Hướng dẫn tra cứu nợ thuế hải quan mới nhất 2023

10/07/2023
909

Hầu hết các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đều rất quan tâm đến việc tra cứu khoản nợ thuế hải quan. Do đó để giúp cho Doanh nghiệp biết được chính xác khoản nợ thuế hải quan để kịp thời nộp đúng hạn, tránh được các phát sinh do nợ thuế quá hạn và không rơi vào tình trạng tạm dừng làm thủ tục hải quan do nguyên nhân nợ thuế gây ra. Hãy cùng MISA AMIS Kế toán tìm hiểu nội dung này trong bài viết “Hướng dẫn tra cứu nợ thuế hải quan mới nhất.”

1. Các loại thuế hải quan phải nộp khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá 

1.1 Các loại thuế hải quan

Thuế hải quan là thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Theo quy định hiện hành của pháp luật khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, tùy theo mục đích của việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cũng như mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu mà doanh nghiệp có thể phải nộp các khoản thuế khác nhau, thuế hải quan doanh nghiệp phải nộp thuộc các loại thuế sau:

Hình 1: Các loại thuế hải quan

*Thông tin bổ sung về một số loại thuế ít phát sinh như:

Các bạn khi xem thông tin chia sẻ về các loại thuế hải quan trên sẽ có nhiều bạn không biết đến các loại thuế ít gặp như: Thuế tự vệ, Thuế chống bán phá giá, Thuế chống trợ cấp. Đây là các loại thuế mà các doanh nghiệp thông thường ít phát sinh để các bạn hiểu hơn về các loại thuế này MISA AMIS sẽ chia sẻ bổ sung thông tin về các sắc thuế này:

Căn cứ theo khoản 5, 6, 7 Điều 4, Luật Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu năm 2016 định nghĩa về thuế này như sau:

– Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

– Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

– Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Lưu ý: Thuế hải quan là thuật ngữ chưa được khái niệm cụ thể trong các văn bản Pháp lý. Thuật ngữ thuế hải quan được dùng trong ngôn ngữ nói để chỉ chung các loại thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu do cơ quan hải quan thu. 

Có thể bạn quan tâm: Thuế GTGT hàng nhập khẩu có được khấu trừ không? Hướng dẫn hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu

1.2 Đối tượng chịu thuế hải quan

Căn cứ theo Điều 2, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 quy định về đối tượng chịu thuế như sau:

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

– Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

 

Hình 2: Đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Doanh nghiệp của bạn cần chuyển đổi số cho bộ phận Tài chính - Kế toán?Tham khảo ngay giải pháp MISA AMIS Kế toán!

2. Tra cứu nợ thuế hải quan

Bước 1: Truy cập vào trang website của Hải quan Việt Nam 

Các bạn click vào link trang website của Hải quan Việt Nam tại đây: https://www.customs.gov.vn/ 

Bước 2: Truy cập vào mục tra cứu nợ thuế trực tuyến trên website của Hải quan Việt Nam

Cách 1:  Sau khi đã truy cập được vào trang tra cứu của Hải quan Việt Nam, chọn tiếp ở mục “Tra cứu nợ thuế”  

Cách 2: Click trực tiếp vào phần tra cứu nợ thuế theo link sau: tại đây

Hình 3: Truy cập vào mục Tra cứu nợ thuế trên web Hải quan Việt Nam

Bước 3: Thực hiện tra cứu nợ thuế hải quan trực tuyến trên website của Hải quan Việt Nam

Sau khi màn hình tra cứu nợ thuế được hiển thị, cần nhập đầy đủ thông tin vào mục “Tra Cứu Nợ Thuế” các dữ liệu sau:

Hình 4: Các thông tin khi thực hiện tra cứu nợ thuế trên website của Hải quan Việt Nam

+ Nhập mã số thuế

+ Nhập số chứng minh thư (hoặc CCCD) của chủ doanh nghiệp 

+ Nhập mã captcha như yêu cầu.

Các bạn chờ trong giây lát thì kết quả thông tin tra cứu nợ thuế hải quan sẽ hiện ra chi tiết các loại thuế còn nợ được nêu rõ trong bảng kết quả trả về:

Hình 5: Kết quả thông tin tra cứu nợ thuế hải quan

Ngoài ra, các bạn lưu ý về phân biệt các khoản nợ thuế theo màu sắc gồm:

1). Nợ trong hạn

2). Nợ trong hạn(chuyển quá hạn trong phạm vi 5 ngày)

3). Nợ trong hạn của hàng nộp thuế ngay

4). Nợ quá hạn từ 1 đến 30 ngày

5). Nợ quá hạn từ 31 đến 84 ngày

6). Nợ quá hạn (chuyển cưỡng chế trong phạm vi 5 ngày)

7). Nợ quá hạn của hàng nộp thuế ngay

8). Nợ cưỡng chế của tờ khai quá hạn dưới 90 ngày

9). Nợ cưỡng chế của tờ khai quá hạn trên 90 ngày

10). Nợ cưỡng chế của hàng nộp thuế ngay

Xem bảng màu sắc nợ thuế hải quan dưới đây:

Hình 6: Bảng màu sắc nợ thuế hải quan

Đọc thêm: Hướng dẫn cách tra cứu nợ thuế GTGT mới nhất

phần mềm kế toán online MISA AMIS

3. Lưu ý khi tra cứu tờ khai nợ thuế hải quan

Các bạn có thể thấy cách tra cứu nợ thuế hải quan không quá phức tạp, tuy nhiên các bạn tra cứu vẫn cần lưu lý một số nội dung dưới đây để quá trình tra cứu diễn ra nhanh chóng, chính xác:

– Điền các thông tin như mã số thuế, số chứng minh thư ( hoặc CCCD) của chủ doanh nghiệp và mã captcha như yêu cầu một cách cẩn thận và chính xác theo các thông tin trên giấy tờ để không gặp sai sót.

– Số chứng minh thư  khi nhập để tra cứu là số chứng minh thư (hoặc CCCD) được đăng ký với tổng cục thuế và đây thường là số chứng minh thư (hoặc CCCD) của chủ doanh nghiệp cần tra cứu nợ thuế.

– Ngoài ra, báo ngay cho cơ quan Hải quan qua đường dây nóng biết để có những biện pháp xử lý và hỗ trợ kịp thời khi phát hiện có bất kỳ sai sót nào hoặc không thể tra cứu nợ thuế hải quan theo quy định.

4. Mức xử phạt khi chậm nộp và thứ tự thanh toán tiền nợ thuế hải quan

4.1 Mức xử phạt khi chậm nộp tiền nợ thuế hải quan

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 59, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 năm 2019 quy định mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:

– Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;

– Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.

Đọc thêm: Cách tính tiền phạt chậm nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN, lệ phí môn bài

4.2 Thứ tự thanh toán tiền nợ thuế hải quan

Căn cứ theo Điều 57, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 năm 2019 quy định thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt như sau:

– Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được thực hiện theo thời hạn trước, sau và theo thứ tự quy định như sau:

Hình 7: Thứ tự thanh toán tiền nợ thuế hải quan

Cụ thể:

+ Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá hạn thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;

+ Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá hạn chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;

+ Tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp phát sinh.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết: “Tra cứu nợ thuế hải quan”. MISA AMIS Kế toán hy vọng các bạn và quý doanh nghiệp sẽ có thể tra cứu nợ thuế hải quan của đơn vị mình một cách nhanh chóng, thuận lợi với các thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời để doanh nghiệp chủ động nguồn tiền nộp các khoản nợ thuế hải quan đúng thời hạn, tránh được các khoản phát sinh tiền chậm nộp thuế, ảnh hưởng đến xếp loại doanh nghiệp về mức độ tuân thủ pháp luật thuế.

Bên cạnh tổng hợp các kiến thức hữu ích về kế toán để giúp kế toán doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu trong quá trình công tác, MISA đồng thời phát triển phần mềm kế toán mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác.

phần mềm kế toán online MISA AMIS

Anh/Chị kế toán doanh nghiệp hãy đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm một giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích như:

  • Hệ sinh thái kết nối:
    • Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
    • Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
    • Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
    • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….

Tham khảo ngay bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS dùng thử miễn phí 15 ngày để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn!

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả