Thuế tiêu thụ đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế và công bằng xã hội. Cùng phân tích vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong bài viết này.
Các vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế TTĐB)
1. Góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN)
Ở Việt Nam, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt áp dụng theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và sửa đổi, bổ sung gần nhất năm 2019. Tuy nhiên, vai trò của thuế TTĐB luôn được khẳng định trong một số điểm như:
Thuế Tiêu thụ đặc biệt được quản lý bởi nhà nước, do nhà nước điều phối. Chính phủ thực hiện thu thuế TTĐB, ngân sách nhà nước từ đó cũng được tăng lên. Chính phủ cũng sử dụng thuế TTĐB để sử dụng cho các chi phí liên quan đến mặt hàng bị đánh thuế. Ví dụ cụ thể với mặt hàng xăng, thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng giúp chi trả cho việc xây dựng đường cao tốc.
Theo số liệu trên Tạp chí Tài chính, số thu thuế TTĐB hàng năm chiếm khoảng 6-7% trong tổng thu Ngân sách nhà nước (NSNN). Một số mặt hàng chịu thuế TTĐB chiếm tỷ trọng lớn nhất phải kể đến như ô tô, thuốc lá, rượu, bia. Bằng cách đánh thuế TTĐB cao vào các hàng hóa, dịch vụ kể trên Ngân sách nhà nước thu được số tiền thuế khá lớn.
Ví dụ, số liệu trên báo Tuổi trẻ cho thấy, đối với mặt hàng rượu bia, năm 2018 khi áp dụng mức thuế thuế 65% đối với bia rượu trên 20 độ và 35% với bia rượu dưới 20 độ, thuế thu được trên cả nước năm 2018 là 415 tỉ. Nếu tăng thuế lên mức 65% toàn ngành, theo ước tính sẽ thu được 32.154 tỷ.
>> Đọc thêm: Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ
2. Góp phần điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao
Thuế Tiêu thụ Đặc biệt áp dụng ở các mặt hàng được nhiều người có thu nhập cao sử dụng như ô tô, tàu bay, du thuyền, kinh doanh gôn, casino, trò chơi có thưởng. Thông qua quy định về thuế suất cao với các mặt hàng này, thuế TTĐB đảm bảo rằng những người thu nhập cao sẽ đóng góp phần thuế lớn hơn vào ngân sách chung, góp phần giải quyết vấn đề tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Nhiều mặt hàng có mức đánh thuế TTĐB cao được nhiều người có thu nhập cao sử dụng. Ví dụ như ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống: Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 thuế suất thuế TTĐB là 150%, loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 thuế suất thuế TTĐB là 130%; loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 thuế suất thuế TTĐB là 110%.
3. Góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng những mặt hàng không có lợi cho sức khỏe
Khi các hậu quả về sức khỏe, kinh tế và xã hội của các sản phẩm như rượu, bia, thuốc lá… ngày càng rõ ràng – đây là những sản phẩm góp phần chính gây ra những bệnh không lây nhiễm toàn cầu. Các chính phủ đã sử dụng thuế TTĐB nhằm hạn chế người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không lành mạnh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt khiến người tiêu dùng phải trả giá cao hơn nhiều so với giá sản xuất, làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm đánh thuế. Việc áp dụng mức thuế cao, khiến giá bán sản phẩm cao nhằm hạn chế việc sử dụng của nhiều người.
Thuế tiêu thụ đặc biệt được sử dụng để định giá ngoại cảnh hoặc có tác động khuyến khích không tiêu dùng một sản phẩm gây ra tổn hại cho người khác.
Những ngành hàng không có lợi cho sức khỏe như thuốc lá, rượu, bia – ảnh hưởng không tốt với sức khỏe của người sử dụng cũng như người xung quanh hiện được áp dụng thuế TTĐB cao.
Theo nghiên cứu, sử dụng thuốc lá, uống rượu bia quá mức và một số nước hiện đang áp dụng với đồ uống có đường đã và đang tạo ra chi phí chăm sóc sức khỏe để điều trị các bệnh liên quan và góp phần làm giảm năng suất lao động.
Chi phí kinh tế của việc hút thuốc theo ước tính đã vượt 1,4 nghìn tỷ đô la trên toàn cầu vào năm 2012, trong đó có 422 tỷ đô la được chi trả để điều trị cho các bệnh nhân do hút thuốc gây ra.
Chi phí do tiêu thụ rượu ảnh hưởng được ước tính tương đương 2,5% tổng sản phẩm quốc nội của các nước thu nhập cao và 2,1% ở các nước thu nhập trung bình. Chi phí cho bệnh béo phì và bệnh tiểu đường loại 2 được ước tính là 2 nghìn tỷ đô la và 670 tỷ đô la.
Hiện tại Việt Nam, theo quy định thuế TTĐB hiện thuế TTĐB đối với thuốc lá là 75%, đối với bia là 65%, đối với rượu từ 20 độ trở lên là 65%, đối với rượu dưới 20 độ là 35%.
Các dòng sản phẩm bị áp thuế Tiêu thụ đặc biệt đang gây hại và trở thành thảm họa với môi trường. Thuốc lá là mặt hàng hiện đang được áp dụng mức 70% giá xuất xưởng.
>> Xem chi tiết: Các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
4. Góp phần bảo vệ môi trường
Tác hại của thuốc lá được thống kê như sau: ước tính mỗi năm có tới 4500 tỷ đầu lọc thải ra môi trường và phải mất 5-7 năm mới phân hủy hết. Mỗi năm, có đến 1,4% diện tích rừng bị tàn phá để lấy gỗ sấy thuốc lá. Thêm vào đó, quá trình sản xuất cũng gây ra ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Chính phủ Việt Nam hiện phân định mức thuế với những dòng sản phẩm thân thiện với môi trường khá rõ, nhằm giảm giá thành và khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm ít tác động đến môi trường. Những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, ít tác động đến môi trường được ưu tiên về thuế suất.
Lấy đơn cử như mặt hàng xăng dầu, thuế suất thuế TTĐB đối với xăng là 10%, đối với dòng xăng sinh học như E5 là 8%, đối với xăng E10 thuế suất thuế TTĐB là 7%.
5. Nâng cao ý thức của người tiêu dùng
Khi người tiêu dùng mua một sản phẩm, họ thường không để tâm đến việc sử dụng sản phẩm đó có ảnh hưởng như thế nào đến những người khác. Trong kinh tế học, tác động này được gọi là ảnh hưởng ngoại lai.
Lấy ví dụ như một người mua một bao thuốc lá, họ có thể không nghĩ đến tác động tiêu cực đến sức khỏe của họ và những người xung quanh. Thuế tiêu thụ đặc biệt lúc này có vai trò như một khoản chi phí bù đắp những ảnh hưởng ngoại lai này, bằng cách sử dụng tiền thuế thu được để đầu tư vào các dự án y tế nhằm chữa trị cho những người chịu ảnh hưởng từ tác động kể trên.
Số tiền thuế cũng khiến người tiêu dùng có ý thức hơn trong việc sử dụng các mặt hàng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, môi trường… Từ đó hạn chế việc sử dụng sản phẩm.
Bằng cách hiểu về vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt, các nhà làm luật có thể đạt được các mục tiêu chính sách một các hiệu quả hơn trong việc giảm tác động của thuế lũy thoái. Các doanh nghiệp cũng có thể điều chỉnh được mức chi phí đối với ngành hàng chịu thuế thu nhập đặc biệt.
Kết
Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt được thể hiện rõ thông qua nhiều khía cạnh từ kinh tế, y tế, môi trường… Doanh nghiệp cần hiểu rõ vai trò để thực hiện đúng và đủ những trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và cộng đồng.
Hiện trên phần mềm kế toán MISA có các tính năng hỗ trợ kế toán thực hiện tốt yêu cầu đối với các nghiệp vụ về thuế Tiêu thụ đặc biệt như lập chứng từ bán hàng, lập tờ khai thuế TTĐB, Hạch toán thuế TTĐB phải nộp, hướng dẫn nộp thuế TTĐB… giúp kế toán dễ dàng hạch toán, lên tờ khai thuế TTĐB. Anh chị kế toán quan tâm đến việc sử dụng phần mềm kế toán MISA có thể đăng ký dưới đây nhận demo và tư vấn chi tiết:
>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS |