Nghiệp vụ Thuế Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định hiện...

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế có đối tượng chịu thuế hẹp, chỉ bao gồm hàng hóa và dịch vụ mà Nhà nước cần điều tiết. Vậy đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm những đối tượng nào, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp chi tiết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.

Thuế tiêu đặc biệt (TTĐB) là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt, có tính xa xỉ do các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và tiêu thụ. Thuế tiêu thụ đặc biệt được thu nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như điều tiết đến thu nhập của người tiêu dùng. Áp dụng thu thuế TTĐB cũng góp phần tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước và giảm áp lực với cơ quan Thuế.

Cần hiểu rõ rằng, chủ thể mà thuế tiêu thụ đặc biệt tác động không chỉ có đối tượng nộp thuế mà còn bao gồm người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng. Bởi không ai khác, người tiêu dùng sẽ là người chịu thuế do thuế sẽ được cộng vào giá bán các loại hàng hóa và dịch vụ. Đối tượng nộp thuế TTĐB đóng thêm vai trò thu hộ nhà nước và nộp hộ người tiêu dùng.

Ngoài ra, cũng cần phân biệt khái niệm “đối tượng nộp thuế”“đối tượng chịu thuế”. Đối tượng nộp thuế là các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế TTĐB theo quy định. Trong khi đó đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ, thu nhập hoặc những lợi ích vật chất khác mà thuế tác động đến làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.

1. Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

Theo quy định tại điều 4, thông tư 195/2015/TT-BTC quy định về đối tượng nộp thuế TTĐB bao gồm:

  • Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa:
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Với thuế GTGT, đối tượng nộp thuế là các cá nhân sản xuất, nhập khẩu và cả kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Vì vậy, mỗi lần hàng hóa được giao dịch mua bán lại đều phát sinh thuế GTGT cần kê khai. Trong khi đó, thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh duy nhất một lần tại khâu “sản xuất” hoặc “nhập khẩu”

Ví dụ: 

  • Cơ sở X là đơn vị sản xuất rượu, mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là rượu Baika
  • Cơ sở Y là đơn vị kinh doanh hoạt động karaoke, mua bia Baika của cơ sở X để phục vụ hoạt động kinh doanh của quán Karaoke

Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh ở 1 khâu duy nhất trong quá trình lưu thông hàng hóa. Chính vì vậy, trong trường hợp này thì cơ sở X là người phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, cơ sở Y không phải kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khi mua bia.

Lưu ý: Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh xuất khẩu, mua hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để xuất khẩu nhưng sau đó không xuất khẩu mà bán lại trong nước, lúc này đối tượng có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế TTĐB không phải đơn vị sản xuất mà là cơ sở kinh doanh xuất khẩu.

  • Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dịch vụ

Đối tượng là tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với các nhóm dịch vụ: Kinh doanh vũ trường, kinh doanh massage, Karaoke, Casino, trò chơi điện tử có thưởng; đặt cược; kinh doanh golf, kinh doanh xổ số…

  • Các vấn đề cần quan tâm khi xác định đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

Để xác định chính xác doanh nghiệp mình có thuộc đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hay không, kế toán cần xác định chính xác các vấn đề sau:

  • Doanh nghiệp đang sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Các hàng hóa, dịch vụ này không thuộc vào các trường hợp đặc biệt không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Ví dụ: ô tô dưới 24 chỗ thuộc nhóm đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng nếu ô tô này sử dụng với mục đích quà tặng cho cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì không phải chịu thuế. Doanh nghiệp không phải kê khai, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với trường hợp này.

  • Doanh nghiệp có đáp ứng đủ các điều kiện được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt hay không.

tính thuế tiêu thụ gia tăng

2. Phần mềm hỗ trợ cung cấp thông tin đối tượng hàng hóa chịu thuế TTĐB

Việc theo dõi hạch toán, kê khai và nộp các loại thuế thường gặp nhiều khó khăn, dễ sai sót dẫn đến doanh nghiệp bị phạt từ cơ quan thuế, sử dụng phần mềm kế toán sẽ là giải pháp hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.

Phần mềm kế toán online MISA AMIS hỗ trợ các doanh nghiệp xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt cần phải nộp trong kỳ một cách dễ dàng. Doanh nghiệp chỉ cần tích chọn loại hàng hóa doanh nghiệp đang sản xuất hoặc kinh doanh phải chịu thuế, phần mềm sẽ tự động tổng hợp thông tin tại tab PL-BKBR/TTĐB để xác định số thuế phải nộp trong kỳ. Các nhóm hàng hóa khi được tích lựa chọn sẽ được hiển thị mức thuế suất tương ứng, giúp doanh nghiệp tránh khỏi những sai sót và bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Các tính năng về thuế của phần mềm MISA AMIS Kế toán còn có:

  • Tự động lập tờ khai theo mẫu biểu mới nhất
  • Tự động khấu trừ thuế
  •  Nộp tờ khai trực tiếp cho cơ quan thuế từ phần mềm
  • Các tiện ích khác: kiểm tra tình trạng hoạt động của nhà cung cấp, khách hàng, tự động khấu trừ thuế, hạch toán điều chỉnh thuế GTGT khi lập tờ khai

Ngoài ra, Anh/Chị kế toán doanh nghiệp có thể đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm một giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích như:

  • Hệ sinh thái kết nối:
    • Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
    • Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
    • Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
    • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….

Tham khảo ngay phần mềm kế toán MISA AMIS để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn.

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]