Ngày 26/08/2024, Cục Thuế tỉnh Bình Dương ban hành công văn số 23945/CTBDU-TTHT để trả lời văn bản số CV21.2024/JAKOB ngày 15/08/2024 của CÔNG TY TNHH JAKOB SÀI GÒN (viết tắt “Công ty”) về việc thời điểm xuất hóa đơn xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất.
Nội dung cụ thể của Công văn như sau:
Kính gửi: CÔNG TY TNHH JAKOB SÀI GÒN Cục Thuế tỉnh Bình Dương nhận được văn bản số CV21.2024/JAKOB ngày 15/08/2024 của CÔNG TY TNHH JAKOB SÀI GÒN (viết tắt “Công ty”) về việc thời điểm xuất hóa đơn xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất. Qua nội dung văn bản của Công ty, Cục Thuế có ý kiến như sau: – Căn cứ khoản 2 Điều 42 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020) quy định nguyên tắc khai thuế, tính thuế: “Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.”; – Căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn chứng từ: + Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định: “Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
…” + Tại khoản 2 điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định: “Điều 8. Loại hóa đơn Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau: …
– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa; – Hoạt động vận tải quốc tế; – Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu; – Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
…” + Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định: “Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn
…” – Căn cứ công văn số 8404/BTC-TCT ngày 23/08/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn điện tử. Căn cứ các quy định nêu trên, Cục Thuế tỉnh Bình Dương hướng dẫn nguyên tắc như sau: Trường hợp Công ty là doanh nghiệp chế xuất hoạt động trong khu phi thuế quan, thực hiện xuất khẩu sản phẩm thì thời điểm lập hóa đơn điện tử là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền theo quy định tại khoản 1 điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020. Đề nghị Công ty căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị và đối chiếu với các văn bản pháp luật để thực hiện theo đúng quy định. Trêu Đây là ý kiến của Cục Thuế tỉnh Bình Dương trả lời Công ty biết để thực hiện./. |
Tải đầy đủ Công văn tại đây
Theo công văn, Cục thuế tỉnh Bình dương có đề cập cụ thể đến các nội dung sau liên quan đến nguyên tắc lập hóa đơn, loại hóa đơn và thời điểm xuất hóa đơn như sau:
a. Nguyên tắc lập hóa đơn
Nguyên tắc lập hóa đơn được quy định rõ ràng tại khoản 1, điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:
Người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua, ngay cả trong các trường hợp như:
- Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, làm hàng mẫu.
- Hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động.
- Tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
- Xuất hàng hóa dưới các hình thức như cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.
Nội dung hóa đơn:
Hóa đơn phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Trong trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn cần tuân theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.
Có thể bạn quan tâm: Cưỡng chế hóa đơn là gì? Cách sử dụng hóa đơn trong thời gian bị cưỡng chế
b. Loại hóa đơn:
Theo khoản 2, điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
- Xuất khẩu hàng hóa: Đối với hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
- Khu phi thuế quan: Hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa, hoặc giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau. Trên hóa đơn cần ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn giá trị gia tăng là gì? Những mẫu hóa đơn giá trị gia tăng mới nhất 2024
c. Thời điểm xuất hóa đơn:
Theo khoản 1, điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời điểm lập hóa đơn đối với việc bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động xuất khẩu, là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.
Đối với Công ty TNHH Jakob Sài Gòn là doanh nghiệp chế xuất hoạt động trong khu phi thuế quan, khi xuất khẩu sản phẩm, thời điểm lập hóa đơn điện tử sẽ là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Điều này có nghĩa là hóa đơn cần phải được lập ngay khi quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa được chuyển giao, bất kể việc thanh toán đã hoàn tất hay chưa.
Tìm hiểu thêm: Thời điểm xuất hóa đơn tại đây
Như vậy, công văn này cung cấp hướng dẫn cụ thể về việc lập và xuất hóa đơn bán hàng đối với doanh nghiệp chế xuất, đặc biệt là trong việc xuất khẩu hàng hóa từ khu phi thuế quan ra nước ngoài hoặc nội địa.
MISA AMIS không chỉ là nơi cung cấp kiến thức chuyên sâu và cập nhập những thông tư, chính sách mới nhất về kế toán- tài chính, mà còn phát triển phần mềm kế toán online MISA AMIS – giải pháp quản trị tài chính toàn diện, đơn giản, thông minh và chính xác với các tính năng như:
- Hệ sinh thái kết nối:
- Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
- Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
- Cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
- Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
- Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
- Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
- Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….
Đăng ký ngay bản demo miễn phí 15 ngày dùng thử phần mềm kế toán online MISA AMIS để trải nghiệm các tính năng tối ưu