chính sách giao hàng, đổi trả, hỗ trợ Marketing,..

chính sách chiết khấu cho đại lý

Tổng kết về chính sách chiết khấu cho đại lý

Xây dựng chính sách chiết khấu cho đại lý không chỉ là việc áp dụng những con số, mà còn đòi hỏi sự nghiên cứu, phân tích và sáng tạo để phù hợp với nhu cầu thị trường và mục tiêu doanh nghiệp. Một chính sách tốt sẽ giúp thúc đẩy doanh số, củng cố quan hệ đối tác và tạo nên lợi thế cạnh tranh vững chắc trên thị trường. Hãy bắt đầu từ việc phân tích thị trường, phân khúc đối tác, và tối ưu các công thức chiết khấu thông minh để đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả