Hướng dẫn lập kế hoạch nhân sự cho nhà hàng hiệu quả

20/08/2024
282

Kế hoạch nhân sự cho nhà hàng là yếu tố bạn cần chú trọng hàng đầu khi kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực. Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm sẽ giúp cho công tác vận hành thuận lợi và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Trong bài viết này, MISA AMIS HRM sẽ hướng dẫn bạn cách lập kế hoạch nhân sự cho nhà hàng một cách hiệu quả.

1. Vì sao cần lập kế hoạch nhân sự cho nhà hàng?

kế hoạch nhân sự nhà hàng
Lập kế hoạch nhân sự là công việc không thể thiếu của quản lý, chủ nhà hàng

Nhà hàng cần đưa ra kế hoạch đào tạo và quản lý nhân sự cụ thể nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng phục vụ của nhân viên, đảm bảo hoạt động suôn sẻ ngay từ đầu. Dưới đây là những lý do cụ thể vì sao nhà hàng mới mở cần chú trọng kế hoạch nhân sự:

  • Tối ưu hóa hoạt động: Xác định rõ số lượng và các vị trí cần thiết cho từng bộ phận (phục vụ, bếp, thu ngân, vệ sinh), giúp nhà hàng tổ chức và phân chia công việc hiệu quả. Mỗi nhân viên sẽ được giao đúng trách nhiệm và nhiệm vụ phù hợp với năng lực, đảm bảo quy trình vận hành diễn ra suôn sẻ.
  • Đảm bảo chất lượng dịch vụ: Nhân viên được tuyển dụng và đào tạo đúng cách sẽ có khả năng phục vụ khách hàng tốt hơn. Kế hoạch nhân sự đảm bảo rằng mỗi nhân viên có đủ năng lực và kỹ năng cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của công việc.
  • Tiết kiệm chi phí: Có kế hoạch nhân sự rõ ràng, có ngân sách cụ thể giúp giảm chi phí, tránh tình trạng tuyển thừa người. Việc tuyển dụng đúng người, đúng việc từ đầu sẽ giúp nhà hàng tối ưu chi phí trong dài hạn.
  • Xây dựng văn hóa làm việc: Có kế hoạch thúc đẩy văn hóa làm việc tích cực, giúp nhân viên cảm thấy được đối xử công bằng và có cơ hội phát triển. Từ đó tăng sự cam kết và gắn bó của đội ngũ nhân viên với nhà hàng.
  • Tăng độ tin cậy từ khách hàng: Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có kỹ năng tốt sẽ tạo dựng niềm tin từ phía khách hàng, giúp thu hút và duy trì lượng khách hàng ổn định.

2. Cách lập kế hoạch nhân sự nhà hàng

Bạn là chủ nhà hàng mới mở quán, hoặc muốn tối ưu quản trị nhân sự trong nhà hàng? Hãy tham khảo ngay các bước lập kế hoạch nhân sự cho hàng dưới đây.

Bước 1: Xác định số lượng nhân viên cần thiết

Trong một nhà hàng thường có các vị trí quản lý, phục vụ, đầu bếp trưởng, đầu bếp phó, phụ bếp. Tùy thuộc vào quy mô nhà hàng và mô hình kinh doanh, bạn có thể cần thêm lễ tân, thu ngân, nhân viên pha chế, nhân viên bảo vệ… Hãy liệt kê tất cả các vị trí này kèm theo khối lượng công việc và số lượng cần tuyển cụ thể.

Lưu ý rằng việc thừa nhân viên sẽ gây phát sinh chi phí không cần thiết. Trong khi đó thiếu nhân viên sẽ không đáp ứng được công việc, chậm trễ trong phục vụ khách hàng. Chủ nhà hàng hoặc người phụ trách nhân sự cho nhà hàng cần cân đối số lượng nhân viên để đảm bảo nguồn lực và tránh lãng phí.

Bước 2: Đánh giá nhu cầu nhân sự

Tại bước này nhà quản lý đánh giá sâu hơn về nhu cầu nhân sự theo từng bộ phận hoặc theo nhu cầu của khách hàng. Từ đó có được hình dung rõ nét hơn về đội ngũ nhân sự sắp tới, xem xét họ cần có những kỹ năng, chuyên môn nào.

Theo từng bộ phận: Mỗi mô hình nhà hàng có đặc điểm riêng và phân chia thành những bộ phận tương ứng. Ví dụ nhà hàng cao cấp cần đội ngũ lễ tân chuyên nghiệp và đầu bếp giàu kinh nghiệm. Nhà hàng buffet cần đội ngũ phục vụ đông và nhanh nhẹn. Nên xem xét hình thức nhân viên part time để hỗ trợ vào thời gian cao điểm.

Theo nhu cầu của khách hàng: Chủ quán cần thấu hiểu nhu cầu của khách hàng mục tiêu để bố trí đội ngũ nhân sự đáp ứng kịp thời. Ví dụ nếu khách hàng thường xuyên đặt bàn qua fanpage hoặc website, cần có thêm nhân viên tư vấn online cho khách.

Bước 3: Tuyển dụng và bố trí nhân viên

Bước này gồm nhiều hạng mục công việc chi tiết như sau:

Chuẩn bị tài liệu tuyển dụng cho từng vị trí: Chuẩn bị mô tả công việc, câu hỏi phỏng vấn, tiêu chí đánh giá, thư mời… Công việc này rất quan trọng, thể hiện sự chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng và nâng cao uy tín trước ứng viên.

Lựa chọn phương án tuyển dụng: Đối với nhà hàng, phương án phỏng vấn trực tiếp và mô phỏng tình huống là phù hợp nhất. Ứng viên được hỏi đáp trực tiếp với quản lý hoặc chủ nhà hàng để thể hiện chuyên môn, kỹ năng của mình. Ngoài ra với một số vị trí, nhà hàng có thể cho ứng viên xử lý tình huống mô phỏng khi phục vụ khách hàng, hoặc nấu ăn theo yêu cầu để nhà hàng có cơ sở đánh giá thực tế nhất.

Chọn kênh tuyển dụng: Hiện nay có nhiều kênh tuyển dụng cho nhà hàng như mạng xã hội, trang web tuyển dụng, đăng báo, tìm qua người quen, làm bảng thông báo, phát tờ rơi. Chọn kênh tuyển dụng nào tùy vào quyết định của chủ nhà hàng, sau khi đã cân nhắc chi phí triển khai và nhu cầu tuyển dụng.

Phỏng vấn, đánh giá và lựa chọn nhân viên phù hợp: Sau khi có người ứng tuyển, nhà hàng phỏng vấn, dựa vào các tiêu chí đã đề ra để chọn ra các ứng viên tốt nhất. Các ứng viên này được bố trí vào đúng vị trí họ ứng tuyển, hoặc có thể được sắp xếp vào vị trí khác nếu nhà hàng đánh giá họ phù hợp.

>>> Xem thêm: Top 10+ phần mềm quản lý tuyển dụng nhân sự giúp đơn giản hóa quy trình tuyển dụng, phân tích số liệu, tự động báo cáo, nâng cao hiệu suất tuyển dụng,…

kế hoạch nhân sự nhà hàng
Tuyển dụng và bố trí nhân viên vào khu vực phù hợp: tiếp tân, bếp, quầy pha chế…

AMIS Tuyển Dụng là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự mọi lĩnh vực, bao gồm cả tuyển dụng cho nhà hàng. Với các tính năng quản lý hồ sơ ứng viên, sắp xếp lịch phỏng vấn và đánh giá năng lực, AMIS Tuyển Dụng sẽ nâng cao hiệu quả của quá trình tuyển dụng, giúp nhà hàng của bạn có được đội ngũ nhân sự chất lượng. Dùng thử miễn phí tại đây.

Bước 4: Đào tạo nhân viên

Để nâng cao kỹ năng và chất lượng dịch vụ, nhà hàng cần có chương trình đào tạo cho đội ngũ nhân viên, tập trung vào kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng quản lý thời gian.

Khi nhân viên được đào tạo đầy đủ về quy trình và nhiệm vụ công việc, họ có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách chuyên nghiệp, giúp gia tăng sự hài lòng và tạo sự tin cậy cho thương hiệu. Hơn nữa, nhân viên được đào tạo và có cơ hội phát triển sẽ cảm thấy được đánh giá cao, có động lực làm việc tốt hơn, giúp nhà hàng giữ chân nhân viên và giảm tỷ lệ nghỉ việc.

Bước 5: Phân công nhiệm vụ cho nhân viên

Nhà hàng cần có kế hoạch phân công nhiệm vụ cho nhân viên để đảm bảo các hoạt động diễn ra suôn sẻ. Mỗi nhân viên cần biết chính xác các đầu việc của mình, thời gian thực hiện và yêu cầu của công việc đó. Điều này giúp nhân viên ý thức rõ trách nhiệm của mình, tránh sai sót khi làm việc, cảm thấy mình là một phần làm nên sự thành công của cả tập thể.

Bên cạnh đó việc phân định rõ các nhiệm vụ cho phép nhà quản lý tối ưu hiệu quả làm việc, dễ dàng tổ chức vận hành, hiểu rõ nhân viên nào đảm nhận công việc gì. Trong trường hợp cần thiết họ sẽ điều phối nhân sự một cách linh hoạt để giúp nhà hàng vận hành trơn tru.

>>> Tham khảo: Top 18+ phần mềm quản lý nhân sự nhà hàng thông minh, hiệu quả phù hợp với mọi mô hình kinh doanh từ nhỏ lẻ đến chuỗi nhà hàng

Bước 6: Đánh giá công việc định kỳ

Với đội ngũ nhân sự hiện tại, nhà hàng đã đạt hiệu quả kinh doanh như kỳ vọng hay chưa? Nhân viên hoàn thành công việc của mình ở mức độ nào? Tất cả những điều này cần được đánh giá định kỳ để nhà quản lý xem xét và điều chỉnh cho phù hợp.

Nếu nhân viên không đạt yêu cầu trong thời gian dài có thể tăng cường đào tạo hoặc sa thải để tập trung cho nhóm nhân viên khác có năng lực cao hơn. Nhân viên làm tốt cần có chính sách khen thưởng để tăng động lực làm việc.

Công tác đánh giá không chỉ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn tăng tính cạnh tranh cho nhà hàng, giúp nhà hàng ngày càng tối ưu để hoạt động hiệu quả hơn, thu hút nhiều khách hàng hơn.

Bước 7: Ứng dụng công nghệ để quản lý nhân sự

Không ít nhà hàng vẫn đang tuyển dụng, quản lý đội ngũ nhân viên theo hình thức thủ công, điều này gây tốn kém rất nhiều thời gian, công sức. Sử dụng công nghệ và các phần mềm quản trị nhân sự sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho nhà quản lý: công tác tuyển dụng, quản lý hồ sơ nhân sự được số hóa, cho phép theo dõi biến động nhân sự theo thời gian thực. Chấm công, xếp ca trở nên minh bạch và chính xác, chốt lương dễ dàng.

MISA AMIS HRM hiện đang được nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực F&B sử dụng để quản lý đội ngũ hàng ngàn nhân viên tại các cơ sở, chi nhánh. Phần mềm tích hợp tất cả nghiệp vụ từ tuyển dụng, hệ thống thông tin nhân sự, chấm công, tính lương đến đánh giá nhân viên, mang đến cho chủ nhà hàng, chủ doanh nghiệp một giải pháp toàn diện.

Dùng thử miễn phí ngay

3. Bí quyết quản lý nhân sự nhà hàng hiệu quả

Quá trình quản lý nhân sự nhà hàng không thể tránh khỏi những vấn đề như khó kiểm soát công việc của toàn bộ đội ngũ, nhân viên nghỉ việc chỉ sau một thời gian ngắn, nhân viên không tuân thủ kỷ luật… Để giúp nhà quản lý giảm thiểu những khó khăn trên, MISA AMIS HRM xin gợi ý một số bí quyết sau:

3.1 Phân chia công việc hợp lý

Khi nhân viên không hoàn thành công việc, rất có thể do cách phân chia chưa hợp lý. Hãy chia công việc lớn thành các đầu việc nhỏ, cụ thể để dễ dàng phân công. Bên cạnh đó cần xác định rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, tránh tình trạng chồng chéo công việc hoặc một nhân viên bị giao khối lượng công việc quá lớn. Áp dụng các công cụ, phần mềm, ứng dụng theo dõi tiến độ công việc và đánh giá năng suất của nhân viên cũng là một giải pháp hợp lý.

3.2 Xây dựng chính sách lương thưởng rõ ràng

Mức lương và chế độ thưởng là yếu tố then chốt thu hút và giữ chân nhân tài cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Do đó, việc xây dựng và ban hành chính sách lương thưởng rõ ràng ngay từ đầu là vô cùng quan trọng. Điều này giúp tạo dựng sự minh bạch, công bằng và thúc đẩy động lực cho nhân viên. Chính sách lương thưởng không nhất thiết phải công khai cho tất cả nhân viên, nhưng cần rõ ràng và minh bạch trong thỏa thuận giữa quản lý và từng cá nhân.

3.3 Tạo cơ hội phát triển cá nhân

Nhân viên luôn khao khát được phát triển và tiến bộ từng ngày. Chính vì vậy mà việc cung cấp các buổi đào tạo định kỳ và chia sẻ kinh nghiệm là cơ hội để họ nâng cao kỹ năng và tăng động lực làm việc, đặc biệt là đối với nhân viên bếp và phục vụ. Hãy tạo điều kiện cho họ thăng tiến trong sự nghiệp và nhận được mức lương thưởng tốt hơn.

kế hoạch nhân sự nhà hàng
Cho nhân viên thấy họ có cơ hội thể hiện bản thân và thăng tiến

>>> Xem thêm: 9 bước triển khai quy trình quản lý nhân sự hiệu quả 

3.4 Tạo bầu không khí làm việc tích cực

Quản lý không chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn mà còn là người đồng hành. Nhân viên cần có sự chỉ dẫn để biết cách thực hiện công việc và phục vụ khách hàng hiệu quả, đồng thời cũng cần hỗ trợ để giải quyết các vấn đề phát sinh. Quản lý không hướng dẫn đầy đủ, thường xuyên trách mắng sẽ làm gia tăng căng thẳng, khiến nhân viên e ngại hỏi và che giấu lỗi lầm, hoặc rời bỏ nhà hàng.

Những người giữ vị trí quản lý nên thể hiện sự tận tâm với nhà hàng và xây dựng môi trường làm việc cởi mở, vui vẻ. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm nhận được bầu không khí tích cực, tinh thần đồng đội, từ đó làm việc với sự hứng thú cao hơn và cũng sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp.

3.5 Tạo điều kiện để nhân viên nghỉ ngơi

Lĩnh vực ẩm thực thường yêu cầu nhân viên làm việc theo ca kéo dài, giờ giấc không giống với giờ hành chính thông thường. Bởi vậy việc sắp xếp thời gian làm việc hợp lý để nhân viên cân bằng giữa công việc – nghỉ ngơi là rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp tái tạo năng lượng cho nhân viên mà còn giữ chi phí lương ổn định, đây là thách thức lớn đối với quản lý nhà hàng.

4. Kết luận

Hy vọng rằng những chia sẻ  trên đây đã giúp bạn đọc hình dung rõ hơn về kế hoạch nhân sự nhà hàng. Qua đó, bạn có thể xây dựng và triển khai các kế hoạch tuyển dụng phù hợp và hiệu quả, giúp tìm kiếm và tuyển dụng được những ứng viên xuất sắc nhất cho nhà hàng của mình.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả