Chiến lược Marketing của Jollibee tại Việt Nam có gì đặc biệt?

11/11/2024
418

Jollibee, thương hiệu gà rán nổi tiếng đến từ Philippines, đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam với hơn 160 cửa hàng trải dài khắp cả nước. Không chỉ chinh phục khách hàng bằng hương vị gà rán đặc trưng, Jollibee còn thành công nhờ vào chiến lược marketing sáng tạo và tinh tế. Vậy chiến lược marketing của Jollibee tại Việt Nam có gì đặc biệt để giúp thương hiệu này cạnh tranh với những “ông lớn” như KFC hay Lotteria? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu về Jollibee

Jollibee của nước nào? 

chiến lược marketing của jollibee tại việt nam
Ông chủ sáng lập Jollibee – Tony Tan đứng cạnh chú ong linh vật của thương hiệu.

Jollibee là thương hiệu ăn nhanh đến từ Philippines và đã trở thành một trong những tập đoàn F&B lớn nhất thế giới. Jollibee có xuất phát khiêm tốn từ 2 tiệm kem nhỏ được thành lập vào năm 1975 bởi doanh nhân Tony Tan tại thành phố Quezon, Philippines.

Chỉ 3 năm sau đó, tập đoàn Jollibee được thành lập và hoạt động kinh doanh của Jollibee đã nhanh chóng mở rộng quy mô thành chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh phục vụ gia đình vào năm 1978.

Nhờ sự phát triển của mô hình nhượng quyền, tính đến năm 2024, Jollibee có hàng nghìn chi nhánh trên khắp thế giới, bao gồm các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, Trung Đông và Đông Nam Á.

5 giá trị cốt lõi của Jollibee

  • Customer Focus/ Lấy khách hàng làm trọng tâm.
  • Speed with Excellence/ Tốc độ cùng với sự xuất sắc.
  • Humility to Listen & Learn/ Khiêm tốn Lắng nghe & học hỏi.
  • Spirit of Family & Fun/ Tinh thần Gia đình Vui vẻ
  • Intergrity/ Trung thực & Liêm chính.

Thành tựu toàn cầu của Jollibee

  • Quy mô: Jollibee có hơn 1.500 cửa hàng trên toàn thế giới, bao gồm các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, UAE, Trung Quốc, Singapore, và nhiều nước khác.
  • Mạng lưới: Jollibee thuộc sở hữu của Jollibee Foods Corporation (JFC), tập đoàn điều hành hơn 5.800 cửa hàng thuộc các thương hiệu khác nhau (Chowking, Greenwich, Red Ribbon, Mang Inasal, Burger King Philippines).
  • Sự công nhận: Jolibee đã vượt qua các tên tuổi lớn như McDonald’s, KFC, và Burger King để giành vị trí thương hiệu thực phẩm hàng đầu tại Đông Nam Á năm 2024.

Sự thành công của Jollibee tại Việt Nam

Nhờ có chiến lược Marketing tại Việt Nam phù hợp với thị hiếu, thương hiệu Jollibee cũng gặt hái được thành công nhất định dù phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ nước ngoài:

  • Jollibee mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2005.
  • Tính đến năm 2024, Jollibee đã có hơn 160 cửa hàng trên khắp cả nước, trở thành một trong những chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam.
  • Jollibee đã nhận được sự yêu thích từ người tiêu dùng Việt nhờ vào việc kết hợp hương vị truyền thống của châu Á với phong cách ẩm thực phương Tây, đặc biệt là món gà rán giòn rụmmì Ý Jollibee.
Chiến lược Marketing của Jollibee tại Việt Nam
Jollibee đạt top 2 công ty dịch vụ ăn uống uy tín năm 2024 tại Việt Nam.

Bức tranh kinh doanh của Jollibee tại Việt Nam

Trước khi đi vào phân tích chiến lược Marketing của Jollibee tại Việt Nam, hãy cùng tham khảo thông tin về toàn cảnh bức tranh kinh doanh của Jollibee tại thị trường gà rán trong nước.

Thị trường mục tiêu của Jollibee

Jollibee có mô hình tương tự với những thương hiệu đồ ăn nhanh quốc tế như KFC, McDonald’s, Lotteria,.. Để khác biệt hóa với đối thủ, Jollibee kết hợp hương vị phương Tây với phong cách ẩm thực châu Á, linh hoạt điều chỉnh hương vị cho phù hợp với khẩu vị mỗi vùng.

Phân khúc khách hàng mục tiêu của Jollibee là tầng lớp trung lưu tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt nhắm đến các khu vực có cộng đồng người Philippines sinh sống và các quốc gia Đông Nam Á, Trung Đông, và Bắc Mỹ.

Tại Việt Nam, thương hiệu này tập trung mở rộng các cửa hàng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, nơi có mật độ dân cư cao và tiêu dùng sôi nổi, phù hợp với tiêu chí đối tượng khách hàng của Jollibee.

Khách hàng mục tiêu của Jollibee là ai?

chiến lược marketing của jollibee tại việt nam

Với chiến lược nhấn mạnh vào gia đình, Jollibee tập trung vào các phân khúc người tiêu dùng có thú nhập trung bình đến khá. Sự đa dạng trong thực đơn, bao gồm các món gà rán, mì ý, và các combo tiện lợi giúp thương hiệu đáp ứng nhu cầu của khách hàng Việt.

Dưới đây là 3 nhóm đối tượng chính trong chiến lược Marketing của Jollibee tại Việt Nam:

  • Gia đình có trẻ em: Đây là nhóm khách hàng cốt lõi, thường xuyên ghé thăm các cửa hàng Jollibee. Thương hiệu này xây dựng hình ảnh thân thiện với gia đình thông qua không gian thoải mái, khu vui chơi cho trẻ em và phục vụ tổ chức các bữa tiệc sinh nhật.
  • Giới trẻ và sinh viên: Nhóm khách hàng tiềm năng với sức mua ngày càng tăng và sẵn sàng thử nghiệm các xu hướng ẩm thực mới. Đặc biệt, nhóm này có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội, giúp Jollibee gia tăng nhận diện thương hiệu thông qua word-of-mouth (truyền miệng) và viral marketing.
  • Nhân viên văn phòng: Đây là những người có thu nhập ổn định, tìm kiếm các bữa ăn nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng trong giờ nghỉ trưa hoặc sau giờ làm.

Các nhóm khách hàng của Jollibee có điểm chung trong hành vi tiêu dùng là:

  • Yêu thích các món ăn nhanh, tiện lợi nhưng vẫn phải ngon miệng.
  • Ưu tiên những chuỗi cửa hàng có thương hiệu, uy tín.
  • Thường xuyên sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến.
  • Bị thu hút bởi các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt.

Các sản phẩm của Jollibee tại Việt Nam

Các sản phẩm của Jollibee tại Việt Nam được xây dựng khá đa dạng, kết hợp giữa các món ăn nhanh mang phong cách phương Tây và các món ăn có hương vị phù hợp với khẩu vị của người Việt:

  • Gà rán Chickenjoy
  • Mì Ý Jolly Spaghetti
  • Burger nhiều vị
  • Cơm gà & cơm thịt kho
  • Khoai tây chiên (Jolly Crispy Fries)
  • Phần ăn trẻ em (Jolly Kids Meal)
  • Thức uống và tráng miệng
  • Combo tiết kiệm (ghép nhiều món ăn với giá ưu đãi)
  • Món ăn theo mùa

Phân tích SWOT của Jollibee

Qua việc phân tích mô hình SWOT của Jollibee, chúng ta sẽ có góc nhìn tổng thể về điểm mạnh, điểm yếu của Jollibee, cũng như những thách thức và cơ hội mà thương hiệu này phải đối mặt khi phát triển tại thị trường Việt Nam.

Strengths – Điểm mạnh của Jollibee:

  • Thương hiệu mạnh: Là một thương hiệu quốc tế uy tín với sự hiện diện toàn cầu, đặc biệt nổi bật ở Đông Nam Á.
  • Hình ảnh thương hiệu thân thiện: So với các đối thủ khác, Jollibee có hình ảnh thân thiện, gần gũi hơn hẳn nhờ có sự hiện diện của brand mascot là chú ong dễ thương, thu hút các bạn nhỏ và các gia đình.
  • Hương vị độc đáo và khác biệt: Các món ăn của Jollibee, đặc biệt là Chickenjoy (gà rán) và Jolly Spaghetti, mang đậm phong cách ẩm thực Philippines với sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt và mặn. Điều này tạo nên sự khác biệt so với các thương hiệu gà rán khác như KFC hay Lotteria.
  • Chiến lược giá cả hợp lý: Jollibee nhắm vào phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình, với mức giá vừa phải và nhiều combo tiết kiệm. Điều này giúp thương hiệu tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn, đặc biệt là các gia đình.

  • Hệ thống cửa hàng rộng khắp: Với hơn 160 cửa hàng trên toàn quốc, Jollibee có độ phủ sóng tương đối tốt, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và thưởng thức món ăn của thương hiệu.

Weaknesses – Điểm yếu của Jollibee:

  • Hạn chế khi mở rộng phân khúc và cạnh tranh: Trong mắt khách hàng, Jollibee được đánh giá trong là có phần bình dân hơn so với đối thủ như KFC, Lotteria, McDonald’s, trong khi giá thành thì lại ngang bằng hoặc chỉ thấp hơn chút xíu. Điều này khiến Jollibee dễ hụt mất các khách hàng chi tiêu cao vào tay đối thủ.
  • Chưa ứng dụng công nghệ tối ưu: Jollibee vẫn sử dụng phương pháp chế biến truyền thống, chưa tối ưu được về chi phí và thời gian.
  • Hoạt động marketing còn yếu so với đối thủ: Chiến lược Marketing của Jollibee tại Việt Nam tuy cũng khá sôi nổi nhưng vẫn được đánh giá là đầu tư chưa bằng so với các đối thủ đến từ quốc tế.

Opportunities – Cơ hội của Jollibee:

  • Mở rộng thị trường: Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tầng lớp trung lưu và ngành fast food đều đang phát triển tốt.
  • Thúc đẩy giao hàng trực tuyến: Tăng cường dịch vụ giao hàng qua các ứng dụng như GrabFood, ShopeeFood để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về ăn uống tại nhà.
  • Xu hướng tiêu dùng của thế hệ trẻ: Giới trẻ Việt Nam có xu hướng ưa thích các món ăn nhanh và trải nghiệm ẩm thực đa dạng. Đây là cơ hội để Jollibee đẩy mạnh các chiến dịch quảng bá nhắm vào nhóm khách hàng trẻ tuổi.

Threats – Thách thức của Jollibee:

  • Cạnh tranh khốc liệt: Các đối thủ cạnh tranh của Jollibee như như KFC, McDonald’s, Burger King, Lotteria không ngừng mở rộng tại Việt Namr, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt về thị phần.
  • Thay đổi thói quen tiêu dùng: Khách hàng Việt Nam ngày càng quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe, dẫn đến xu hướng chuyển sang các lựa chọn ăn uống lành mạnh hơn, thay vì các món fast food nhiều dầu mỡ.

  • Biến động kinh tế và chi phí nguyên liệu: Tình hình kinh tế toàn cầu không ổn định, cùng với sự gia tăng giá nguyên liệu, có thể ảnh hưởng đến chi phí vận hành và giá bán của Jollibee.

Tìm hiểu thêm: Chiến lược Marketing của KFC

Chiến lược Marketing của Jollibee tại Việt Nam

Chiến lược Marketing Mix của Jollibee tại thị trường Việt Nam được thể hiện qua những yếu tố sau:

1. Chiến lược Marketing của Jollibee tại Việt Nam về Sản phẩm (Product):

  • Điều chỉnh phù hợp với thị hiếu địa phương: Jollibee đã điều chỉnh các sản phẩm của mình để đáp ứng khẩu vị của người Việt Nam. Bên cạnh các món ăn truyền thống như Chickenjoy (gà rán) và Jolly Spaghetti (mì Ý vị ngọt), Jollibee còn giới thiệu thêm cơm gà sốt tiêu, cơm thịt kho trứng, phù hợp với thói quen ăn cơm của người Việt.
  • Chất lượng và hương vị đặc trưng: Các món ăn của Jollibee nổi bật nhờ hương vị đậm đà với công thức sốt bí mật, khác biệt so với các chuỗi cửa hàng fast food khác. Đặc biệt, món gà rán Chickenjoy có lớp vỏ giòn, thịt mềm ngọt, tạo sự khác biệt so với gà rán của KFC hay Lotteria.
  • Tối ưu hóa danh mục sản phẩm cho các nhóm khách hàng khác nhau: Jollibee cung cấp các lựa chọn combo đa dạng từ bữa ăn cá nhân đến combo gia đình. Các combo tiết kiệm thường bao gồm gà rán, mì Ý, cơm và đồ uống, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn với chi phí hợp lý.
  • Liên tục ra mắt sản phẩm mới theo mùa: Jollibee thường xuyên giới thiệu các sản phẩm giới hạn như Burger phiên bản đặc biệt, hoặc các món tráng miệng theo mùa nhằm thu hút sự chú ý và tạo sự mới lạ cho khách hàng.
Bạn có sản phẩm tốt nhưng chưa quản lý được khâu bán hàng và CSKH hiệu quả?Trải nghiệm MIỄN PHÍ phần mềm bán hàng thông minh MISA AMIS CRM

2. Chiến lược Marketing của Jollibee tại Việt Nam về Giá (Price):

  • Chiến lược giá cả hợp lý: Jollibee áp dụng chiến lược giá cả phải chăng, phù hợp với thu nhập của phần lớn người tiêu dùng Việt Nam. Mức giá của Jollibee thường nằm ở mức trung bình (từ 25.000 VNĐ/phần cho đến các combo 700.000 VNĐ cho đông người), thấp hơn so với McDonald’s nhưng cao hơn một chút so với các quán ăn nhanh nội địa.

  • Combo và khuyến mãi hấp dẫn: Để thu hút khách hàng, Jollibee thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc combo tiết kiệm, đặc biệt là vào các dịp lễ tết hoặc cuối tuần. Điều này không chỉ kích thích nhu cầu tiêu dùng mà còn giúp thương hiệu cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường.

Chiến lược Marketing của Jollibee tại Việt Nam

  • Chiến lược định giá phân khúc: Jollibee sử dụng chiến lược giá linh hoạt để phục vụ nhiều nhóm khách hàng khác nhau, từ học sinh, sinh viên đến các gia đình. Bằng cách cung cấp các bữa ăn với mức giá phải chăng, Jollibee thu hút được lượng lớn khách hàng trẻ tuổi và có thu nhập trung bình.

3. Chiến lược Marketing của Jollibee tại Việt Nam về Phân phối (Place):

  • Mạng lưới cửa hàng rộng khắp: Tính đến nay, Jollibee đã mở hơn 150 cửa hàng tại Việt Nam, phủ sóng rộng rãi từ các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đến các tỉnh lẻ. Điều này giúp thương hiệu dễ dàng tiếp cận khách hàng ở nhiều khu vực khác nhau.

  • Kênh bán hàng trực tuyến phát triển: Jollibee không chỉ tập trung vào hệ thống cửa hàng offline mà còn mở rộng sang các nền tảng giao hàng trực tuyến như GrabFood, ShopeeFood, Baemin, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19 khi nhu cầu đặt món online tăng cao.
  • Thiết kế cửa hàng thân thiện và hiện đại: Jollibee chú trọng đến trải nghiệm khách hàng với không gian quán thoải mái, phù hợp cho các gia đình và nhóm bạn bè. Các cửa hàng được thiết kế theo phong cách trẻ trung, thân thiện, tạo cảm giác thoải mái cho thực khách khi thưởng thức bữa ăn.
  • Chú trọng đến các khu vực đông dân cư và trung tâm thương mại: Jollibee thường mở các cửa hàng tại các khu vực có lưu lượng khách hàng cao như trung tâm thương mại, khu phố đông đúc, hoặc gần các trường học, nhằm tối đa hóa khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng.

4. Chiến lược Marketing của Jollibee tại Việt Nam về Xúc tiến hỗn hợp (Promotion):

Chiến lược Marketing của Jollibee tại Việt Nam nhằm quảng cáo thương hiệu, sản phẩm và khuyến mãi được thương hiệu này triển khai khá bài bản từ các hình thức TVC cho đến các kênh mạng xã hội, các hoạt động trực tiếp tại cửa hàng và các dự án vì cộng đồng:

  • Quảng cáo trên các kênh truyền hình và mạng xã hội: Jollibee sử dụng đa dạng các kênh truyền thông như TV, YouTube, Facebook, TikTok để quảng bá sản phẩm. Các chiến dịch quảng cáo Jollibee thường nhấn mạnh vào giá trị gia đình, niềm vui và sự gắn kết, phù hợp với đối tượng khách hàng tại Việt Nam. Hãng từng “chơi lớn” khi hợp tác với nam ca sĩ có độ nhận diện hàng top Việt Nam là Sơn Tùng M-TP để quảng cáo Jollibee vào năm 2018.

 

  • Sử dụng hình ảnh mascot và các nhân vật đáng yêu: Jollibee tận dụng hình ảnh chú ong Jollibee thân thiện, đáng yêu trong các chiến dịch quảng cáo và sự kiện, tạo nên sự gần gũi với trẻ em và gia đình, giúp Jollibee trở thành cái tên số 1 trong lòng khách hàng khi muốn tổ chức tiệc sinh nhật cho bé.
  • Hoạt động quảng bá offline cùng người nổi tiếng: Năm 2024, Jollibee phát động chuỗi sự kiện The Jolly Tour trải dài 3 miền Bắc Trung Nam, thu hút hơn 300.000 học sinh, sinh viên tham gia. Không chỉ tổ chức các hoạt động và minigame vui nhộn, chuỗi sự kiện này còn có sự tham gia của dàn rapper đang hot gần đây là Pháp Kiều, 24k.Right, Vũ Phụng Tiên, HURRYKNG, Quang Hùng MasterD và OgeNus,…

chiến lược marketing của jollibee tại việt nam

  • Chiến lược tài trợ và tổ chức sự kiện cộng đồng: Thương hiệu này cũng tham gia các hoạt động tài trợ cho sự kiện cộng đồng, trường học và tổ chức các chương trình từ thiện nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực trong mắt người tiêu dùng. Tiêu biểu có thể kể đến “Triệu Yêu Thương, Tiếp Bước Em Đến Trường”, “Triệu khoảnh khắc Gà Giòn Vui Vẻ”, những dự án gây quỹ giúp các em ở vùng sâu, vùng xa đến trường.

chiến lược marketing của Jollibee tại việt nam

  • Khuyến mãi theo mùa và các dịp lễ tết: Jollibee thường tung ra các chiến dịch khuyến mãi lớn vào các dịp đặc biệt như Tết Nguyên Đán, Trung Thu, Giáng Sinh… Điều này giúp thương hiệu duy trì sự tương tác với khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.
  • Chiến lược quảng bá dựa trên trải nghiệm khách hàng: Jollibee thường xuyên tổ chức các chương trình thử món miễn phí, phát voucher giảm giá và khuyến khích khách hàng để lại đánh giá trên các nền tảng mạng xã hội hoặc tải app riêng của hãng. Điều này giúp tăng cường độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng mới.

Chiến lược Marketing của Jollibee tại Việt Nam

Tổng kết về chiến lược Marketing của Jollibee tại Việt Nam

Có thể thấy, chiến lược marketing của Jollibee tại Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự phát triển và mở rộng thương hiệu này trong suốt những năm qua. Bằng cách hiểu rõ thị hiếu của người tiêu dùng Việt, điều chỉnh thực đơn và triển khai các chiến dịch quảng cáo độc đáo, Jollibee không chỉ tạo được chỗ đứng vững chắc mà còn trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều gia đình Việt. Với sự nỗ lực không ngừng trong việc cải tiến và sáng tạo, Jollibee hứa hẹn sẽ tiếp tục mở rộng thị phần và khẳng định vị thế của mình trong ngành đồ ăn nhanh tại Việt Nam.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả